Phiếu trắc nghiệm Vật lí 11 chân trời sáng tạo ôn tập chương 4: Dòng điện không đổi (P3)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm vật lí 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chương 4: Dòng điện không đổi (P3). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 4: DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI

 

Câu 1: Trong thời gian 5s có một nhiệt lượng  = 2,5 C dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc một bóng điên. Cường độ dòng điện qua đèn là

  1. 0,5A
  2. 2,5A
  3. 5,0 A
  4. 0,75A

Câu 2: Câu nào dưới đây cho biết kim loại dẫn điện tốt

  1. Khoảng cách giữa các ion nút mạng trong kim loại rất lớn
  2. Mật độ electron tự do trong kim loại rất lớn
  3. Mật độ các ion tự do lớn
  4. Giá trị điện tích chứa trong mỗi electron tự do của kim loại lớn hơn ở các chất khác

Câu 3: Đường đặc tuyến Vôn – Ampe biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện qua một điện trở vào hiệu điện thế hai đầu vật dẫn là đường

  1. Cong hình elip
  2. Thẳng
  3. Hyperbol
  4. Parabol

Câu 4: Suất điện động của một acquy là 3V, lực lạ đã thực hiện một công là 6mj. Lượng điện tích dịch chuyển khi đó là

  1. 18.10-3C
  2. 2.10-3C
  3. 0,5.10-3C
  4. 1,8.10-3C

Câu 5: Để trang trí người ta dùng các bóng đền 12V-6W mắc nối tiếp với mạng điện có hiệu điện thế U=120V. Để các đèn sáng bình thường thì số bóng đèn phải sử dụng là

  1. 2 bóng
  2. 10 bóng
  3. 20 bóng
  4. 40 bóng

Câu 6: Cường độ dòng điện được đo bằng dụng cụ nào sau đây?

  1. Vôn kế.
  2. Oát kế.
  3. Ampe kế.
  4. Lực kế.

Câu 7: Dòng điện là:

  1. dòng chuyển dời có hướng của các điện tích.
  2. dòng chuyển động của các điện tích.
  3. dòng chuyển dời của eletron.
  4. dòng chuyển dời của ion dương.

Câu 8: Câu nào sau đây là sai?

  1. Muốn có một dòng điện đi qua một điện trở, phải đặt một hiệu điện thế giữa hai đầu của nó.
  2. Với một điện trở nhất định, hiệu điện thế ở hai đầu điện trở càng lớn thì dòng điện càng lớn.
  3. Khi đặt cùng một hiệu thế vào hai đầu những điện trở khác nhau, điện trở càng lớn thì dòng điện càng nhỏ.
  4. Cường độ dòng điện qua điện trở tỉ lệ thuận với điện trở mạch ngoài.

Câu 9: Số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây trong khoảng thời gian 10s là 10,25.1019 electron. Khi đó dòng điện qua dây dẫn có cường độ là

  1. 1,025 A.                                                                                                            
  2. 1,64 A.                                                                                                              
  3. 10,25 mA.                                                                                                         
  4. 0,164 A.

Câu 10: Cường độ dòng điện không đổi chạy qua đoạn mạch là I = 0,125A. Tính điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của mạch trong 2 phút và số electron tương ứng chuyển qua

  1. 15C; 0,938.1020 
  2. 30C; 0,938.1020 
  3. 15C; 18,76.1020 
  4. 30C;18,76.1020

Câu 11: Theo định luật Ôm cho toàn mạch thì cường độ dòng điện cho toàn mạch

  1. tỉ lệ nghịch với suất điện động của nguồn.
  2. tỉ lệ nghịch điện trở trong của nguồn.
  3. tỉ lệ nghịch với điện trở ngoài của nguồn.
  4. tỉ lệ nghịch với tổng điện trở trong và điện trở ngoài.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây đúng:

  1. Trị số điện trở cho biết mức độ cản trở của điện trở đối với dòng điện chạy qua nó.
  2. Trị số điện dung cho biết mức độ cản trở của tụ điện đối với dòng điện chạy qua nó.
  3. Trị số điện cảm cho biết mức độ cản trở của cuộn cảm đối với dòng điện chạy qua nó.
  4. Cả 3 đáp án đều sai

Câu 13: Một nguồn điện có điện trở trong 0,1 (Ω) được mắc với điện trở 4,8 (Ω) thành mạch kín. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 12 (V). Cường độ dòng điện trong mạch là

  1. I = 120 (A).                                                                                                         
  2. I = 12 (A).                                                                                                           
  3. I = 2,5 (A).                                                                                                          
  4. I = 25 (A).

Câu 14: Trong một mạch kín mà điện trở ngoài là 10 Ω, điện trở trong là 1 Ω có dòng điện là 0,5 A. Hiệu điện thế 2 đầu nguồn và suất điện động của nguồn là

  1. 11 V và 10 V.
  2. 10 V và 11 V.ed.55
  3. 5,5 V và 5 V.           
  4. 5 V và 5,5 V.

Câu 15: Cho mạch điện như hình vẽ.

Suất điện động E  = 28V, điện trở trong r = 2 , R = 5 .

Công suất tiêu thụ trên mạch ngoài là

  1. 50 W.
  2. 200 W.
  3. 40 W.
  4. 80 W.

Câu 16: Trong dây dẫn kim loại, dòng điện là dòng dịch chuyển của các hạt

  1. điện tích dương.                                                                                                
  2. hạt proton.                                                                                                        
  3. hạt electron tự do.                                                                                              
  4. hạt điện tích âm.

Câu 17: Một nguồn điện có suất điện động là E , công của nguồn là A, q là độ lớn điện tích dịch chuyển qua nguồn. Mối liên hệ giữa chúng là

  1. A = E.q
  2. q = A.E
  3. E = q.A
  4. A = q2E

Câu 18: Khẳng định nào sau đây là sai?

  1. Điện giật là sự thể hiện tác dụng sinh lí của dòng điện.
  2. Nam châm điện là ứng dụng của tác dụng từ của dòng điện.
  3. Chạm vào dây dẫn điện mà không thấy quá nóng chứng tỏ dòng điện không có tác dụng nhiệt.
  4. Mạ điện là sự áp dụng trong công nghiệp tác dụng hóa học của dòng điện.

Câu 19: Một acquy có suất điện động là 12V, sinh ra công là 720 J khi dịch chuyển điện tích ở bên trong. Điện lượng mà acquy đã dịch chuyển:

  1. 60 C.                                                                                                                 
  2. 6 C.                                                                                                                   
  3. 600 C.                                                                                                               
  4. 0,06 C.

Câu 20: Đặt hiệu điện thế 24 V vào hai đầu điện trở 20 Ω trong khoảng thời gian 10s . Điện lượng chuyển qua điện trở này trong khoảng thời gian đó là

  1. 12C
  2. 24C
  3. 0,83C
  4. 2,4C

Câu 21: Công thức tính công suất điện của một đoạn mạch là

  1. P = It
  2. P = E It
  3. P = E I
  4. P = UI

Câu 22: Một đoạn mạch tiêu thụ có công suất 100 W, trong 12 phút nó tiêu thụ một năng lượng

  1. 2000J.                                                                                                     
  2. 5J.                                                                                                           

C.120kJ.

  1. 72kJ

Câu 23: Nhiệt lượng tỏa ra trong 2 phút khi một dòng điện 2A chạy qua một điện trở thuần 100 Ω là

  1. 48 kJ.         
  2. 24 J.
  3. 24000 kJ.    
  4. 400 J.

Câu 24: Đặt một hiệu điện thế U = 18 V vào hai đầu điện trở R = 9 Ω thì công suất tiêu thụ của đoạn mạch là bao nhiêu?

  1. 12 W.        
  2. 18 W.        
  3. 2 W.      
  4. 36 W.

Câu 25: Dùng ấm điện có ghi 220V - 1100W ở điện áp 220V để đun 2,5 lít nước từ nhiệt độ 200C thì sau 15 phút nước sôi. Nhiệt dung riêng của nước là 4190 J/(kg.K). Hiệu suất của ấm là

  1. 80%
  2. 84,64%
  3. 86,46%
  4. 88,4%

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lí 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay