Phiếu trắc nghiệm Vật lí 11 cánh diều ôn tập chủ đề 3: Điện trường (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm vật lí 11 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chủ đề 3: Điện trường (P1)Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 3: ĐIỆN TRƯỜNG

 

Câu 1: Vào những ngày thời tiết lạnh, đặc biệt là vào mùa đông, ta thường gặp một số hiện tượng như: bị điện giật khi chạm vào tay nắm cửa kim loại, hay nghe tiếng lách cách khi thay quần áo. Nguyên nhân của hiện tượng này là:

  1. Hiện tượng tâm linh
  2. Hiện tượng tĩnh điện
  3. Hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu
  4. Do con người cấu tạo bởi kim loại.

Câu 2: Hai điện tích q1=5.10-9 C và q2 = -5.10-9 C đặt tại hai điểm cách nhai 10cm trong chân không. Độ lớn cường độ điện trường tại điểm nằm trên đường thẳng đi qua hai điện tích và cách q1 5cm và cách q2 15cm là

  1. E = 20000V/m
  2. E = 16000V/m
  3. E = 160V/m
  4. E = 200V/m

Câu 3: Trong điện trường của điện tích cố định. Xác định thế năng của một electron tại điểm M cách Q một khoảng 2m

  1. 2.Q.q
  2. k.q.Q
  3. q.
  4. 0

 

Câu 4: Đồ thị nào trên hình biểu diễn sự phụ thuộc của điện tích của một tụ điện vào hiệu điện thế giữa hai bản của nó

  1. Hình 1.
  2. Hình 2.
  3. Hình 3.
  4. Hình 4.

Câu 5: Trên vỏ một tụ điện có ghi 20pF – 200V. Tụ điện tích trữ được năng lượng tối đa là.

  1. 4.10-7J
  2. 8.10-7J
  3. 4.10-4J
  4. 4.105J

Câu 6: Điện tích điểm là

  1. vật có kích thước rất nhỏ.    
  2. điện tích coi như tập trung tại một điểm.
  3. vật chứa rất ít điện tích.       
  4. điểm phát ra điện tích.

Câu 7: Câu nào sau đây là đúng khi nói về sự tương tác điện

  1. hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau.        
  2. hai điện tích cùng dấu thì hút nhau.
  3. hai điện tích trái dấu thì đẩy nhau
  4. hai thanh nhựa giống nhau, sau khi cọ xát với len dạ, nếu đưa lại gần thì chúng sẽ hút nhau.

Câu 8: Điện trường là

  1. môi trường không khí quanh điện tích.
  2. môi trường chứa các điện tích.
  3. môi trường bao quanh điện tích, gắn với điện tích và tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó.
  4. môi trường dẫn điện.

Câu 9: Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho

  1. thể tích vùng có điện trường là lớn hay nhỏ.
  2. điện trường tại điểm đó về phương diện dự trữ năng lượng.
  3. tác dụng lực của điện trường lên điện tích tại điểm đó.
  4. tốc độ dịch chuyển điện tích tại điểm đó.

Câu 10: Thế năng của điện tích trong điện trường đặc trưng cho

  1. A. Khả năng tác dụng lực của điện trường
  2. Phương chiều của cường độ điện trường
  3. Khả năng sinh công của điện trường
  4. Độ lớn nhỏ của vùng không gian có điện trường

Câu 11: Giá trị điện dung của tụ xoay thay đổi là do

  1. A. Thay đổi điện môi trong lòng tụ
  2. Thay đổi phần điện tích đối nhau giữa các bản tụ
  3. Thay đổi khoảng cách giữa các bản tụ
  4. Thay đổi chất liệu làm các bản tụ

Câu 12: Hai điện tích q1 và q2 đẩy nhau. Kết luận nào sau đây là đúng?

  1. q1và q2cùng là điện tích dương hoặc cùng là điện tích âm.
  2. q1là điện tích âm và q2là điện tích dương.
  3. q1là điện tích dương và q2là điện tích âm.
  4. q1.q2= 0.

Câu 13: Có hai điện tích điểm q1 và q2, chúng hút nhau. Khẳng định nào sau đây là không đúng?

  1. q1> 0 và q2> 0.
  2. q1.q2< 0.
  3. Nếu q1là điện tích âm thì q2là điện tích dương.
  4. Lực tương tác giữa hai điện tích đặt trong chân không là: F =

Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về điện trường?

  1. Xung quanh điện tích có điện trường, điện trường truyền tương tác điện
  2. Tính chất cơ bản của điện trường là tác dụng lực lên điện tích đặt trong nó
  3. Điện trường tĩnh là do các hạt mang điện đứng yên sinh ra
  4. Điện trường đều là điện trường có các đường sức song song nhưng không cách đều nhau

Câu 15: Chọn câu sai

  1. Đường sức là những đường mô tả trực quan điện trường.
  2. Đường sức của điện trường do một điện tích điểm gây ra có dạng là những đường thẳng.
  3. Véc tơ cường độ điện trường có hướng trùng với đường sức
  4. Các đường sức của điện trường không cắt nhau.

Câu 16: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về điện trường?

  1. Xung quanh điện tích có điện trường, điện trường truyền tương tác điện
  2. Tính chất cơ bản của điện trường là tác dụng lực lên điện tích đặt trong nó
  3. Điện trường tĩnh là do các hạt mang điện đứng yên sinh ra
  4. Điện trường đều là điện trường có các đường sức song song nhưng không cách đều nhau

Câu 17: Trong điện trường của điện tích Q cố định, dưới tác dụng của lực điện kéo electron từ điểm M và với vận tốc ban đầu bằng 0, dịch chuyển theo đường thẳng về phía điện tích Q>0. Tính tốc độ của electron  khi còn cách điện tích Q một khoảng 1m.

  1. 2.k.q.Q (m/s)
  2. (m/s)
  3. (m/s)
  4. k.q.Q (m/s)

Câu 18: Khi tăng đồng thời khoảng cách và độ lớn của mỗi điện tích điểm lên gấp đôi thì lực tương tác giữa chúng

  1. A. Tăng 2 lần
  2. Giảm 2 lần
  3. Giảm 4 lần
  4. Không đổi

Câu 19: Trong các nhận xét về tụ điện dưới đây, nhận xét nào không đúng?

  1. A. Điện dung đặc trương cho khả năng tích điện của tụ
  2. Điện dung của tụ càng lớn thì tích được điện lượng càng lớn
  3. Điện dung của tụ có đơn vị là Fara (F)
  4. Hiệu điện thế càng lớn thì điện dung của tụ càng lớn

Câu 20: Hai điện tích điểm cùng dấu có cùng độ lớn 3.10-7 C đặt cách nhau 1 m trong chân không thì chúng

  1. đẩy nhau một lực 8,1.10-4N.         
  2. hút nhau một lực 8,1.10-4N.
  3. đẩy nhau một lực 4 N.         
  4. đẩy nhau một lực 4.10-4N.

Câu 21: Hai điện tích q1 = 6.10-8 C và q2= 3.10-8 C đặt cách nhau 3 cm trong chân không. Lực tương tác giữa hai điện tích là:

  1. 54.10-2N.
  2. 1,8.10-2N.
  3. 5,4.10-3N.
  4. 2,7.10-3N.

Câu 22: Quả cầu nhỏ mang điện tích 10-9 C đặt trong không khí. Cường độ điện trường tại 1 điểm cách quả cầu 5 cm là

  1. 6.105V/m .
  2. 2.104V/m.    
  3. 7,2.103V/m.
  4. 3,6.103V/m.

Câu 23: Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 5.10-6 C dọc theo chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 0,5m là

  1. 25.10-3J.                   
  2. 5.10-3J. 
  3. 2,5.10-3J.                  
  4. 5.10-4J. 

Câu 24: Hai điện tích q1 = 6.10-8 C, q2 = - 6.10-8 C đặt tại A, B trong không khí

(AB = 8 cm). Xác định lực tác dụng lên q3 = 6.10-8 C, nếu: CA = 5 cm, CB = 3 cm.

  1. 5 N.                 
  2. 0,5 N.              
  3. 0,05 N.
  4. 0,005 N.

Câu 25: Một electron bay trong điện trường đều giữa hai bản kim loại phẳng tích điện trái dấu từ bản âm sang bản dương. Khoảng cách giữa hai bản là 2cm.Cường độ điện trường đều là 9.104V/m. Electron có điện tích e = -1,6.10-19 C, khối lượng m=9,1.10-31 kg. vận tốc ban đầu của electron bằng 0.Thời gian bay của electron là:

  1. 1,73.10-8s
  2. 1,58.10-9s
  3. 1,6.10-8s
  4. 1,73.10-9s

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lí 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay