Phiếu trắc nghiệm Vật lí 12 Cánh diều bài 4: Nhiệt dung riêng, nhiệt nóng chảy riêng, nhiệt hóa hơi riêng

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật lí 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 4: Nhiệt dung riêng, nhiệt nóng chảy riêng, nhiệt hóa hơi riêng vật lí 12 cánh diều. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án vật lí 12 cánh diều

CHỦ ĐỀ 1: VẬT LÍ NHIỆT

BÀI 4: NHIỆT DUNG RIÊNG, NHIỆT NÓNG CHẢY RIÊNG, 

NHIỆT HÓA HƠI RIÊNG

(45 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 CÂU)

Câu 1: Nhiệt dung riêng c của một chất là nhiệt lượng cần thiết để

A. 1 phân tử chất đó tăng thêm 1 K (hoặc 1 °C).

B. 1 m chất đó tăng thêm 1 K (hoặc 1 °C). 

C. 1 kg chất đó tăng thêm 1 K (hoặc 1 °C).

D. 1 mol chất đó tăng thêm 1 K (hoặc 1 °C).

Câu 2: Một khối chất (có thể là chất rắn kết tinh, hoặc chất lỏng, hoặc chất khí) đang nhận nhiệt lượng nhưng nhiệt độ của nó không thay đổi. Khối chất đó

A. là chất khí.

B. là chất lỏng.

C. là chất rắn.

D. đang chuyển thể.

Câu 3: Một vật có khối lượng m làm bằng chất có nhiệt dung riêng c. Muốn nhiệt độ của vật tăng T thì nhiệt lượng cần thiết phải cung cấp là

A.

B.

C.

D.

Câu 4: Nhiệt lương cần thiết để làm nóng chảy một vật khi biết nhiệt nóng chảy riêng của chất liệu cấu tạo nên vật đó được xác định theo công thức:

A. Q = mL

B. Q = m

C. Q = m

D. Q = mL2

Câu 5: Nhiệt lượng cần thiết để làm hóa hơi hoàn toàn khối lượng m của một chất là: 

A. Q = mL

B. Q = m

C. Q = m

D. Q = mL2

Câu 6: Nhiệt nóng chảy riêng  của một chất là: 

A. Nhiệt lượng cần thiết để 1 kg chất đó chuyển hoàn toàn từ thể rắn sang thể khí ở nhiệt độ hóa hơi 

B. Nhiệt lượng cần thiết để 1 kg chất đó chuyển hoàn toàn từ thể rắn sang thể lỏng ở nhiệt độ nóng chảy 

C. Nhiệt lượng cần truyền cho 1 kg chất đó để làm cho nhiệt độ của nó tăng thêm 10C.

D. Nhiệt lượng cần thiết để 1 kg chất đó chuyển hoàn toàn từ thể lỏng sang thể khí ở nhiệt độ sôi 

Câu 7: Nhiệt hóa hơi riêng L của một chất là: 

A. Nhiệt lượng cần thiết để 1 kg chất đó chuyển hoàn toàn từ thể rắn sang thể khí ở nhiệt độ hóa hơi 

B. Nhiệt lượng cần thiết để 1 kg chất đó chuyển hoàn toàn từ thể rắn sang thể lỏng ở nhiệt độ nóng chảy 

C. Nhiệt lượng cần truyền cho 1 kg chất đó để làm cho nhiệt độ của nó tăng thêm 10C.

D. Nhiệt lượng cần thiết để 1 kg chất đó chuyển hoàn toàn từ thể lỏng sang thể khí ở nhiệt độ sôi 

Câu 8: Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là bao nhiêu?

A. 2,77.105 J/kg.

B. 3,34.105 J/kg.

C. 0,25.105 J/kg.

D. 1,80.105 J/kg.

Câu 9: Nhiệt nóng chảy riêng là thông tin cần thiết trong

A. xác định nhiệt độ nóng chảy của vật.

B. xác định tính chất của chất làm vật.

C. xác định được năng lượng cần cung cấp cho lò nung.

D. xác định khối lượng của chất.

Câu 10: Để xác định nhiệt nóng chảy riêng của nước bằng thí nghiệm thì không cần đo đại lượng nào sau đây?

A. Nhiệt độ nước sau khi đun.

B. Thời gian đun nước.

C. Công suất dòng điện.

D. Khối lượng chất cần đo trong thí nghiệm.

Câu 11: Nhiệt hóa hơi riêng của nước là bao nhiêu?

A. 8,57.105 J/kg.

B. 2,26.106 J/kg.

C. 0,4.106 J/kg.

D. 2,85.105 J/kg.

Câu 12: Đơn vị của nhiệt hóa hơi riêng là gì?

A. J/kg.

B. J/kg.K.

C. J.kg/K.

D. J/K.

Câu 13: Nhiệt hóa hơi riêng được kí hiệu là gì?

A. Q.

B. L.

C. λ.

D. c.

Câu 14: Nhiệt hóa hơi riêng của một chất càng cao thì sẽ cần nhiều năng lượng hơn để chuyển trạng thái từ

A. thể lỏng sang thể khí.

B. thể khí sang thể lỏng.

C. thể rắn sang thể khí.

D. thể khí sang thể rắn.

Câu 15; Nhiệt dung riêng có đơn vị là:

A. J

B.  J/kg

C. J/kgK

D. J/K

2. THÔNG HIỂU (9 CÂU) 

Câu 1: Cồn y tế chuyển từ thể lỏng sang thể khí rất nhanh ở điều kiện thông thường. Khi xoa cồn vào da, ta cảm thấy lạnh ở vùng da đó vì cồn

A. thu nhiệt lượng từ cơ thể qua chỗ da đó để bay hơi.

B. khi bay hơi toả nhiệt lượng vào chỗ da đó.

C. khi bay hơi kéo theo lượng nước chỗ da đó ra khỏi cơ thể.

D. khi bay hơi tạo ra dòng nước mát tại chỗ da đó.

Câu 2: Nhiệt lượng được truyền vào hỗn hợp nước đá để làm tan chảy một phần nước đá. Trong quá trình này, hỗn hợp nước đá

A. thực hiện công.

B. có nhiệt độ tăng lên.

C. có nội năng tăng lên.

D. thực hiện công, có nhiệt độ tăng và nội năng cũng tăng.

Câu 3: Khoảng  bề mặt của Trái Đất được bao phủ bởi nước. Vì có ...(1) ... nên lượng nước này có thể hấp thụ năng lượng nhiệt khổng lồ của năng lượng mặt trời mà vẫn giữ cho ...(2)... của bề mặt Trái Đất tăng không nhanh và không nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho sự sống con người và các sinh vật khác. Khoảng trống (1) và (2) lần lượt là

A. "nhiệt độ sôi lớn"; "áp suất".

B. "nhiệt độ sôi lớn"; "nhiệt độ".

C. "nhiệt dung riêng lớn"; "nhiệt độ".

D. "nhiệt dung riêng lớn"; "áp suất".

Câu 4: . Cho 20 g chất rắn ở nhiệt độ 70 °C vào 100 g chất lỏng ở 20 °C. Cân bằng nhiệt đạt được ở 30 °C. Nhiệt dung riêng của chất rắn

A. tương đương với nhiệt dung riêng chất lỏng.

B. nhỏ hơn nhiệt dung riêng chất lỏng.

C. lớn hơn nhiệt dung riêng chất lỏng.

D. không thể so sánh được với vật liệu ở thể khác.

Câu 5: Trong những ngày nắng ở bãi biển, đứng trên cát cảm thấy nóng nhưng bước chân xuống nước biển thì vẫn tương đối mát là do sự khác biệt về tính chất nào giữa nước và cát?

A. Khối lượng riêng.

B. Nhiệt dung riêng.

C. Nhiệt độ.

D. Nhiệt nóng chảy.

Câu 6: Nhiệt lượng cần truyền cho vật khi vật bắt đầu nóng chảy tới khi vật nóng chảy hoàn toàn phụ thuộc vào

A. khối lượng của vật.

B. độ tăng nhiệt độ của vật và tính chất của chất làm vật.

C. khối lượng của vật và độ tăng nhiệt độ của vật.

D. khối lượng của vật và tính chất của chất làm vật.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về nhiệt nóng chảy riêng của một chất?

A. Các chất có khối lượng bằng nhau thì có nhiệt nóng chảy như nhau.

B. Nhiệt nóng chảy riêng của một chất là nhiệt lượng cần để làm cho 1 kg chất đó nóng chảy hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy.

C. Nhiệt lượng trong quá trình truyền nhiệt để làm vật nóng chảy hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy là: Q = λm.

D. Được đo bằng đơn vị J/kg.

Câu 7: Nhiệt nóng chảy riêng của sắt là 2,77.105 J/kg. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Khối sắt sẽ tỏa ra nhiệt lượng 2,77.105 J khi nóng chảy hoàn toàn.

B. Khối sắt cần thu nhiệt lượng 2,77.105 J để hóa lỏng.

C. 1 kg sắt cần thu nhiệt lượng 2,77.105 J để hóa lỏng hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy.

D. 1 kg sắt tỏa ra nhiệt lượng 2,77.105 J khi hóa lỏng hoàn toàn.

Câu 8: Đối với vật rắn kết tinh khi đang nóng chảy, khi ta vẫn cung cấp nhiệt lượng thì nhiệt độ của vật

A. vẫn tăng đều.

B. giảm đều.

C. không thay đổi.

D. lúc đầu tăng sau đó giảm.

Câu 9: Nhiệt hóa hơi riêng là thông tin cần thiết trong việc thiết kế thiết bị nào sau đây?

A. Điều hòa.

B. Máy biến áp.

C. Nhiệt kế.

D. Quạt điện.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về nhiệt hóa hơi riêng của một chất?

A. Được kí hiệu là L. 

B. Chất lỏng có thể hóa hơi ở các nhiệt độ khác nhau.

C. Các chất có khối lượng bằng nhau thì có nhiệt hóa hơi như nhau.

D. Được đo bằng đơn vị J/kg.

Câu 7: Nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2260.106 J/kg có nghĩa là gì?

A. 1 kg nước sẽ tỏa ra nhiệt lượng 2260.106 J khi hóa hơi hoàn toàn.

B. 1 kg nước cần thu nhiệt lượng 2260.106 J để hóa lỏng.

C. 1 kg nước tỏa ra nhiệt lượng 2260.106 J khi hóa hơi hoàn toàn.

D. 1 kg nước cần thu nhiệt lượng 2260.106 J để hóa hơi hoàn toàn ở nhiệt độ xác định.

Câu 8: Nhiệt dung riêng của đồng lớn hơn chì. Vì vậy để tăng nhiệt độ của 3 kg đồng và 3 kg chì thêm 15°C thì:

A. Khối chì cần nhiều nhiệt lượng hơn khối đồng.

B. Khối đồng cần nhiều nhiệt lượng hơn khối chì.

C. Hai khối đều cần nhiệt lượng như nhau.

D. Không khẳng định được.

Câu 9: Chọn phương án sai:

A. Nhiệt lượng của vật phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng nhiệt độ và nhiệt dung riêng của vật.

B. Khối lượng của vật càng lớn thì nhiệt lượng mà vật thu vào để nóng lên càng lớn.

C. Độ tăng nhiệt độ của vật càng lớn thì nhiệt lượng mà vật thu vào để nóng lên càng nhỏ.

D. Cùng một khối lượng và độ tăng nhiệt độ như nhau, vật nào có nhiệt dung riêng lớn hơn thì nhiệt lượng thu vào để nóng lên của vật đó lớn hơn.

3. VẬN DỤNG (13 CÂU)

Câu 1: Một bình đựng nước ở . Người ta làm nước trong bình đông đặc lại bằng cách hút không khí và hơi nước trong bình ra ngoài. Lấy nhiệt nóng chảy riêng của nước là  và nhiệt hoá hơi riêng ở nước là . Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài. Tỉ số giữa khối lượng nước bị hoá hơi và khối lượng nước ở trong bình lúc đầu là

A. 0,12 .

B. 0,84 .

C. 0,16 .

D. 0,07 .

Câu 2: Một học sinh, sau khi biết đến thí nghiệm nổi tiếng của Joule, đã phát triển một thiết bị đạp xe cố định (tập gym), có thể chuyển đổi toàn bộ năng lượng tiêu hao thành nhiệt để làm ấm nước. Cần bao nhiêu cơ năng để tăng nhiệt độ của  nước  đến  ? Biết nhiệt dung riêng cùa nước là .

A. .

B. .

C. .

D. .

Câu 3: Một nhà máy thép mỗi lần luyện được 10 tấn thép. Biết nhiệt nóng chảy riêng của thép là 2,77.105 J/kg. Nhiệt lượng cần cung cấp để làm nóng chảy thép trong mỗi lần luyện của nhà máy ở nhiệt độ nóng chảy là

A. 2,77.109 J.

B. 2,77.109 kJ.

C. 2,77.106 J.

D. 2,77.103 kJ.

Câu 4: Biết nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,34.105 J/kg. Nhiệt lượng cần cung cấp để làm nóng chảy hoàn toàn một cục đá có khối lượng 100 g ở 00C là

A. 334 kJ.

B. 33 400 J.

C. 33,4.104 J.

D. 3340 kJ.

Câu 5: Nhiệt nóng chảy của chì là 0,25.105 J/kg. Nhiệt lượng cần thiết để làm nóng chảy 5 kg chì là 

A. 1,25.106 J.

B. 125 000 kJ.

C. 12 500 J.

D. 125 kJ.

Câu 6: Xác định nhiệt lượng cần cung cấp để nung nóng chảy hoàn toàn 5 tạ đồng từ 350C. Biết nhiệt nóng chảy riêng của đồng là 1,8.105 J/kg, nhiệt độ nóng chảy của đồng là 10850C, nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/kg.K.

A. 2,895.104 J.

B. 2,895.102 J.

C. 2,895.108 J.

D. 2,895.106 J.

Câu 7: Trong quá trình đun sôi 5 lít nước trên bếp, bạn A do sơ suất đã quên không tắt bếp khi nước sôi. Biết nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,26.106 J/kg. Nhiệt lượng đã làm hóa hơi 2 lít nước trong ấm do sơ suất đó là

A.11,3.106 J.

B. 6,78.106 J.

C. 4,,52.106 J.

D. 2,26.106 J.

Câu 8: Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K, nhiệt hóa hơi riêng của nước ở 1000C là 2,26.106 J/kg. Nhiệt lượng cần thiết để làm cho 2 kg nước ở 300C chuyển hoàn toàn thành hơi nước ở 1000c là

A. 51,08 J.

B. 51,08 kJ.

C. 510 800 J.

D. 5 108 000 J.

Câu 9: Sau khi đun nóng một lượng nước đến 1000C, tiếp tục đun cho đến khi khối lượng nước giảm 0,5 kg so với ban đầu do một phần nước đã chuyển thành hơi. Biết nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,26.106 J/kg. Nhiệt lượng cần thiết để làm hóa hơi lượng nước trên là

A. 113.104 J.

B. 11,3.104 J.

C. 113 kJ.

D. 11,3 kJ.

Câu 10: Một bạn học sinh tính nhiệt lượng cần để làm 2,0 g nước đá từ -200C chuyển hoàn toàn thành hơi nước ở 1000C. Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K, nhiệt hóa hơi riêng của nước ở 1000C là 2,26.106J/kg, nhiệt nóng chảy của nước đá là 3,34.105 J/kg. Nhiệt lượng cho quá trình này gần nhất với kết quả nào sau đây?

A. 4600 J.

B. 6200 J.

C. 7000 J.

D. 850 J.

Câu 11: Một ấm đun nước có công suất 700 W chứa 450 g nước ở 250C. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K và nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,26.106J/kg. Sau khi đun nước đến nhiệt độ sôi, người ta để ấm tiếp tục đun sôi nước trong 1 phút 30 giây. Khối lượng nước còn lại sau khoảng thời gian này là

A. 270 g.

B. 180 g.

C. 324 g.

D. 432 g.

Câu 12: Để đun sôi 15 lít nước cần cung cấp một nhiệt lượng là bao nhiêu? Biết nhiệt độ ban đầu của nước là 20°C và nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K.

A. 5040 kJ         

B. 5040 J         

C. 50,40 kJ         

D. 5,040 J

Câu 13: Một ấm nhôm có khối lượng 300 g chứa 0,5 lít nước đang ở nhiệt độ 25°C. Biết nhiệt dung riêng của nhôm, nước lần lượt là c1 = 880 J/kg.K, c2 = 4200 J/kg.K. Nhiệt lượng tối thiểu để đun sôi nước trong ấm là:

A. 177,3 kJ         

B. 177,3 J         

C. 177300 kJ         

D. 17,73 J

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Thời gian cần thiết để làm nóng chảy hoàn toàn 1 kg đồng có nhiệt độ ban đầu 270C trong một lò nung điện có công suất 25 000 W là bao nhiêu? Lò nung này chỉ có 50% năng lượng tiêu thụ của lò được dùng vào việc làm đồng nóng lên và nóng chảy hoàn toàn ở nhiệt độ không đổi. Biết nhiệt nóng chảy riêng của đồng là 1,8.105 J/kg, nhiệt độ nóng chảy của đồng là 10850C, nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/kg.K.

A. 41,9 s.

B. 23,3 s.

C. 46,6 s.

D. 83,7 s.

Câu 2: Vận động viên chạy Marathon mất rất nhiều nước trong khi thi đấu. Các vận động viên thường chỉ có thể chuyển hóa khoảng 20% năng lượng hóa học dự trữ trong cơ thể thành năng lượng dùng cho các hoạt động của cơ thể, đặc biệt là hoạt động chạy. Phần năng lượng còn lại chuyển thành nhiệt thải ra ngoài nhờ sự bay hơi của nước qua hô hấp và da để giữ cho nhiệt độ của cơ thể không đồi. Nếu vận động viên dùng hết 11 000 kJ trong cuộc thi thì có khoảng bao nhiêu lít nước đã thoát ra khỏi cơ thể? Coi nhiệt độ cơ thể của vận động viên hoàn toàn không đối và nhiệt hóa hơi riêng của nước trong cơ thể vận động viên là 2,45.106 J/kg.

A. 0,0009 lít.

B. 0,009 lít.

C. 0,09 lít.

D. 0,9 lít.

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Câu 1: Một học sinh làm thí nghiệm đun nóng đề làm  nước đá (thể rắn) ở  chuyển hoàn toàn thành hơi nước ở . Cho nhiệt nóng chảy của nước ở  là ; nhiệt dung riêng của nước là ; nhiệt hoá hơi riêng của nước ở  là . Bỏ qua hao phí toả nhiệt ra môi trường. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào là đúng, phát biểu nào là sai?

a) Nhiệt lượng cần thiết để làm nóng chảy hoàn toàn  nước đá tại nhiệt độ nóng chảy là .

b) Nhiệt lượng cần thiết để đưa  nước từ  đến  là .

c) Nhiệt lượng cần thiết để làm hoá hơi hoàn toàn  nước ở  là .

d) Nhiệt lượng để làm  nước đá (thể rắn) ở  chuyển hoàn toàn thành hơi nước ở  là .

Trả lời:

Câu 2: Khi nước trong bình đang sôi thì năng lượng mà nước nhận được từ nguồn nhiệt

a) được chuyển hoá thành động năng của các phân tử nước.

b) không làm tăng nhiệt độ.

c) không làm tăng động năng chuyển động trung bình của nước trong bình.

d) dùng để chuyển thể lỏng sang thể hơi.

Trả lời 

Câu 3: Khi bay hơi, các phân tử chất lỏng thoát ra ngoài làm mất đi năng lượng dưới dạng động năng (của các phần từ thoát) dẫn đến

a) nội năng của khối chất lỏng giảm.

b) nhiệt độ của khối chất lỏng giảm.

c) quá trình đông đặc chuyển sang thể rắn.

d) thể tích khối chất lỏng tăng lên.

Trả lời 

=> Giáo án Vật lí 12 Cánh diều bài 4: Nhiệt dung riêng, nhiệt nóng chảy riêng, nhiệt hóa hơi riêng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 12 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay