Phiếu trắc nghiệm Vật lí 11 chân trời sáng tạo ôn tập chương 2: Sóng (P4)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm vật lí 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chương 2: Sóng (P4). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 2: SÓNG

 

Câu 1: Ba điểm A,B,C trên mặt nước là 3 đỉnh của tam giác đều có cạnh bằng 8cm, trong đó A và B là 2 nguồn phát sóng giống nhau, có bước sóng 0,8cm. Điểm M trên đường trung trực của AB, dao động cùng pha  với điểm C và gần C nhất thì phải cách C một khoảng bằng

  1. 0,84 cm
  2. 0,81 cm
  3. 0,91 cm
  4. 0,94 cm

Câu 2: Hai điểm gần nhất trên cùng phương truyền sóng dao động lệch pha nhau một góc  cách nhau 60 cm. Biết tốc độ truyền sóng là 330 cm/s. Tìm độ lệch pha tại cùng một điểm trên phương truyền sóng sau một khoảng thời gian là 0,1 s

Câu 3: Phạm vi bước sóng từ 30pm đến 3nm là loại bức xạ nào:

  1. Sóng vô tuyến
  2. Sóng vi ba
  3. Tia hồng ngoại
  4. Tia X

Câu 4: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe là 0,15mm, khoảng cách giữa mặt phẳng chứa hai khe và màn quan sát là 1,5m. Khoảng cách giữa 5 vân sáng liên tiếp 36mm. Bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm này là

  1. 0,6
  2. 0,4
  3. 0,48
  4. 0,76

 

Câu 5: Một sợi dây AB dài 1m, đầu A cố định, đầu B gắn với cần rung có tần số thay đổi được. B được coi là nút sóng. Ban đầu trên dây có sóng dừng. Khi tăng tần số thêm 20Hz thì số nút sóng trên dây tăng thêm 7 nút. Sau khoảng thời gian bằng bao nhiêu thì sóng phản xạ từ A truyền hết một lần chiều dài sợi dây?

  1. 0,25s
  2. 0,125s
  3. 0,175s
  4. 0,3s

Câu 6: Sóng ngang là sóng có phương dao động.

  1. trùng với phương truyền sóng.
  2. nằm ngang.
  3. vuông góc với phương truyền sóng.
  4. thẳng đứng.

Câu 7: Hình vẽ bên biểu diễn một sóng ngang có chiều truyền sóng từ O đến x. P, Q là hai phân tử nằm trên cùng một phương truyền sóng khi có sóng truyền qua. Chuyển động của P và Q có đặc điểm nào sau đây?

  1. Cả hai đồng thời chuyển động sang phải.
  2. Cả hai chuyển động sang trái.
  3. P đi xuống còn Q đi lên.
  4. P đi lên còn Q đi xuống.

Câu 8: Một sóng ngang có bước sóng λ truyền trên sợi dây dài, qua điểm M rồi đến điểm N cách nhau 65,75λ. Tại một thời điểm nào đó M có li độ âm và đang chuyển động đi xuống thì điểm N đang có li độ

  1. âm và đang đi xuống.
  2. âm và đang đi lên.
  3. dương và đang đi xuống.
  4. dương và đang đi lên.

Câu 9: Lúc t = 0 đầu O của dây cao su căng thẳng nằm ngang bắt đầu dao động đi lên với chu kì 2 s với biên độ 5 cm, tạo thành sóng ngang lan truyền trên dây với tốc độ 2 cm/s. Điểm M trên dây cách O một khoảng 1,6 cm. Thời điểm đầu tiên để M đến điểm N thấp hơn vị trí cân bằng 2cm là

  1. 1,93 s.   
  2. 2,11 s.    
  3. 4,12 s.    
  4. 5,51 s.

Câu 10: Sóng có biên độ dao động càng lớn thì phần tử sóng dao động càng:

  1. vừa mạnh vừa yếu
  2. không đổi
  3. yếu
  4. mạnh

Câu 11: Tốc độ truyền sóng là:

  1. tốc độ lan truyền dao động trong không gian
  2. vận tốc truyền dao động
  3. sự nhanh hay chậm của chuyển động
  4. cả 3 đáp án đều sai

Câu 12: Một sóng truyền trong một môi trường với vận tốc 110m/s và có bước sóng 0,25m. Tần số của sóng đó là:

  1. 50Hz
  2. 220Hz
  3. 440Hz
  4. 27,5Hz

Câu 13: Một sóng ngang có tần số 100 Hz truyền trên một sợi dây nằm ngang với tốc độ 60 m/s, qua điểm M rồi đến điểm N cách nhau 7,95 m. Tại một thời điểm nào đó M có li độ âm và đang chuyển động đi lên thì điểm N đang có li độ

  1. dương và đang đi lên.
  2. dương và đang đi xuống.
  3. âm và đang đi xuống.
  4. âm và đang đi lên.

Câu 14: Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm chung giữa sóng điện từ và sóng cơ:

  1. Có vận tốc lan truyền phụ thuộc vào môi trường truyền sóng.
  2. Truyền được trong chân không.
  3. Mang năng lượng tỉ lệ với lũy thừa bậc 4 của tần số sóng.
  4. Đều là sóng dọc.

Câu 15: Một dòng điện một chiều không đổi chạy trong dây kim loại thẳng. Xung quanh dây dẫn

  1. Có điện trường
  2. Có từ trường
  3. Có điện từ trường
  4. Không có trường nào cả

Câu 16: Sóng điện từ trong chân không có tần số f = 150kHz, bước sóng của sóng điện từ đó là

  1. λ = 2000m.              
  2. λ = 2000km.
  3. λ = 1000m.              
  4. λ = 1000km.

Câu 17: Mạch điện thu sóng vô tuyến gồm 1 cuộn cảm L = 2μH và 2 tụ điện C1 > C2. Bước sóng mà vô tuyến thu được khi 2 tụ mắc nối tiếp và song song lần lượt là λ = 1,2π m và λ’ = 6π m. Điện dung của các bản tụ là

  1. C1= 20 pF và C2= 10 pF
  2. C1= 40 pF và C2= 20 pF
  3. C1= 30 pF và C2= 20 pF
  4. C1= 30 pF và C2= 10 pF

Câu 18: Ở mặt nước có hai nguồn sóng dao động theo phương vuông góc với mặt nước, có cùng phương trình u = Acosωt. Trong miền gặp nhau của hai sóng, những điểm mà ở đó các phần tử nước dao động với biên độ cực đại sẽ có hiệu đường đi của sóng từ hai nguồn đến đó bằng

  1. một số lẻ lần bước sóng.
  2. một số lẻ lần nửa bước sóng.
  3. một số nguyên lần bước sóng.
  4. một số nguyên lần nửa bước sóng.

Câu 19: Hai nguồn phát sóng điểm M, N cách nhau 10 cm dao động ngược pha nhau, cùng tần số là 20 Hz cùng biên độ là 5 mm và tạo ra một hệ vân giao thoa trên mặt nước. Tốc độ truyền sóng là 0,4 m/s. Số các điểm có biên độ 5 mm trên MN là:

  1. 10.
  2. 21.
  3. 20.
  4. 11.

Câu 20: Trong một thí nghiệm tạo vân giao thoa trên mặt nước, người ta dùng hai nguồn dao động đồng pha có tần số 50 Hz và đo được khoảng cách giữa hai vân cực tiểu liên tiếp nằm trên đường nối liền hai tâm dao động là 2 mm. Bước sóng và tốc độ truyền sóng có giá trị là

  1. 4 mm; 200 mm/s.
  2. 2 mm; 200 mm/s.
  3. 4 mm; 100 mm/s.
  4. 2 mm; 100 mm/s.

Câu 21: Giao thoa giữa hai nguồn kết hợp S1 và S2 trên mặt nước có phương trình lần lượt là u1 = a1cosωt và u2 = a2cos(ωt+α). Trên đường nối hai nguồn, trong số những điểm có biên độ dao động cực tiểu thì điểm M gần đường trung trực nhất (nằm về phía S2) cách đường trung trực một khoảng bằng 1616 bước sóng. Giá trị α là

  1. hoặc -
  2. hoặc -
  3. hoặc -
  4. hoặc -

Câu 22: Ta quan sát thấy hiện tượng gì khi trên dây có sóng dừng?

  1. Tất cả phần tử dây đều đứng yên.
  2. Trên dây có những bụng sóng xen kẽ với nút sóng.
  3. Tất cả các điểm trên dây đều dao động với biên độ cực đại.
  4. Tất cả các điểm trên dây đều chuyển động với cùng tốc độ.

Câu 23: Một ống sáo dài 80cm, hở hai đầu, tạo ra một sóng đứng trong ống sáo với âm là cực đại ở hai đầu ống, trong khoảng giữa ống sáo có hai nút sóng. Bước sóng của âm là

  1. λ = 20cm.             
  2. λ = 40cm.
  3. λ = 80cm.             
  4. λ = 160cm.

Câu 24: Dây AB căng nằm ngang dài 2m, hai đầu A và B cố định, tạo một sóng dừng trên dây với tần số 50Hz, trên đoạn AB thấy có 5 nút sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây là

  1. v = 100m/s.             
  2. v = 50m/s.
  3. v = 25cm/s.             
  4. v = 12,5cm/s.

Câu 25: Một ống khí có một đầu bịt kín, một đàu hở tạo ra âm cơ bản có tần số 112Hz. Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 336m/s. Bước sóng dài nhất của các họa âm mà ống này tạo ra bằng:

  1. 1m.              
  2. 0,8 m.
  3. 0,2 m.              
  4. 2m.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lí 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay