Phiếu trắc nghiệm Vật lí 10 chân trời Ôn tập Chương 4: Ba định luật Newton. Một số lực trong thực tiễn (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật lí 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 4: Ba định luật Newton. Một số lực trong thực tiễn (P1). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 4: BA ĐỊNH LUẬT NEWTON. MỘT SỐ LỰC TRONG THỰC TIỄN

Câu 1: Tác dụng của lực là:

  1. làm vật bị biến dạng hoặc làm thay đổi chuyển động của vật.
  2. nguyên nhân của chuyển động.
  3. chỉ có tác dụng làm thay đổi chuyển động của vật.
  4. không có lực vật không chuyển động được.

Câu 2: Một người đi xe đạp trên đoạn đường nằm ngang thì hãm phanh, xe đi thêm 10 m trong 5 s thì dừng. Khối lượng của xe và người là 100 kg. Tìm độ lớn vận tốc khi hãm và lực hãm. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe.

  1. 4 m/s và -80 N.
  2. 4 m/s và 80 N.
  3. 2 m/s và -80 N.
  4. 2 m/s và 80 N.

Câu 3: Điều gì xảy ra đối với hệ số ma sát trượt giữa 2 mặt tiếp xúc nếu lực pháp tuyến ép hai mặt tiếp xúc tăng lên?

  1. tăng lên.
  2. giảm đi.
  3. không đổi.
  4. Tùy trường hợp, có thể tăng lên hoặc giảm đi.

Câu 4: Một vật có vận tốc đầu có độ lớn là 10 m/s trượt trên mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng là 0,10. Hỏi vật đi được quãng đường bao nhiêu thì dừng lại? Lấy g = 10 m/s2. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của vật.

  1. 20 m.
  2. 50 m.
  3. 100 m.
  4. 500 m.

Câu 5: Vận động viên nhảy dù, khi bấm nút cho dù bung ra để có diện tích tiếp xúc lớn với không khí nhằm mục đích

  1. để tăng lực cản không khí để đảm bảo tính an toàn cho người nhảy dù.
  2. để giảm lực cản của không khí.
  3. thẩm mĩ.
  4. do thiết kế truyền thống để lại.

Câu 6: Theo định luật I Niu-tơn thì

  1. A. một vật sẽ giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều nếu nó không chịu tác dụng của bất kì lực nào khác
  2. với mỗi lực tác dụng luôn có một phản lực trực đối với nó.
  3. một vật không thể chuyển động được nếu hợp lực tác dụng lên nó bằng 0.
  4. mọi vật đang chuyển động đều có xu hướng dừng lại do quán tính.

Câu 7: Chọn câu phát biểu đúng.

  1. Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không chuyển động được.
  2. Lực tác dụng luôn cùng hướng với hướng biến dạng.
  3. C. Khi thấy vận tốc của vật bị thay đổi thì chắc chắn đã có lực tác dụng lên vật.
  4. Vật luôn chuyển động theo hướng của lực tác dụng.

Câu 8: Vật nào sau đây chuyển động theo quán tính ?

  1. A. Vật tiếp tục chuyển động khi tất cả các lực tác dụng lên vật mất đi.
  2. Vật rơi tự do từ trên cao xuống không ma sát.
  3. Vật chuyển động tròn đều.
  4. Vật chuyển động trên một đường thẳng.

Câu 9: Công thức tính trọng lượng?

  1. P = m..
  2. = m.g.
  3. C. P = m.g.
  4. P = m/g.

Câu 10: Ở gần Trái Đất trọng lực có đặc điểm nào sau đây?

  1. Phương thẳng đứng.
  2. Chiều từ trên xuống dưới.
  3. Điểm đặt tại trọng tâm của vật.
  4. D. Cả A, B, C.

 

Câu 11: Trọng lực là

  1. Lực hút do Trái Đất tác dụng lên vật.
  2. Lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên vật.
  3. Lực gây ra gia tốc rơi tự do cho vật.
  4. D. Cả A, B, C.

Câu 12: Chọn câu đúng. Lực cản của chất lưu

  1. phụ thuộc hình dạng vật.
  2. phụ thuộc khối lượng của vật.
  3. như nhau với mọi vật.
  4. không phụ thuộc hình dạng vật.

Câu 13: Chọn câu đúng. Sự rơi của vật trong chất lưu có lực cản

  1. được chia làm ba giai đoạn: nhanh dần đều từ lúc bắt đầu rơi trong một thời gian ngắn. Nhanh dần không đều trong một khoảng thời gian tiếp theo, lúc này lực cản xuất hiện và tăng dần. Chuyển động đều với tốc độ giới hạn không đổi, khi đó tổng lực tác dụng lên vật rơi bị triệt tiêu.
  2. là chuyển động nhanh dần đều trong cả quá trình vật rơi.
  3. là chuyển động đều trong cả quá trình vật rơi.
  4. ban đầu nhanh đần đều, sau đó chậm dần đều..

Câu 14: Lực cản của chất lưu có đặc điểm:

  1. Điểm đặt tại trọng tâm của vật.
  2. Phương trùng với phương chuyển động của vật trong chất lưu.
  3. Ngược với chiều chuyển động của vật trong chất lưu.
  4. Cả A, B và C đều đúng..

Câu 15: Một vật đang chuyển động với vận tốc 3 m/s. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó mất đi thì

  1. A. vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc 3 m/s
  2. vật dừng lại ngay.
  3. vật đổi hướng chuyển động.
  4. vật chuyển động chậm dần rồi mới dừng lại.

Câu 16: Một xe ô tô đang chuyển động thẳng, bỗng xe đột ngột rẽ sang trái. Hỏi hành khách ngồi trên xe sẽ như thế nào?

  1. Vẫn ngồi yên, không bị ảnh hưởng gì.
  2. Ngả người sang trái.
  3. C. Ngả người sang phải.
  4. Chúi người về phía trước.

Câu 17: Một vật khối lượng 20 kg thì có trọng lượng gần bằng giá trị nào sau đây?

  1. P = 2000 N.
  2. P = 2 N.
  3. C. P = 200 N.
  4. P = 20 N.

Câu 18: Một vật khối lượng 10 kg được treo thẳng đứng bởi một sợi dây, vật ở trạng thái cân bằng. Tính độ lớn lực căng tác dụng vào vật. Lấy g =10 m/s2

  1. 10 N.
  2. 150 N
  3. 200 N
  4. D. 100 N.

Câu 19: Đặc điểm nào của loài cá giúp chúng thích nghi với môi trường nước.

  1. Thân thon dài, đầu thuôn nhọn giúp giảm sức cản của nước.
  2. Mắt không có mí.
  3. Bên ngoài vảy có tuyến tiết chất nhầy để giảm ma sát với môi trường nước.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 20: Khinh khí cầu hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?

  1. Khí nóng nhẹ hơn, chuyển động nhanh hơn khí lạnh.
  2. Bay lên nhờ động cơ.
  3. Dựa theo sức gió của môi trường xung quanh.
  4. Cả A và C đều đúng.

Câu 21: Một lực F1 tác dụng lên vật có khối lượng m1 làm cho vật chuyển động với gia tốc a1. Lực F2 tác dụng lên vật có khối lượng m2 làm cho vật chuyển động với gia tốc a2. Biết  và  thì  bằng

  1. D.

Câu 22: Một vật có trọng lượng P đứng cân bằng nhờ 2 dây OA làm với trần một góc 60o và OB nằm ngang. Độ lớn lực căng T1 của dây OA bằng

  1. 2P
  2. C.
  3. P

Câu 23: Một con cá đang bơi trong nước chịu tác dụng của lực cản F = 0,5v ( v là tốc độ tức thời tính theo đơn vị m/s). Hãy tính lực tối thiểu để con cá đạt được tốc độ 5 m/s, giả sử con cá bơi theo phương ngang.

  1. 5 N.
  2. 3 N.
  3. 4 N.
  4. 2,5 N.

Câu 24: Một vật nhỏ S khối lượng m được treo ở đầu một sợi chỉ mảnh. Vật S bị hút bởi một thanh thủy tinh hữu co nhiễm điện. Lực hút của thanh thủy tinh có phương nằm ngang. Vật S nằm cân bằng khi sợi chỉ làm một góc α với phương thẳng đứng. Tính lực căng của sợi dây. Cho biết : m = 0,5g ; F = 3.10-3 N; lấy g = 10g/s2.

  1. 4,8.10–3N
  2. 6,8.10–3N
  3. C. 5,8.10–3N
  4. 5,6.10–3N

Câu 25: Xét một quả cầu đang rơi thẳng đều trong một chất lỏng với các thông số sau:

Đường kính của quả cầu           = 3,0 mm

Khối lượng riêng của quả cầu   = 2 500 kg/m3

Khối lượng riêng của chất lỏng = 875 kg/m3

Tốc độ bão hòa                           = 160 mm/s

Biết gia tốc trọng trường là 9,8 m/s2. Xác định độ nhớt của chất lỏng và độ lớn của lực nội ma sát tác dụng lên vật đang chuyển động ở tốc độ bão hòa.

  1. A.
  2. C.
  3. D.

Gợi ý:

Khi một quả cầu chuyển động trong chất lỏng, vật chịu tác dụng của lực cản được gọi là lực nội ma sát. Biểu thức độ lớn của lực nội ma sát được xác định bởi định luật Stokes:

   Trong đó: f là lực nội ma sát (N)

                    r là bán kính quả cầu (m)

                   v là tốc độ tức thời của quả cầu (m/s)

                   η là hệ số ma sát nhớt hay độ nhớt của chất lỏng (Pa.s)

Khi chuyển động của quả cầu đạt trạng thái ổn định, quả cầu chuyển động với tốc độ bão hòa được xác định bởi biểu thức

   Trong đó: vbh là tốc độ bão hòa (m/s)

                   g là gia tốc trọng trường (m/s2)

                   σ là khối lượng riêng của quả cầu (kg/m3)

ρ là khối lượng riêng của chất lỏng (kg/m3)

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm vật lí 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay