Phiếu trắc nghiệm Vật lí 11 chân trời sáng tạo ôn tập chương 3: Điện trường (P3)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm vật lí 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chương 3: Điện trường (P3). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 3: ĐIỆN TRƯỜNG

 

Câu 1: Công thức của định luật Coulomb là

  1. F = k.
  2. F = k.
  3. F = k.
  4. F = k.

Câu 2: Tại 3 đỉnh của tam giác ABC vuông tại A cạnh BC = 50cm; AC = 40cm; AB = 30cm ta đặt các điện tích q1 = q2 = q3 = 10-9C. Xác định cường độ điện trường tại H với H là chân đường cao kẻ từ A

  1. 400V/m
  2. 246V/m
  3. 254V/m
  4. 175V/m

Câu 3: Đơn vị dùng để đo hiệu điện thế là.

  1. V
  2. A
  3. W

Câu 4: Điện dung của tụ điện không phụ thuộc vào

  1. Hình dạng và kích thước của hai bản tụ
  2. Khoảng cách giữa hai bản tụ
  3. Bản chất của hai bản tụ điện
  4. Điện môi giữa hai bản tụ điện

Câu 5: Cho một tụ điện có điện dung 3pF được tích điện đến giá trị 9.10-6C. Tính năng lượng tích trữ trong tụ điện

  1. 1,35J
  2. 13,5J
  3. 135J
  4. 1350J

Câu 6: Hai điện tích cùng dấu sẽ:

  1. hút nhau.
  2. đẩy nhau.
  3. không tương tác với nhau.
  4. vừa hút vừa đẩy nhau.

Câu 7: Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm đứng yên trong môi trường điện môi đồng chất không phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây?

  1. Độ lớn của các điện tích.   
  2. Dấu của các điện tích.
  3. Bản chất của điện môi.    
  4. Khoảng cách giữa hai điện tích.

Câu 8: Hai điện tích điểm giống nhau có độ lớn 2.10-6C, đặt trong chân không cách nhau 20cm thì lực tương tác giữa chúng

  1. là lực đẩy, có độ lớn 9.10-5N
  2. là lực hút, có độ lớn 0,9N
  3. là lực hút, có độ lớn 9.10-5N
  4. là lực đẩy có độ lớn 0,9N

Câu 9: Hai quả cầu giống nhau mang điện, cùng đặt trong chân không, và cách nhau một khoảng r=1 m thì chúng hút nhau một lực F1=7,2 N. Sau đó cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau và đưa trở lại vị trí cũ thì chúng đẩy nhau một lực F2=0,9 N. Điện tích của mỗi quả cầu trước khi tiếp xúc là

  1. q1=±5.10−5C,q2=±2.10−5C
  2. q1=±3.10−5C,q2=±5.10−5C
  3. q1=±4.10−5C,q2=±2.10−5C
  4. q1=±5.10−5C,q2=±3.10−5C

Câu 10: Cho một điện tích điểm – Q; điện trường tại một điểm mà nó gây ra có chiều

  1. hướng ra xa nó.
  2. hướng về phía nó.     
  3. phụ thuộc độ lớn của nó.     
  4. phụ thuộc vào điện môi xung quanh.

Câu 11: Một điện tích điểm q di chuyển từ điểm M đến N trong điện trường đều như hình vẽ. Khẳng định nào sau đây đúng?

  1. Lực điện trường thực hiện công dương.
  2. Lực điện trường thực hiện công âm.
  3. Lực điện trường không thực hiện công.
  4. Không xác định được công của lực điện trường.

Câu 12: Hai điện tích điểm q1=9.10-8C ; q2=-9.10-8C đặt tại hai điểm A,B trong không khí cách nhau 25cm. Cường độ điện trường tại điểm M có AM=15cm ; BM = 20cm là:

  1. 36000 V/m
  2. 413,04 V/m
  3. 20250 V/m
  4. 56250 V/m

Câu 13: Hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện phẳng bằng U = 300V. Một hạt bụi nằm cân bằng giữa hai bản tụ điện và cách bản dưới của tụ điện d1= 0,8cm. Hỏi trong bao nhiêu lâu hạt bụi sẽ rơi xuống mặt bản tụ, nếu hiệu điện thế giữa hai bản giảm đi một lượng ΔU = 60V

  1. t = 0,9s
  2. t = 0,19s
  3. t = 0,09s
  4. t = 0,29s

Câu 14: Điện thế tại một điểm M trong điện trường được xác định bởi biểu thức:

  1. VM = q.AM
  2. VM = AM
  3. VM = AMq
  4. VM = AMq

Câu 15: Một proton chỉ chịu tác dụng của lực điện, chuyển động trong điện trường đều dọc theo một đường sức từ điểm C đến điểm D. Nhận xét nào sau đây sai?

  1. Đường sức điện có chiều từ C đến D.
  2. Điện thế tại điểm C cao hơn điện thế tại điểm D.
  3. Nếu điện thế tại điểm C bằng 0 thì điện thế tại điểm D có giá trị âm.
  4. Điện thế tại điểm D cao hơn điện thế tại điểm C.

Câu 16: Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 5.10-6 C dọc theo chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 0,5m là

  1. 25.10-3J.                   
  2. 5.10-3J. 
  3. 2,5.10-3J.                  
  4. 5.10-4J. 

Câu 17: Một điện tích q = 5.10-8 C di chuyển trong một điện trường đều có cường độ điện trường E = 1000 V/m theo một đường gấp khúc ABC. Đoạn AB dài 20 cm và vectơ độ dời AB làm với các đường sức điện một góc 300. Đoạn BC dài 40 cm và vectơ độ dời BC làm với các đường sức điện một góc 1200. Tính công của lực điện.

  1. 1,87.10-6 J.
  2. -1,87.10-6 J.
  3. 1,3.10-6 J.
  4. -1,3.10-6 J.

Câu 18: Fara là điện dung của một tụ điện mà

  1. giữa hai bản tụ có hiệu điện thế 1V thì nó tích được điện tích 1 C.
  2. giữa hai bản tụ có một hiệu điện thế không đổi thì nó được tích điện 1 C.
  3. giữa hai bản tụ có điện môi với hằng số điện môi bằng 1.
  4. khoảng cách giữa hai bản tụ là 1 mm.

Câu 19: Với một tụ điện xác định, nếu muốn năng lượng điện trường của tụ tăng 16 lần thì phải tăng điện tích của tụ

  1. tăng 16 lần.               
  2. tăng 4 lần.                 
  3. tăng 2 lần.                 
  4. không đổi.

Câu 20: Một tụ có điện dung 2 μF. Khi đặt một hiệu điện thế 5 V vào 2 bản của tụ điện thì tụ tích được một điện lượng là

  1. 2.10-6C.          
  2. 2.10-5C.          
  3. 10-6C.             
  4. 10-5C.

Câu 21: Trên vỏ một tụ điện có ghi 5µF - 110V. Điện tích lớn nhất mà tụ điện tích được là:

  1. 11.10-4 C.
  2. 5,5.10-4 C.
  3. 5,5 C.
  4. 11 C.

Câu 22: Cặp số liệu ghi trên vỏ tụ điện cho biết điều gì?

  1. Giá trị nhỏ nhất của điện dung và hiệu điện thế đặt vào hai cực của tụ.
  2. Phân biệt được tên của các loại tụ điện.
  3. Điện dung của tụ và giới hạn của hiệu điện thế đặt vào hai cực của tụ.
  4. Năng lượng của điện trường trong tụ điện.

Câu 23: Một tụ điện phẳng có điện dung 6µF. Sau khi được tích điện , năng lượng điện trường dự trữ trong tụ điện là 1,875.10-3J. Điện tích của tụ điện là:

  1. 1,06.10-4C
  2. 1,06.10-3C
  3. 1,5.10-4C
  4. 1,5.10-3C

Câu 24: Nếu đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 5 V thì tụ tích được một điện lượng 2 μC. Nếu đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 10 V thì tụ tích được một điện lượng

  1. 40 μC.   
  2. 1 μC.     
  3. 4 μC.     
  4. 0,1 μC.

Câu 25: Một tụ điện phẳng được mắc vào hai cực của một nguồn điện có hiệu điện thế 50 (V). Ngắt tụ điện ra khỏi nguồn rồi kéo cho khoảng cách giữa hai bản tụ tăng gấp hai lần thì hiệu điện thế giữa hai bản tụ có giá trị là:

  1. U = 50 (V)
  2. U = 100 (V)
  3. U = 150 (V)
  4. U = 200 (V)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lí 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay