Phiếu trắc nghiệm Vật lí 12 Cánh diều bài 1: Sự chuyển thể của các chất
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật lí 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 1: Sự chuyển thể của các chất vật lí 12 cánh diều. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án vật lí 12 cánh diều
BÀI 1: SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CÁC CHẤT
(22 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)
Câu 1: Để mô tả cấu trúc và giải thích một số tính chất của chất rắn, chất lỏng, chất khí người ta sử dụng mô hình nào?
A. Mô hình động học phân tử.
B. Mô hình vật chất.
C. Mô hình nguyên tử Rutherford.
D. Mô hình toán học.
Câu 2: Giữa các phân tử có lực tương tác. Độ lớn của những lực này phụ thuộc vào
A. hình dạng phân tử.
B. khoảng cách giữa các phân tử.
C. thể tích phân tử.
D. tốc độ chuyển động của các phân tử.
Câu 3: Ở thể khí, khoảng cách giữa các phân tử
A. rất gần nhau.
B. xa nhau
C. rất lớn so với kích thước phân tử.
D. gần nhau.
Câu 4: Ở nhiệt độ khoảng 270C các phân tử hydrogen chuyển động với tốc độ khoảng
A. 500 m/s.
B. 900 m/s.
C. 1 500 m/s.
D. 1 900 m/s.
Câu 5: Nhiệt độ nóng chảy của nước đá là bao nhiêu?
A. 1000C.
B. 100C.
C. 00C.
D. 500C.
Câu 6: Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc vào
A. áp suất khí trên mặt thoáng.
B. bản chất của chất lỏng.
C. áp suất khí trên mặt thoáng và bản chất của chất lỏng.
D. lực liệt kết giữa các phân tử và bản chất của chất lỏng.
Câu 7: Quá trình chuyển từ thể khí sang thể lỏng được gọi là gì?
A. Sự ngưng tụ.
B. Sự thăng hoa.
C. Sự đông đặc.
D. Sự nóng chảy.
2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)
Câu 1: Nhiệt độ sôi của rượu khoảng
A. 800C.
B. 1000C.
C. 3570C.
D. 17490C.
Câu 2: Một lượng xác định của một chất trong điều kiện áp suất bình thường khi ở thể lỏng và khi ở thể khí sẽ không khác nhau về
A. khối lượng riêng.
B. khoảng cách giữa các phân tử (nguyên tử).
C. kích thước phân tử (nguyên tử).
D. vận tốc của các phân tử (nguyên tử).
Câu 3: Hóa hơi và ngưng tụ là quá trình chuyển thể giữa
A. chất lỏng và chất khí.
B. chất lỏng và chất rắn.
C. chất khí và chất rắn.
D. chất rắn, chất lỏng và chất khí.
Câu 4: Đâu không phải chất rắn kết tinh?
A. Kim cương.
B. Thủy tinh.
C. Muối ăn.
D. Bạc.
Câu 5: Mô hình động học phân tử về cấu tạo chất không có nội dung nào sau đây?
A. Các chất được cấu tạo từ các hạt, gọi chung là phân tử.
B. Các phân tử chuyển động không ngừng.
C. Giữa các phân tử có lực tương tác.
D. Tốc độ chuyển động của các phân tử cấu tạo nên vật càng lớn thì thể tích của vật càng lớn.
Câu 6: Kết luận nào dưới đây không đúng với thể rắn?
A. Khoảng cách giữa các phân tử rất xa.
B. Có thể tích xác định.
C. Các phân tử dao động quanh vị trí cân bằng cố định..
D. Lực liên kết giữa các phân tử rất mạnh.
3. VẬN DỤNG (5 CÂU)
Câu 1: Chất ở thể nào dễ bị nén nhất?
A. Thể rắn.
B. Thể lỏng.
C. Thể khí.
D. Plasma.
Câu 2: Với cùng một chất, quá trình chuyển thể nào sẽ làm giảm lực tương tác giữa các phân tử nhiều nhất?
A. Nóng chảy.
B. Hóa hơi.
C. Đông đặc.
D. Ngưng tụ.
Câu 3: Một ấm nước được sôi và tiếp tục đun thì lượng nước trong ấm sẽ cạn dần. Trong quá trình trên, nước đã có sự chuyển thể nào?
A. Hóa hơi.
B. Ngưng kết.
C. Thăng hoa.
D. Nóng chảy.
Câu 4: Muối ăn có cấu trúc tinh thể gồm các ion Na+ và Cl- có vị trí cân bằng trùng với đỉnh của khối lập phương. Mỗi ion trong tinh thể muối ăn dao động như thế nào?
A. Dao động với biên độ nhỏ quanh vị trí cân bằng cố định.
B. Dao động quanh vị trí cân bằng có thể dịch chuyển.
C. Dao động không ngừng về mọi phía.
D. Dao động hỗn loạn.
Câu 5: Để gắn những chỗ nứt trên miếng nhựa, người ta thường hàn nhiệt vào chỗ nứt vỡ để gắn chúng lại với nhau. Tại sao các chỗ đã nứt vỡ lại gắn được với nhau như các trên?
A. Hàn nhiệt sẽ làm ngưng tụ nhựa tại vị trí nứt gãy và dính lại với nhau.
B. Hàn nhiệt vào chỗ nứt gãy sẽ làm nhựa chỗ nứt gãy cứng hơn và dính lại với nhau.
C. Hàn nhiệt sẽ làm chỗ nứt gãy giãn nở do nhiệt và dính lại với nhau.
D. Hàn nhiệt vào chỗ nứt gãy sẽ làm nhựa chỗ nứt gãy nóng chảy và dính lại với nhau khi nguội đi.
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Hợp kim là hỗn hợp rắn của nhiều nguyên tố kim loại hoặc giữa kim loại và phi kim. Làm thế nào để trộn đều các nguyên tố này với nhau để tạo thành hợp kim?
A. Xếp chồng các lớp kim loại lên nhau để thu được hợp kim.
B. Nấu các chất lỏng kim loại với nhau, khi có sự bay hơi ở bề mặt chất lỏng ta thu được hợp kim.
C. Nấu chúng đến khi nóng chảy rồi hòa trộn với nhau, sau khi nguội ta thu được hợp kim.
D. Nấu các kim loại cùng các chất xúc tác cho đến khi ngưng tụ lại ta thu được hợp kim.
Câu 2: Cồn y tế chuyển từ thể lỏng sang thể khí rất nhanh ở điều kiện thông thường. Tại sao khi xoa cồn vào da, ta cảm thấy lạnh ở vùng da đó?
A. Vì cồn lấy đi nhiệt độ từ cơ thể để chuyển từ thể lỏng sang thể khí.
B. Vì cồn không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
C. Vì nhiệt độ hóa hơi của cồn cao hơn nhiệt độ cơ thể.
D. Vì có sự truyền nhiệt giữa cồn và môi trường.
B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Câu 1: Biến đổi khí hậu là sự thay đổi lâu dài về nhiệt độ và các hình thái thời tiết, kể từ năm 1800 tới nay. Biến đổi khí hậu làm tăng lượng khí nhà kính từ đó làm tăng nhiệt độ trái đất. Với tốc độ như hiện nay, nhiều tỉnh ven biển của Việt Nam sẽ bị xâm nhập mặn tăng, nhiều diện tích đất sẽ bị ngập nước mặn không còn sử dụng được nữa.
a) Nguyên nhân chính gây ra tăng nhiệt độ trên trái đất là do các phân tử chất khí chuyển động hỗn loạn, không ngừng.
b) Để chống biến đổi khí hậu chúng ta cần sử dụng tiết kiệm năng lượng.
c) Nhiệt độ trái đất tăng lên làm cho nước biển giãn nở do nhiệt và một lượng lớn băng tan ở 2 cực, hai yếu tố này sẽ làm dâng mực nước biển.
d) Băng nổi ở mặt nước do khi nhiệt độ giảm dần đến 00C thì thể tích của nước tăng dần.
Trả lời
a) S.
b) Đ.
c) Đ.
d) Đ.
--------------
----Còn tiếp----
=> Giáo án Vật lí 12 Cánh diều bài 1: Sự chuyển thể của các chất