Phiếu trắc nghiệm Vật lí 11 cánh diều ôn tập chủ đề 2: Sóng (P3)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm vật lí 11 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chủ đề 2: Sóng (P3)Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 2: SÓNG

 

Câu 1: Một người quan sát một chiếc phao trên mặt biển thấy phao nhấp nhô lên xuống tại chỗ 16 lần trong 30 giây và khoảng cách giữa 5 đỉnh sóng liên tiếp bằng 24m. Tốc độ truyền sóng trên mặt biển là

  1. v=12m/s
  2. v=4,5m/s
  3. v=3m/s
  4. v=2,25m/s

Câu 2: Hai điểm gần nhất trên cùng phương truyền sóng dao động lệch pha nhau một góc  cách nhau 60cm. Biết tốc độ truyền sóng là 330cm/s. Tìm độ lệch pha giữa hai điểm trên cùng phương truyền sóng, cách nhau 360cm tại cùng một thời điểm.

Câu 3: Phạm vi bước sóng từ 0,38 đến 0,76   là loại bức xạ nào:

  1. Sóng vô tuyến
  2. Sóng vi ba
  3. Tia hồng ngoại
  4. Ánh sáng nhìn thấy

Câu 4: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, giữa hai điểm P và O trên màn cách nhau 9mm chỉ có 5 vân sáng mà tại P là một tỏng 5 vân sáng đó, còn tại Q là vị trí của vân tối. Vị trí vân tối thứ 2 cách vân trung tâm một khoảng là

  1. 0,5.10-3 m
  2. 5.10-3 m
  3. 3.10-3 m
  4. 0,3.10-3 m

Câu 5: Trên một sợi dây dài 1,2m có một hệ sóng dừng. Kể cả hai đầu dây thì trên dây có tất cả 4 nút sóng . Biết tốc độ truyền sóng trên dây là v = 80m/s, tính tần số dao động của dây

  1. 100Hz
  2. 90Hz
  3. 80Hz
  4. 70Hz

Câu 6: Chu kì được kí hiệu là:

  1. t
  2. T
  3. A
  4. s

Câu 7: Tốc độ truyền sóng là:

  1. tốc độ lan truyền dao động trong không gian
  2. vận tốc truyền dao động
  3. sự nhanh hay chậm của chuyển động
  4. cả 3 đáp án đều sai

Câu 8: Sóng cơ học truyền được trong các môi trường:

  1. Rắn và lỏng.
  2. Lỏng và khí.
  3. Rắn, lỏng và khí.
  4. Khí và rắn.

Câu 9: Vận tốc truyền sóng cơ học phụ thuộc vào yếu tố nào?

  1. Tần số sóng.
  2. Bản chất của môi trường truyền sóng.
  3. Biên độ của sóng.
  4. Bước sóng.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  1. Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi có hai sóng chuyển động ngược chiều nhau.
  2. Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi có hai dao động cùng chiều, cùng pha gặp nhau.
  3. Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi có hai sóng xuất phát từ hai nguồn dao động cùng pha, cùng biên độ.
  4. Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi có hai sóng xuất phát từ hai tâm dao động cùng tần số, cùng pha.

Câu 11: Hai nguồn sóng kết hợp là hai nguồn sóng dao động cùng phương, cùng

  1. biên độ.
  2. tần số.
  3. pha ban đầu.
  4. tần số và có hiệu số pha không đổi theo thời gian.

Câu 12: Tại điểm phản xạ thì sóng phản xạ

  1. cùng pha với sóng tới nếu vật cản là cố định.
  2. ngược pha với sóng tới nếu vật cản là cố định.
  3. luôn cùng pha với sóng tới.
  4. luôn ngược pha với sóng tới.

Câu 13: Trong hệ sóng dừng trên một sợi dây, khoảng cách giữa hai nút hoặc hai bụng liên tiếp bằng

  1. một phần tư bước sóng.
  2. một phần ba bước sóng.
  3. một nửa bước sóng.
  4. một bước sóng.

Câu 14: Chọn Câu trả lời sai

  1. Sóng cơ học là những dao động truyền theo thời gian và trong không gian.
  2. Sóng cơ học là những dao động cơ học lan truyền theo thời gian trong một môi trường vật chất.
  3. Phương trình sóng cơ là một hàm biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kì là T.
  4. Phương trình sóng cơ là một hàm biến thiên tuần hoàn trong không gian với chu kì là λ.

Câu 15: Một sóng cơ học có biên độ không đổi A, bước sóng λ. Vận tốc dao động cực đại của phần tử môi trường bằng 4 lần tốc độ truyền sóng khi

  1. λ =
  2. λ =
  3. λ =
  4. λ =

Câu 16: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

  1. Khi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng trên mặt chất lỏng, tồn tại các điểm dao động với biên độ cực đại.
  2. Khi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng trên mặt chất lỏng, tồn tại các điểm không dao động.
  3. Khi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng trên mặt chất lỏng, các điểm không dao động tạo thành các vân cực tiểu.
  4. Khi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng trên mặt chất lỏng, các điểm dao động mạnh tạo thành các đường thẳng cực đại.

Câu 17: Khi lấy k = 0, 1, 2, … điều kiện để có sóng dừng trên dây đàn hồi có chiều dài , bước sóng  khi một đầu cố định và đầu còn lại tự do là

  1. A.
  2. C.

Câu 18: Một nguồn dao động điều hòa với chu kỳ 0,004s. Vận tốc truyền sóng bằng 200cm/s. Hai điểm nằm trên cùng mọt phương truyền sóng và cách nhau 6cm, thì có độ lệch pha:

  1. 1,5
  2. 1
  3. 3,5
  4. 2,5

Câu 19: Hình vẽ bên biểu diễn một sóng ngang có chiều truyền sóng từ O đến x. P, Q là hai phân tử nằm trên cùng một phương truyền sóng khi có sóng truyền qua. Chuyển động của P và Q có đặc điểm nào sau đây?

  1. Cả hai đồng thời chuyển động sang phải.
  2. Cả hai chuyển động sang trái.
  3. P đi xuống còn Q đi lên.
  4. P đi lên còn Q đi xuống.

Câu 20: Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước, khoảng cách giữa hai cực đại liên tiếp nằm trên đường nối hai tâm sóng bằng bao nhiêu?

  1. bằng hai lần bước sóng.
  2. bằng một bước sóng.
  3. bằng một nửa bước sóng.
  4. bằng một phần tư bước sóng.

Câu 21: Một dây đàn dài 0,6 m hai đầu cố định dao động với một bụng độc nhất (ở giữa dây). Bước sóng có giá trị là

  1. 0,5 m.
  2. 1,0 m.
  3. 1,2 m.
  4. 1,8 m.

Câu 22: Một sóng ngang có chu kì T = 0,2s truyền trong một môi trường đàn hồi có tốc độ 1m/s. Xét trên phương truyền sóng Õ, vào một thời điểm nào đó một điểm M nằm tại đỉnh sóng thì ở trước M theo chiều truyền sống, cách M một khoảng từ 42cm đến 60cm có điểm N đang từ vị trí cân bằng đi lên đỉnh sóng. Khoảng cách MN là:

  1. 50cm
  2. 55cm
  3. 52cm
  4. 45cm

Câu 23: Một sóng hình sin đang truyền trên một sợi dây theo chiều dương của trục Ox. Hình vẽ mô tả hình dạng của sợi dây tại thời điểm t(đường nét đứt) và t2 = t1+ 0,6 (s) (đường liền nét). Tại thời điểm t2, vận tốc của điểm N trên dây là

  1. 12,7 cm/s.                 
  2. – 12,7 cm/s.
  3. 23,6 cm/s.                 
  4. – 23,6 cm/s.

Câu 24: Tại hai điểm A và B trên mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp cùng phương, cùng pha và tạo ra sóng với bước sóng λ. Khoảng cách AB bằng 4,5λ. Gọi E, F là hai điểm trên đoạn AB sao cho AE = EF = FB. Số cực tiểu trên đoạn EF lần lượt là

  1. 1.           
  2. 2.           
  3. 3.           
  4. 4.

Câu 25: M, N, P là 3 điểm liên tiếp trên một sợi dây mang sóng dừng có cung biên độ 4mm,dao động tại N ngược pha với dao động tại M. MN = NP/2 = 1cm.Cứ sau những khoảng thời gian ngắn nhất 0,04s thì sợi day có dạng một đoạn thẳng.Tốc độ dao động của phần tử vật chất tại điểm bụng khi qua vị trí cân bằng ( lấy π = 3,14)

  1. 375mm/s             
  2. 363mm/s
  3. 314mm/s             
  4. 628mm/s

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lí 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay