Phiếu trắc nghiệm Vật lí 11 cánh diều ôn tập chủ đề 2: Sóng (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm vật lí 11 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chủ đề 2: Sóng (P2)Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 2: SÓNG

 

Câu 1: Một mũi nhọn S chạm nhẹ vào mặt nước dao động điều hòa với tần số f=40Hz. Người ta thấy rằng hai điểm A và B trên mặt nước cùng nằm trên phương truyền sóng cách nhau một khoảng d=20cm luôn dao động ngược pha với nhau. Biết vận tốc truyền sóng nằm trên khoảng từ 3m/s đến 5m/s. Vận tốc đó là

  1. 5m/s
  2. 3,5m/s
  3. 3,2m/s
  4. 4,2m/s

Câu 2: Biết cường độ ánh sáng của Mặt trời đo được tại Trái Đất là 1,37.103 W/m2 và khoảng cách từ Mặt trời đến Trái đất là 1,5.1011 m. Hãy tính công suất bức xạ sóng ánh sáng của Mặt trời.

  1. 3,874.1026 W
  2. 3,874.1027 W
  3. 0 W
  4. Không có đáp án nào đúng

Câu 3: Phạm vi bước sóng từ 0,76 đến 1mm  là loại bức xạ nào:

  1. Sóng vô tuyến
  2. Sóng vi ba
  3. Tia hồng ngoại
  4. Ánh sáng nhìn thấy

Câu 4: Trong thí nghiệm Young về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe là 0,15mm, khoảng cách giữa hai mặt phẳng chưa hai khe và màn quan sát là 2m. Ánh sáng sử dụng trong thí nghiệm là ánh sáng đơn sắc màu vàng có bước sóng 0,58 . Vị trí vân sáng bậc 3 trên màn quan sát cách vân trung tâm một khoảng là:

  1. 0,232.10-3 m
  2. 0,812.10-3 m
  3. 2,23.10-3 m
  4. 8,12.10-3 m

Câu 5: Sóng dừng trên một dây đàn dài 0,6m. Hai đầu cố định có một bụng sóng duy nhất (ở giữa dây). Tính bước sóng của sóng trên dây.

  1. 1m
  2. 1,1m
  3. 1,2m
  4. 1,3m

Câu 6: Biên độ sóng là gì?

  1. là độ lệch nhỏ nhất của phần tử sóng.
  2. là độ lệch lớn nhất của phần tử sóng khỏi vị trí cân bằng.
  3. là độ lệch của phần tử sóng so với vị trí cân bằng.
  4. Đáp án khác

Câu 7: Sóng có biên độ dao động càng lớn thì phần tử sóng dao động càng:

  1. vừa mạnh vừa yếu
  2. không đổi
  3. yếu
  4. mạnh

Câu 8: Sóng ngang là sóng có phương dao động.

  1. trùng với phương truyền sóng.
  2. nằm ngang.
  3. vuông góc với phương truyền sóng.
  4. thẳng đứng.

Câu 9: Sóng dọc là sóng có phương dao động.

  1. thẳng đứng.
  2. nằm ngang.
  3. vuông góc với phương truyền sóng.
  4. trùng với phương truyền sóng.

Câu 10: Có hiện tượng gì xảy ra khi một sóng mặt nước gặp một khe chắn hẹp có kích thước nhỏ hơn bước sóng?

  1. Sóng vẫn tiếp tục truyền thẳng qua khe.
  2. Sóng gặp khe phản xạ trở lại.
  3. Sóng truyền qua khe giống như một tâm phát sóng mới.
  4. Sóng gặp khe rồi dừng lại.

Câu 11: Hiện tượng giao thoa xảy ra khi có:

  1. hai sóng chuyển động ngược chiều nhau.
  2. hai dao động cùng chiều, cùng pha gặp nhau.
  3. hai sóng xuất phát từ hai nguồn dao động cùng pha, cùng biên độ gặp nhau.
  4. hai sóng xuất phát từ hai tâm dao động cùng pha, cùng pha gặp nhau.

Câu 12: Bản chất của sóng dừng là hiện tượng

  1. giao thoa sóng.
  2. sợi dây bị tách làm đôi.
  3. sợi dây đang dao động thì dừng lại.
  4. nhiễu xạ sóng.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  1. Khi có sóng dừng trên dây đàn hồi thì tất cả các điểm trên dây đều dừng lại không dao động.
  2. Khi sóng dừng trên dây đàn hồi thì nguồn phát sóng ngừng dao động còn các điểm trên dây vẫn dao động.
  3. Khi có sóng dừng trên dây đàn hồi thì trên dây chỉ còn sóng phản xạ, còn sóng tới bị triệt tiêu.
  4. Khi có sóng dừng trên dây đàn hồi thì trên dây có các điểm dao động mạnh xen kẽ với các điểm đứng yên.

Câu 14: Chọn phát biểu sai Quá trình lan truyền của sóng cơ học:

  1. Là quá trình truyền năng lượng.
  2. Là quá trình truyền dao động trong môi trường vật chất theo thời gian.
  3. Là quá tình lan truyền của pha dao động.
  4. Là quá trình lan truyền các phần tử vật chất trong không gian và theo thời gian.

Câu 15: Chọn phát biểu sai Quá trình lan truyền của sóng cơ học:

  1. Là quá trình truyền năng lượng.
  2. Là quá trình truyền dao động trong môi trường vật chất theo thời gian.
  3. Là quá tình lan truyền của pha dao động.
  4. Là quá trình lan truyền các phần tử vật chất trong không gian và theo thời gian.

Câu 16: Chọn phát biểu sai Quá trình lan truyền của sóng cơ học:

  1. Là quá trình truyền năng lượng.
  2. Là quá trình truyền dao động trong môi trường vật chất theo thời gian.
  3. Là quá tình lan truyền của pha dao động.
  4. Là quá trình lan truyền các phần tử vật chất trong không gian và theo thời gian.

Câu 17: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về sóng dừng?

  1. Các điểm nằm trên một bụng thì dao động cùng pha.
  2. Trong sóng dừng có sự truyền pha từ điểm này sang điểm khác.
  3. Điểm bụng là điểm mà sóng tới và sóng phản xạ cùng pha.
  4. Điểm nút là điểm mà sóng tới và sóng phản xạ ngược pha.

Câu 18: Một nguồn sáng sóng dao động theo phương trình u = acos20(cm). Trong khoảng thời gian 2s sóng truyền đi được quãng đường bằng bao nhiêu lần bước sóng?

  1. 10
  2. 20
  3. 30
  4. 40

Câu 19: Một sóng ngang được mô tả bởi phương trình u = A cos (0,02x – 2t) trong đó x, u được đo bằng cm và t đo bằng s. Bước sóng là

  1. 50 cm.
  2. 100 cm.
  3. 200 cm.
  4. 5 cm.

Câu 20: Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A, B dao động với tần số f = 16Hz. Tại một điểm M cách các nguồn A, B những khoảng d1 = 30cm, d2 = 25,5cm, sóng có biên độ cực đại. Giữa M và đường trung trực có 2 dãy cực đại khác. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là bao nhiêu?

  1. v = 24m/s.
  2. v = 24cm/s.
  3. v = 36m/s.
  4. v = 36cm/s.

Câu 21: Trên một sợi dây dài 90 cm có sóng dừng. Kể cả 2 nút ở hai đầu dây thì trên dây có 10 nút sóng. Biết tần số của sóng truyền trên dây là 200 Hz. Sóng truyền trên dây có tốc độ là

  1. 25 m/s.
  2. 40 m/s.
  3. 57 m/s.
  4. 68 m/s.

Câu 22: Một sợi dây đàn hồi rất dài có đầu A dao động với tần số f và theo phương vuông góc với sợi dây. Biên độ dao động  là 5cm, vận tốc truyền sóng trên dây là 2m/s. Xét một điểm M trên dây và cách A một đoạn 12cm, người ta thấy M luôn luôn dao động lệch pha với A một góc  = (2k + 1) với k = 0, , ,...Tính bước sóng λ? Biết tần số f có giá trị trong khoảng từ 20Hz đến 26Hz.

  1. 12cm
  2. 9,6cm
  3. 14cm
  4. 16cm

Câu 23: Lúc t = 0 đầu O của dây cao su căng thẳng nằm ngang bắt đầu dao động đi lên với chu kì 2 s với biên độ 5 cm, tạo thành sóng ngang lan truyền trên dây với tốc độ 2 cm/s. Điểm M trên dây cách O một khoảng 1,6 cm. Thời điểm đầu tiên để M đến điểm N thấp hơn vị trí cân bằng 2cm là

  1. 1,93 s.   
  2. 2,11 s.    
  3. 4,12 s.    
  4. 5,51 s.

Câu 24: Trên mặt nước có hai nguồn kết hợp A và B cách nhau 46 cm dao động cùng biên độ cùng pha theo phương vuông góc với mặt nước. Nếu chỉ xét riêng một nguồn thì sóng do nguồn ấy phát ra lan truyền trên mặt nước với khoảng cách giữa 3 đỉnh sóng liên tiếp là 6 cm. Số điểm trên đoạn AB không dao động là

  1. 25.         
  2. 30.         
  3. 35.         
  4. 40.

Câu 25: Một sợi dây căng ngang với hai đầu cố định, đang có sóng dừng. Biết khoảng cách xa nhất giữa hai phần tử đây dao động với cùng biên độ 5 mm là 80 cm, còn khoảng cách xa nhất giữa hai phần tử dây dao động cùng pha với cùng biên độ 5 mm là 65 cm. Tỉ số giữa tốc độ cực đại của một phần tử dây tại bụng sóng và tốc độ truyền sóng trên dây là:

  1. 0,12.
  2. 0,41.
  3. 0,21.
  4. 0,14.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lí 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay