Phiếu trắc nghiệm Vật lí 11 chân trời sáng tạo ôn tập chương 2: Sóng (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm vật lí 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chương 2: Sóng (P2). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 2: SÓNG

 

Câu 1: Một mũi nhọn S chạm nhẹ vào mặt nước dao động điều hòa với tần số f=40Hz. Người ta thấy rằng hai điểm A và B trên mặt nước cùng nằm trên phương truyền sóng cách nhau một khoảng d=20cm luôn dao động ngược pha với nhau. Biết vận tốc truyền sóng nằm trên khoảng từ 3m/s đến 5m/s. Vận tốc đó là

  1. 5m/s
  2. 3,5m/s
  3. 3,2m/s
  4. 4,2m/s

Câu 2: Biết cường độ ánh sáng của Mặt trời đo được tại Trái Đất là 1,37.103 W/m2 và khoảng cách từ Mặt trời đến Trái đất là 1,5.1011 m. Hãy tính công suất bức xạ sóng ánh sáng của Mặt trời.

  1. 3,874.1026 W
  2. 3,874.1027 W
  3. 0 W
  4. Không có đáp án nào đúng

Câu 3: Phạm vi bước sóng từ 0,76 đến 1mm  là loại bức xạ nào:

  1. Sóng vô tuyến
  2. Sóng vi ba
  3. Tia hồng ngoại
  4. Ánh sáng nhìn thấy

Câu 4: Trong thí nghiệm Young về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe là 0,15mm, khoảng cách giữa hai mặt phẳng chưa hai khe và màn quan sát là 2m. Ánh sáng sử dụng trong thí nghiệm là ánh sáng đơn sắc màu vàng có bước sóng 0,58 . Vị trí vân sáng bậc 3 trên màn quan sát cách vân trung tâm một khoảng là:

  1. 0,232.10-3 m
  2. 0,812.10-3 m
  3. 2,23.10-3 m
  4. 8,12.10-3 m

Câu 5: Sóng dừng trên một dây đàn dài 0,6m. Hai đầu cố định có một bụng sóng duy nhất (ở giữa dây). Tính bước sóng của sóng trên dây.

  1. 1m
  2. 1,1m
  3. 1,2m
  4. 1,3m

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng về sóng cơ:

  1. Sóng cơ là những biến dạng cơ lan truyền trong một môi trường đàn hồi.
  2. Sóng cơ là những chuyển động cơ lan truyền trong một môi trường.
  3. Sóng cơ là những sự lan truyền trong một môi trường chân không.
  4. Đáp án khác.

Câu 7: Sóng ngang là sóng:

  1. Có phương dao động của các phần tử vật chất trong môi trường, luôn hướng theo phương nằm ngang.
  2. Có phương dao động của các phần tử vật chất trong môi trường trùng với phương truyền sóng.
  3. Có phương dao động của các phần tử vật chất trong môi trường vuông góc với phương truyền sóng.
  4. Cả A, B, C đều sai.

Câu 8: Một sóng ngang có tần số 100 Hz truyền trên một sợi dây nằm ngang với tốc độ 60 m/s, qua điểm M rồi đến điểm N cách nhau 7,95 m. Tại một thời điểm nào đó M có li độ âm và đang chuyển động đi lên thì điểm N đang có li độ

  1. dương và đang đi lên.
  2. dương và đang đi xuống.
  3. âm và đang đi xuống.
  4. âm và đang đi lên.

Câu 9: Một sóng hình sin đang truyền trên một sợi dây theo chiều dương của trục Ox. Hình vẽ mô tả hình dạng của sợi dây tại thời điểm t(đường nét đứt) và t2 = t1+ 0,6 (s) (đường liền nét). Tại thời điểm t2, vận tốc của điểm N trên dây là

  1. 12,7 cm/s.                 
  2. – 12,7 cm/s.
  3. 23,6 cm/s.                 
  4. – 23,6 cm/s.

Câu 10: Tốc độ truyền sóng v là tốc độ lan truyền:

  1. trong môi trường đàn hồi
  2. trong môi trường không gian
  3. dao động trong không gian.
  4. dao động trong chân không.

Câu 11: Vận tốc truyền sóng cơ học phụ thuộc vào yếu tố nào?

  1. Tần số sóng.
  2. Bản chất của môi trường truyền sóng.
  3. Biên độ của sóng.
  4. Bước sóng.

Câu 12: Một nguồn dao động điều hòa với chu kỳ 0,2s. Vận tốc truyền sóng bằng 120cm/s. Hai điểm nằm tren cùng một phương truyền sóng và cách nhau 3cm, có độ lệch pha:

  1. 6

Câu 13: Một sợi dây đàn hồi rất dài có đầu A dao động với tần số f và theo phương vuông góc với sợi dây. Biên độ dao động là 4cm, vận tốc truyền sóng trên dây là 4(m/s). Xét một điểm M trên dây và cách A một đoạn 28cm, người ta thấy M luôn luôn dao động lệch pha với A một góc ∆φ = (2k + 1) với k = 0, ±1, ±2,...Tính bước sóng λ? Biết tần số f có giá trị trong khoảng từ 22Hz đến 26Hz.

  1. 12cm
  2. 8cm
  3. 14cm
  4. 16cm

Câu 14: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng điện từ?

  1. Điện tích dao động không thể bức xạ sóng điện từ.
  2. Tốc độ của sóng điện từ trong chân không nhỏ hơn nhiều lần so với tốc độ của ánh sáng trong chân không.
  3. Tần số của sóng điện từ bằng 2 lần tần số dao động của điện tích.
  4. Khi một điện tích điểm dao động thì sẽ có điện từ trường lan truyền trong không gian dưới dạng sóng.

Câu 15: Việc thu sóng điện từ ở máy thu phải qua các giai đoạn, với thứ tự nào? I. HD: Chọn sóng; II. Tách sóng; III. Khuyếch đại âm tần; IV. Khuyếch đại cao tần; V. Chuyển thành sóng âm.

  1. I, III, II, IV, V;              
  2. I, IV, II, III, V;
  3. I, II, IV, III, V;              
  4. I, II, IV, V.

Câu 16: Một sóng điện từ đang truyền từ một đài phát sóng ở Hà Nội đến máy thu. Biết cường độ điện trường cực đại là 10 (V/m) và cảm ứng từ cực đại là 0,15 (T). Tại điểm A có sóng truyền về hướng Bắc theo phương nằm ngang, ở một thời điểm nào đó khi cường độ điện trường là 4 (V/m) và đang có hướng Đông thì véc tơ cảm ứng từ có hướng và độ lớn là:

  1. Hướng xuống 0,06 (T)
  2. Hướng xuống 0,075 (T)
  3. Hướng lên 0,075 (T)
  4. Hướng lên 0,06 (T)

Câu 17: Mạch chọn sóng của một máy thu thanh gồm một tụ xoay có điện dung biến đổi 47 pF ≤ C ≤ 270 pF và một cuộn tự cảm L. Muốn máy này thu được các sóng điện từ có bước sóng λ với 13 m ≤ λ ≤ 556 m thì L phải nằm trong giới hạn hẹp nhất là bao nhiêu. Cho c = 3.108 m/s. Lấy π2 = 10.

  1. 0,999 μH ≤ L ≤ 318 μH
  2. 0,174 H ≤ L ≤ 1827 H
  3. 0,999 μH ≤ L ≤ 1827 H
  4. 0,174 H ≤ L ≤ 318 H

Câu 18: Ở mặt nước có hai nguồn dao động cùng pha theo phương thẳng đứng, tạo ra hai sóng kết hợp có bước sóng λ. Tại những điểm có cực đại giao thoa thì hiệu khoảng cách từ điểm đó tới hai nguồn bằng:

  1. kλ (với k = 0, ± 1, ± 2,…).
  2. kλ/2 (với k = 0, ± 1, ± 2,…).
  3. (k + 0,5)λ/2 (với k = 0, ± 1, ± 2,…).
  4. (k + 0,5)λ (với k = 0, ± 1, ± 2,…).

Câu 19: Trên mặt nước có hai nguồn phát sóng kết hợp A, B có cùng biên độ a = 2(cm), cùng tần số f = 20(Hz), ngược pha nhau. Coi biên độ sóng không đổi, vận tốc sóng v = 80(cm/s). Biên độ dao động tổng hợp tại điểm M có AM = 12(cm), BM = 10(cm) là:

  1. 4(cm)              
  2. 2(cm).
  3. 2√2 (cm).              
  4. 0

Câu 20: Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A, B dao động với tần số 20Hz, tại một điểm M cách A và B lần lượt là 16cm và 20cm, sóng có biên độ cực đại, giữa M và đường trung trực của AB có 3 dãy cực đại khác. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là bao nhiêu?

  1. v = 20cm/s.             
  2. v = 26,7cm/s.
  3. v = 40cm/s.             
  4. v = 53,4cm/s.

Câu 21: Trên mặt nước có hai nguồn sóng A và B, cách nhau 10 cm dao động ngược pha, theo phương vuông góc với mặt nước tạo ra sóng có bước sóng 0,5 cm. C và D là 2 điểm khác nhau trên mặt nước, CD vuông góc với AB tại M sao cho MA = 3 cm và MC = MD = 4 cm. Số điểm dao động cực đại và cực tiểu trên CD lần lượt là

  1. 1 và 3.             
  2. 3 và 1.
  3. 3 và 4.             
  4. 4 và 3.

Câu 22: Một sợi dây AB có chiều dài 1 m căng ngang, đầu A cố định, đầu B gắn với một nhánh của âm thoa dao động điều hoà với tần số 20 Hz. Trên dây AB có một sóng dừng ổn định với 4 bụng sóng, B được coi là nút sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây là

  1. 50 m/s.       
  2. 2 cm/s.
  3. 10 m/s.       
  4. 2,5 cm/s.

Câu 23: Khi có sóng dừng trên sợi dây đàn hồi thì:

  1. tất cả các điểm của dây đều dừng dao động.
  2. nguồn phát sóng dừng dao động.
  3. trên dây có những điểm dao động với biên độ cực đại xen kẽ với những điểm đứng yên.
  4. trên dây chỉ còn sóng phản xạ, còn sóng tới thì dừng lại.

Câu 24: Một sợi dây căng giữa hai điểm cố định cách nhau 75cm. Người ta tạo sóng dừng trên dây. Hai tần số gần nhau nhất cùng tạo ra sóng dừng trên dây là 150Hz và 200Hz. Tần số nhỏ nhất tạo ra sóng dừng trên dây đó là

  1. 100Hz              
  2. 125Hz
  3. 75Hz              
  4. 50Hz

Câu 25: Một dây đàn hồi dài có đầu A dao động theo phương vuông góc với sợi dây. Tốc độ truyền sóng trên dây là 4m/s. Xét một điểm M trên dây và cách A một đoạn 40cm, người ta thấy M luôn luôn dao động lệch pha so với A một góc Δφ = (k + 0,5)π với k là số nguyên. Tính tần số, biết tần số f có giá trị trong khoảng từ 8 Hz đến 13 Hz.

  1. 8,5Hz              
  2. 10Hz
  3. 12Hz              
  4. 12,5Hz

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lí 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay