Phiếu trắc nghiệm Vật lí 11 cánh diều bài 3: Giao thoa sóng

Bộ câu hỏi trắc nghiệm vật lí 11 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 3: Giao thoa sóng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Điều kiện có giao thoa sóng là gì?

  1. Có hai sóng chuyển động ngược chiều giao nhau.
  2. Có hai sóng cùng tần số và có độ lệch pha không đổi.
  3. Có hai sóng cùng bước sóng giao nhau.
  4. Có hai sóng cùng biên độ, cùng tốc độ giao nhau.

Câu 2: Thế nào là 2 sóng kết hợp?

  1. Hai sóng chuyển động cùng chiều và cùng tốc độ.
  2. Hai sóng luôn đi kèm với nhau.
  3. Hai sóng có cùng tần số và có độ lệch pha không đổi theo thời gian.
  4. Hai sóng có cùng bước sóng và có độ lệch pha biến thiên tuần hoàn.

Câu 3: Có hiện tượng gì xảy ra khi một sóng mặt nước gặp một khe chắn hẹp có kích thước nhỏ hơn bước sóng?

  1. Sóng vẫn tiếp tục truyền thẳng qua khe.
  2. Sóng gặp khe phản xạ trở lại.
  3. Sóng truyền qua khe giống như một tâm phát sóng mới.
  4. Sóng gặp khe rồi dừng lại.

Câu 4: Hiện tượng giao thoa xảy ra khi có:

  1. hai sóng chuyển động ngược chiều nhau.
  2. hai dao động cùng chiều, cùng pha gặp nhau.
  3. hai sóng xuất phát từ hai nguồn dao động cùng pha, cùng biên độ gặp nhau.
  4. hai sóng xuất phát từ hai tâm dao động cùng pha, cùng pha gặp nhau.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  1. Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi có hai sóng chuyển động ngược chiều nhau.
  2. Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi có hai dao động cùng chiều, cùng pha gặp nhau.
  3. Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi có hai sóng xuất phát từ hai nguồn dao động cùng pha, cùng biên độ.
  4. Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi có hai sóng xuất phát từ hai tâm dao động cùng tần số, cùng pha.

Câu 6: Hai nguồn sóng kết hợp là hai nguồn sóng dao động cùng phương, cùng

  1. biên độ.
  2. tần số.
  3. pha ban đầu.
  4. tần số và có hiệu số pha không đổi theo thời gian.

Câu 7: Ở mặt nước có hai nguồn dao động cùng pha theo phương thẳng đứng, tạo ra hai sóng kết hợp có bước sóng λ. Tại những điểm có cực đại giao thoa thì hiệu khoảng cách từ điểm đó tới hai nguồn bằng:

  1. kλ (với k = 0, ± 1, ± 2,…).
  2. kλ/2 (với k = 0, ± 1, ± 2,…).
  3. (k + 0,5)λ/2 (với k = 0, ± 1, ± 2,…).
  4. (k + 0,5)λ (với k = 0, ± 1, ± 2,…).

Câu 8: Ở mặt nước có hai nguồn sóng dao động theo phương vuông góc với mặt nước, có cùng phương trình u = Acosωt. Trong miền gặp nhau của hai sóng, những điểm mà ở đó các phần tử nước dao động với biên độ cực đại sẽ có hiệu đường đi của sóng từ hai nguồn đến đó bằng

  1. một số lẻ lần bước sóng.
  2. một số lẻ lần nửa bước sóng.
  3. một số nguyên lần bước sóng.
  4. một số nguyên lần nửa bước sóng.

Câu 9: Trong hiện tượng giao thoa sóng của hai nguồn kết hợp đồng pha, gọi d1,d2 lần lượt là khoảng cách từ hai nguồn sóng đến điểm thuộc vùng giao thoa. Những điểm trong môi trường truyền sóng là cực đại giao thoa khi hiệu đường đi của sóng từ hai nguồn tới là

  1. d2 – d1= kλ với k = 0, ±1, ±2...
  2. d2 – d1= với k = 0, ±1, ±2...
  3. d2 – d1= với k = 0, ±1, ±2...
  4. d2 – d1= với k = 0, ±1, ±2...

Câu 10: Trong giao thoa của hai nguồn kết hợp có bước sóng λ. Trên đoạn có chiều dài l thuộc đường thẳng nối hai nguồn có N cực đại liên tiếp. Ta luôn có

  1. l = (2N+1)λ
  2. l = 12Nλ
  3. l = (N−1)
  4. l = (N−1)λ

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là không đúng? Hiện tượng giao thoa sóng chỉ xảy ra khi hai sóng được tạo ra từ hai tâm sóng có các đặc điểm sau:

  1. cùng tần số, cùng pha.
  2. cùng tần số, ngược pha.
  3. cùng tần số, lệch pha nhau một góc không đổi.
  4. cùng biên độ, cùng pha.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

  1. Khi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng trên mặt chất lỏng, tồn tại các điểm dao động với biên độ cực đại.
  2. Khi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng trên mặt chất lỏng, tồn tại các điểm không dao động.
  3. Khi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng trên mặt chất lỏng, các điểm không dao động tạo thành các vân cực tiểu.
  4. Khi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng trên mặt chất lỏng, các điểm dao động mạnh tạo thành các đường thẳng cực đại.

Câu 3: Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước, khoảng cách giữa hai cực đại liên tiếp nằm trên đường nối hai tâm sóng bằng bao nhiêu?

  1. bằng hai lần bước sóng.
  2. bằng một bước sóng.
  3. bằng một nửa bước sóng.
  4. bằng một phần tư bước sóng.

Câu 4: Trong thí nghiệm tạo vân giao thoa sóng trên mặt nước, người ta dùng nguồn dao động có tần số 50Hz và đo được khoảng cách giữa hai vân tối liên tiếp nằm trên đường nối hai tâm dao động là 2mm. Bước sóng của sóng trên mặt nước là bao nhiêu?

  1. λ = 1mm.
  2. λ = 2mm.
  3. λ = 4mm.
  4. λ = 8mm.

Câu 5: Trong thí nghiệm tạo vân giao thoa sóng trên mặt nước, người ta dùng nguồn dao động có tần số 100Hz và đo được khoảng cách giữa hai vân tối liên tiếp nằm trên đường nối hai tâm dao động là 4mm. Tốc độ sóng trên mặt nước là bao nhiêu?

  1. v = 0,2m/s.
  2. v = 0,4m/s.
  3. v = 0,6m/s.
  4. v = 0,8m/s.

Câu 6: Tại hai điểm A và B trên mặt nước nằm ngang có hai nguồn sóng cơ kết hợp, dao động theo phương thẳng đứng. Có sự giao thoa của hai sóng này trên mặt nước. Tại trung điểm của đoạn AB, phần tử nước dao động với biên độ cực tiểu. Hai nguồn sóng đó dao động

  1. lệch pha nhau góc π/3
  2. cùng pha nhau
  3. ngược pha nhau.
  4. lệch pha nhau góc π/2

Câu 7: Hai nguồn dao động kết hợp S1, S2 gây ra hiện tượng giao thoa sóng trên mặt thoáng chất ℓỏng. Nếu tăng tần số dao động của hai nguồn S1 và S2 ℓên 2 ℓần thì khoảng cách giữa hai điểm ℓiên tiếp trên S1S2 có biên độ dao động cực tiểu sẽ thay đổi như thế nào?

  1. Tăng lên 2 ℓần.
  2. Không thay đổi.
  3. Giảm đi 2 ℓần.
  4. Tăng lên 4 ℓần.

Câu 8: Hai nguồn kết hợp AB dao động cùng pha, cùng biên độ. Tại một điểm M cách các nguồn lần lượt là 20 cm và 25 cm sóng dao động với biên độ cực đại, giữa M và đường trung trực của đoạn AB không có điểm cực đại nào. Tại điểm N các cách nguồn lần lượt 20 cm và 22,5 cm hai sóng dao động

  1. lệch pha nhau π/6.
  2. cùng pha.
  3. vuông pha.
  4. ngược pha.

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A, B dao động với tần số 20Hz, tại một điểm M cách A và B lần lượt là 16cm và 20cm, sóng có biên độ cực đại, giữa M và đường trung trực của AB có 3 dãy cực đại khác. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là bao nhiêu?

  1. v = 20cm/s.
  2. v = 26,7cm/s.
  3. v = 40cm/s.
  4. v = 53,4cm/s.

Câu 2: Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A, B dao động với tần số f = 16Hz. Tại một điểm M cách các nguồn A, B những khoảng d1 = 30cm, d2 = 25,5cm, sóng có biên độ cực đại. Giữa M và đường trung trực có 2 dãy cực đại khác. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là bao nhiêu?

  1. v = 24m/s.
  2. v = 24cm/s.
  3. v = 36m/s.
  4. v = 36cm/s.

Câu 3: Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A, B dao động với tần số f = 13Hz. Tại một điểm M cách các nguồn A, B những khoảng d1 = 19cm, d2 = 21cm, sóng có biên độ cực đại. Giữa M và đường trung trực không có dãy cực đại khác. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là bao nhiêu?

  1. v = 26m/s.
  2. v = 26cm/s.
  3. v = 52m/s.
  4. v = 52cm/s.

 -----------Còn tiếp --------

=> Giáo án Vật lí 11 cánh diều Chủ đề 2 Bài 3: Giao thoa sóng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lí 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay