Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối Bài 28: Đánh giá, chỉnh sửa đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 28: Đánh giá, chỉnh sửa đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: NGHỆ THUẬT MUÔN MÀU

BÀI 28: TẬP HÁT QUAN HỌ

VIẾT: ĐÁNH GIÁ, CHỈNH SỬA ĐOẠN VĂN THỂ HIỆN TÌNH CẢM, CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ.

(19 CÂU)

I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)

Câu 1: Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ cần đáp ứng yêu cầu nào sau đây?

A. Có đầy đủ phần mở đầu, triển khai, kết thúc.

B. Có dung lượng dài.

C. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ.

D. Đưa được nhiều hình ảnh minh họa thú vị.

Câu 2: Phần nội dung của đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ cần đáp ứng yêu cầu nào sau đây?

A. Nêu được ý nghĩa của bài thơ.

B. Nêu rõ những điều mình thích hoặc có ấn tượng sâu sắc về bài thơ (cái hay, cái đẹp của bài thơ).

C. Nêu được đặc điểm nghệ thuật của bài thơ.

D. Nêu được bài học rút ra cho bản thân.

Câu 3: Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ có yêu cầu nào về mặt hình thức?

A. Trình bày thành nhiều đoạn văn ngắn.

B. Nêu được nhiều thông tin về tác giả.

C. Không mắc lỗi chính tả, chữ viết sạch, rõ ràng.

D. Ngôn ngữ trang trọng, nghiêm túc.

Câu 4: Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ có yêu cầu nào về mặt diễn đạt?

A. Ngôn ngữ không cần giàu cảm xúc, cần chân thực và truyền tải được nội dung bài thơ.

B. Giọng điệu lạnh lùng, sắc sảo.

C. Sử dụng từ ngữ, câu văn thể hiện rõ tình cảm, cảm xúc đối với bài thơ.

D. Thể hiện tình cảm, cảm xúc tiêu cực về bài thơ.

Câu 5: Phần mở đầu trong đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ cần đạt được yêu cầu như thế nào?

A. Phần mở đầu dài.

B. Phần mở đầu có lồng ghép một bài thơ.

C. Phần mở đầu cần hấp dẫn, thu hút người đọc.

D. Có thể bỏ phần mở đầu.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Khi thể hiện tình cảm, cảm xúc trong bài viết, em cần lưu ý điều gì dưới đây?

A. Chọn được từ ngữ phù hợp để thể hiện tình cảm, cảm xúc.

B. Thể hiện nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau về bài thơ.

C. Chỉ thể hiện một cảm xúc về bài thơ.

D. Không cần thể hiện tình cảm, cảm xúc về bài thơ.

Câu 2: Trong phần triển khai, em cần đáp ứng được yêu cầu nào?

A. Viết dài, phân tích sâu, chi tiết.

B. Sắp xếp các ý một các hợp lí.

C. Rút ra được bài học từ nhân vật.

D. Đưa được hình ảnh của nhân vật.

Câu 3: Khi chỉnh sửa bài viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ, em cần chú ý điểm gì?

A. Sửa lại nội dung câu chuyện để phù hợp hơn với tính cách nhân vật.

B. Soát lỗi chính tả.

C. Chỉnh sửa đặt câu.

D. Chỉnh sửa lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu nếu có.

Câu 4: Để hạn chế lỗi chính tả trong bài viết, em cần làm gì?

A. Thường xuyên luyện tập viết bài.

B. Tham khảo từ điển.

C. Đọc nhiều sách.

D. Thường xuyên luyện tập viết bài, đọc nhiều sách và có thể kết hợp tra từ điển.

Câu 5: Để hiểu thể hiện được tình cảm, cảm xúc về bài thơ em đã đọc, em cần làm gì?

A. Đọc đi đọc lại nhiều lần bài thơ.

B. Khi đọc bài thơ, cần dành thời gian để suy nghĩ về cảm xúc mà nó mang lại và sử dụng nhiều tính từ để mô tả cảm xúc của bản thân.

C. Hỏi ý kiến của những người xung quanh về bài thơ.

D. Tham khảo những bài viết khác về bài thơ.

III. VẬN DỤNG (06 CÂU)

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

Hạt gạo làng ta

(trích)

Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy...

Trần Đăng Khoa

Câu 1: Hai câu thơ: “Nước như ai nấu/ Chết cả cá cờ” sử dụng biện pháp tu từ nào?

A. Điệp từ.

B. Điệp ngữ.

C. So sánh.

D. Nhân hóa.

Câu 2: Đoạn thơ có nội dung chính là gì?

A. Sự háo hức, mong chờ lúa chín của người nông dân.

B. Thời tiết khắc nghiệt của mùa hè.

C. Miêu tả sự vất vả, cực nhọc của người nông dân để làm ra hạt gạo quý giá.

D. Tình yêu quê hương, làng xóm.

Câu 3: Điệp ngữ nào được sử dụng trong đoạn thơ trên?

--------------- Còn tiếp ---------------

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay