Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM TIẾNG VIỆT 5 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 02:
Câu 1: Nội dung thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp tập trung vào điều gì?
A. Miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên đất nước.
B. Cảm phục và tiếc thương những người hi sinh vì đất nước.
C. Ca ngợi tình yêu đôi lứa.
D. Tuyên truyền văn hóa phương Tây.
Câu 2: Theo văn bản “Danh y Tuệ Tĩnh”, vua quan nhà Trần lo ngại điều gì khi chuẩn bị chiến tranh?
A. Không đủ lương thực.
B. Thiếu thuốc men để chữa bệnh và trị thương.
C. Thiếu quân đội huấn luyện.
D. Thiếu vũ khí hiện đại.
Câu 3: Hình ảnh "Đất nghèo nuôi những anh hùng" nói lên điều gì về đất nước Việt Nam?
A. Việt Nam là một quốc gia giàu có.
B. Người dân Việt Nam dù nghèo nhưng giàu lòng yêu nước.
C. Đất nước Việt Nam chỉ dựa vào thiên nhiên.
D. Người Việt Nam luôn sống trong hòa bình.
Câu 4: Hình ảnh "khói hình nấm" trong bài thơ “Bài ca Trái Đất” biểu tượng cho điều gì?
A. Tình yêu thiên nhiên.
B. Tai họa từ bom đạn và chiến tranh.
C. Một hiện tượng thiên nhiên kỳ thú.
D. Những ước mơ bay cao của con người.
Câu 5: Cô bé Xa-xa-ki Xa-đa-cô bị ảnh hưởng bởi bom nguyên tử như thế nào?
A. Cô bé bị thương nặng ngay khi bom rơi.
B. Cô bé bị nhiễm phóng xạ từ bom nguyên tử.
C. Cô bé mất cả gia đình trong vụ nổ.
D. Cô bé không bị ảnh hưởng gì từ vụ nổ.
Câu 6: Khi viết đoạn văn tán thành một sự việc, hiện tượng, người viết cần:
A. Thể hiện nhiều quan điểm trái ngược.
B. Giữ nhất quán quan điểm ủng hộ.
C. Không cần có quan điểm.
D. Thay đổi quan điểm liên tục.
Câu 7: Đâu là lưu ý khi sử dụng từ đồng nghĩa?
A. Hạn chế sử dụng từ đồng nghĩa trong khi nói.
B. Không sử dụng từ đồng nghĩa khi viết.
C. Chỉ sử dụng các từ đồng nghĩa trong những hoàn cảnh nhất định.
D. Có những từ đồng nghĩa khi sử dụng cần có sự lựa chọn cho phù hợp.
Câu 8: Từ 1075 đến 1919, đã có bao nhiêu khoa thi được tổ chức?
A. 180 khoa thi.
B. 185 khoa thi.
C.192 khoa thi.
D. 200 khoa thi.
Câu 9: Các từ như: Vì, bởi vì, do đó, cho nên, nên,… là:
A. Đồng nghĩa.
B. Trái nghĩa.
C. Kết từ chỉ nguyên nhân – kết quả.
D. Đại từ.
Câu 10: Qua văn bản “Người thầy của muôn đời”, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì?
A. Cần phải học giỏi để thành công.
B. Phải biết giữ gìn và phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo.
C. Nên tổ chức lễ mừng thọ cho thầy giáo.
D. Cần phải trở thành người nổi tiếng.
Câu 11: Điều gì cho thấy tầm ảnh hưởng của Tuệ Tĩnh đến ngày nay?
A. Số lượng học trò đông đảo.
B. Hàng trăm vị thuốc và hàng nghìn phương thuốc được tổng hợp.
C. Việc xây dựng vườn thuốc.
D. Việc đặt tên núi.
Câu 12: Hãy chọn câu mở đoạn phù hợp nhất cho một đoạn văn nêu ý kiến tán thành về việc học trực tuyến:
A. Học trực tuyến là một hình thức học tập mới mẻ.
B. Học trực tuyến mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho học sinh.
C. Học trực tuyến có những ưu điểm và hạn chế nhất định.
D. Học trực tuyến đang ngày càng phổ biến trên thế giới.
Câu 13: Trần Đại Nghĩa rời bỏ cuộc sống ở nước ngoài để về nước vì lý do gì?
A. Để học tập thêm.
B. Để phục vụ Tổ quốc.
C. Để làm việc tại các tổ chức quốc tế.
D. Để tham gia hoạt động chính trị.
Câu 14: Trong đoạn văn nêu ý kiến tán thành, phần giải thích lý do tán thành cần:
A. Ngắn gọn, không cần lập luận.
B. Logic, có dẫn chứng cụ thể.
C. Chỉ nêu quan điểm cá nhân.
D. Không cần có dẫn chứng.
Câu 15: "Nhà lá đơn sơ, nhưng tấm lòng rộng mở" trong bài thơ nghĩa là gì?
A. Nhà cửa của dân làng tuy mộc mạc, đơn sơ nhưng họ rất hiếu khách, nhiệt tình.
B. Mọi người trong làng đều giàu có và sẵn sàng giúp đỡ.
C. Người dân trong làng chỉ chăm lo cho gia đình mình.
D. Người dân trong làng không quan tâm đến các bộ đội.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................