Phiếu trắc nghiệm Vật lí 12 Cánh diều bài 3: Cảm ứng điện từ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật lí 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 3: Cảm ứng điện từ vật lí 12 cánh diều. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án vật lí 12 cánh diều

CHỦ ĐỀ 3: TỪ TRƯỜNG

BÀI 3: CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ

(43 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (14 CÂU)

Câu 1: Một vòng dây dẫn được đặt nằm theo phương ngang trong từ trường có cảm ứng từ , trong vòng dây dẫn xuất hiện dòng điện cảm ứng theo chiều kim đồng hồ (nhìn từ trên xuống mặt phẳng vòng dây). Phát biểu nào sau đây về độ lớn và chiều của cảm ứng từ là đúng?

A. Có độ lớn không đổi, hướng thẳng đứng xuống dưới.

B. Có độ lớn không đổi, hướng thẳng đứng lên trên. 

C. Có độ lớn tăng dần, hướng thẳng đứng xuống dưới.

D. Có độ lớn giảm dần, hướng thẳng đứng xuống dưới.

Câu 2: Ở thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng điện từ 

Diagram of a diagram of a magnetic field

Description automatically generated

Khi tăng tốc độ di chuyển thanh nam châm, dòng điện trong ống dây

A. có độ lớn tăng lên.

B. có độ lớn giảm đi.

C. có độ lớn không đổi.

D. đảo ngược chiều.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây nói đến hiện tượng cảm ứng điện từ?

A. Sự tạo ra suất điện động qua một dây dẫn khi không có chuyển động giữa dây dẫn và từ trường.

B. Sự tạo ra suất điện động qua một dây dẫn khi có sự chuyển động tương đối giữa dây dẫn và dòng điện cảm ứng.

C. Sự tạo ra suất điện động qua một dây dẫn khi không có chuyển động giữa dây dẫn và dòng điện cảm ứng.

D. Sự tạo ra suất điện động qua một dây dẫn khi có chuyển động tương đối giữa dây dẫn và từ trường.

Câu 4: Để tạo ra điện trường xoáy, không cần có 

A. sự chuyển động của ống dây trong từ trường.

B. sự chuyển động của nam châm so với ống dây. 

C. ống dây.

D. từ trường biến thiên.

Câu 5: Trong sóng điện từ, từ trường có hướng

A. song song với hướng của điện trường. 

B. ngược với hướng của điện trường.

C. vuông góc với hướng của điện trường.

D. tạo với hướng của điện trường một góc 45°.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hiện tượng cảm ứng điện từ?

A. Hiện tượng cảm ứng điện từ chỉ tồn tại trong khoảng thời gian có từ thông biến thiên.

B. Khi có từ thông biến thiên qua cuộn dây dẫn thì luôn có dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây, ngay cả khi cuộn dây không kín.

C. Hiện tượng cảm ứng điện từ không xảy ra trong khối vật dẫn, kể cả khi có từ thông biến thiên qua khối vật dẫn đó.

D. Dòng điện cảm ứng chạy trong cuộn dây dẫn kín không gây ra tác dụng nhiệt đối với cuộn dây.

Câu 7: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào là đúng?

(1) Độ lớn từ thông qua một mạch kín càng lớn khi số lượng đường sức từ xuyên qua mạch kín này càng nhỏ.

(2) Đơn vị của từ thông là tesla (T).

(3) Khi từ thông qua mặt giới hạn bởi một khung dây dẫn kín biến thiên theo thời gian thì trong khung dây xuất hiện dòng điện cảm ứng.

(4) Trong hiện tượng cảm ứng điện từ, dòng điện cảm ứng sinh ra trong một khung dây dẫn kín có tác dụng chống lại sự biến thiên từ thông qua chính khung dây đó.

A. (1), (2).

B. (2), (3).

C. (3), (4).

D. (1), (4).

Câu 8: Trong hiện tượng cảm ứng điện từ, suất điện động cảm ứng sinh ra do sự biến thiên của từ thông theo thời gian được xác định bằng biểu thức

A.

B.

C.

D.

Câu 9: Chỉ ra phát biểu sai. 

A. Trong vùng không gian có từ trường biến thiên theo thời gian thì trong vùng đó xuất hiện một điện trường xoáy. 

B. Điện trường biến thiên và từ trường biến thiên theo thời gian chuyển hoá lẫn nhau và cùng tồn tại trong không gian được gọi là điện từ trường.

C. Trong sóng điện từ, vectơ cường độ điện trường và vectơ cảm ứng từ luôn dao động vuông pha với nhau 

D. Trong sóng điện từ, phương của vectơ cường độ điện trường và phương của vectơ cảm ứng từ luôn vuông góc với nhau 

A diagram of a coil with a number of lines and a circle

Description automatically generated with medium confidenceCâu 10: Trên Hình 3.2 , khi thanh nam châm dịch chuyền lại gần ống dây, trong ống dây có dòng điện cảm ứng. 

Nếu nhìn từ phía thanh nam châm vào đầu ống dây, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Dòng điện chạy theo chiều kim đồng hồ, đầu 1 là cực bắc của ống dây và hút cực bắc của thanh nam châm.

B. Dòng điện chạy ngược chiều kim đồng hồ, đầu 1 là cực bắc của ống dây và đẩy cực bắc của thanh nam châm.

C. Dòng điện chạy ngược chiều kim đồng hồ, đầu 1 là cực nam của ống dây và đẩy cực nam của thanh nam châm.

D. Dòng điện chạy theo chiều kim đồng hồ, đầu 1 là cưrc nam của ống dây và hút cực bắc của thanh nam châm.

Câu 11: Trường hợp nào sau đây không có hiện tượng cảm ứng điện từ?

A. Một đoạn dây dẫn chuyển động trong một từ trường.

B. Kim nam châm đang chỉ về cực địa lí phía bắc của Trái Đất.

C. Một khung dây quay trong từ trường.

D. Một nam châm vĩnh cửu được thả rơi thẳng đứng vào một ống nhôm.

Câu 12: Một thanh nam châm được thả rơi vào một ống dây thẳng đứng. Giả sử cực bắc của nam châm hướng xuống dươi. Nếu nhìn từ trên xuống ống dây, tại thời điểm nam châm đang rơi đến sát đầu trên của ống dây, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Dòng điện chạy trong ống theo hướng ngược chiều kim đồng hồ và nam châm chịu một lực từ hướng lên trên.

B. Dòng điện chạy trong ống theo chiều kim đồng hồ và nam châm chịu một lực từ hướng lên trên.

C. Dòng điện chạy trong ống theo hướng ngược chiều kim đồng hồ và nam châm chịu một lực từ hướng xuống.

D. Dòng điện chạy trong ống theo chiều kim đồng hồ và nam châm chịu một lực từ hướng xuống.

Câu 13. Cách nào sau đây không tạo ra suất điện động cảm ứng?

A. Di chuyển một đoạn dây dẫn giữa các cực của nam châm.

B. Giữ cố định một đoạn dây dẫn giữa hai cực của nam châm.

C. Di chuyển một thanh nam châm ra khöi một ống dây dẫn.

D. Làm quay một khung dây dẫn trong từ trường.

Câu 14. Rotato của máy phát điện xoay chiều một pha là một khung dây phẳng quay xung quanh một trục nằm trong mặt phẳng của khung trong từ trường của stato, suất điện động cảm ứng đổi chiều một lần trong mấy vòng quay?

A. Một vòng quay.

B. Hai vòng quay.

C. Một nửa vòng quay.

D. Một phần tư vòng quay.

2. THÔNG HIỂU (15 CÂU) 

Câu 1: Cách nào sau đây không tạo ra suất điện động cảm ứng?

A. Di chuyển một dây dẫn giữa các cực của nam châm.

B. Di chuyển một thanh nam châm ra khỏi một ống dây dẫn. 

C. Giữ cố định một dây dẫn giữa hai cực của nam châm. 

D. Làm quay một khung dây dẫn trong từ trường.

Câu 2: Một học sinh đo cường độ dòng điện chạy trong ống dây khi di chuyển cực bắc của thanh nam châm lại gần ống dây. Cường độ dòng điện sẽ tăng khi

A. sử dụng thanh nam châm mạnh hơn.

B. di chuyển nam châm theo hướng ngược lại.

C. di chuyển cuộn dây, giữ yên nam châm.

D. di chuyển cực nam của thanh nam châm

A diagram of a coil

Description automatically generatedCâu 3: Khi nam châm dịch chuyển ra xa ống dây (Hình 3.8), trong ống dây có dòng điện cảm ứng. Nếu nhìn từ phía thanh nam châm vào đầu ống dây, phát biểu nào sau đây là đúng? 

A. Dòng điện chạy theo chiều kim đồng hồ, đầu 1 là cực bắc của ống dây và hút cực bắc của thanh nam châm.

B. Dòng điện chạy ngược chiều kim đồng hồ, đầu 1 là cực bắc của ống dây và đẩy cực nam của thanh nam châm.

C. Dòng điện chạy ngược chiều kim đồng hồ, đầu 1 là cực nam của ống dây và đẩy cực nam của thanh nam châm.

D. Dòng điện chạy theo chiều kim đồng hồ, đầu 1 là cực nam của ống dây và hút cực bắc của thanh nam châm.

Câu 4: Ví dụ nào sau đây không phải là ví dụ về cảm ứng điện từ?

A. Một khung dây quay trong từ trường sẽ tạo ra suất điện động trong khung dây dẫn đó.

B. Một nam châm di chuyển lại gần và ra xa ống dây dẫn sẽ tạo ra một điện áp trong ống dây dẫn đó.

C. Một dây dẫn có dòng điện chịu một lực khi được đặt giữa hai cực của một nam châm.

D. Một sự chênh lệch điện thế được tạo ra trên một dây dẫn chuyển động trong từ trường.

Câu 5: Một sóng vô tuyến AM được phát ra và truyền đi trên mặt đất. Biết thành phần điện trường của sóng luôn vuông góc với mặt đất. Thành phần từ trường của sóng luôn có hướng

A. song song với mặt đất và vuông góc với phương truyền sóng.

B. vuông góc với mặt đất và phương truyền sóng.

C. song song với mặt đất và phương truyền sóng.

D. vuông góc với mặt đất và song song với phương truyền sóng.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây về từ thông là không đúng?

A. Từ thông là đại lượng vectơ, được xác định bằng số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây.

B. Từ thông là đại lượng vô hướng, được sử dụng để diễn tả số đường sức từ xuyên qua diện tích S nào đó.

C. Đơn vị của từ thông là vêbe, kí hiệu là Wb.

D. Từ thông qua diện tích S nào đó bằng không khi vectơ pháp tuyến của diện tích S vuông góc với vectơ cảm ứng từ của từ trường.

Câu 7: Cách nào sau đây không làm cho từ thông qua tiết diện vòng dây dẫn kín biến thiên? 

A. Quay vòng dây cắt ngang các đường cảm ứng từ của nam châm vĩnh cửu. 

B. Dịch chuyển nam châm sao cho các đường sức từ dịch chuyển song song với mắt phẳng khung dây. 

C. Đặt mặt phẳng cuộn dây cạnh nam châm điện xoay chiều.

D. Cho nam châm vĩnh cửu rơi qua lòng cuộn dây.

Câu 8: Trường hợp nào dưới đây xác định đúng chiều dòng điện cảm ứng trong vòng dây dẫn kính

A. A diagram of a diagram of a circle and a circle

Description automatically generated

B. A diagram of a magnet

Description automatically generated

C. A diagram of a machine

Description automatically generated

A diagram of a diagram

Description automatically generatedD. A diagram of a machine

Description automatically generated

Câu 9: Khi cho nam châm rơi qua vòng dây như Hình 16.4. Nhận xét nào sau đây là đúng nếu nhìn vòng dây theo hướng từ dưới lên? 

A. Lúc đầu, dòng điện cảm ứng cùng chiều kim đồng hồ. Khi nam châm xuyên qua vòng dây, dòng điện cảm ứng đổi chiều ngược chiều kim đồng hồ.

B. Lúc đầu, dòng điện cảm ứng ngược chiều kim đồng hồ. Khi nam châm xuyên qua vòng dây, dòng điện cảm ứng không đổi chiều.

C. Không có dòng điện cảm ứng trong vòng dây khi nam châm đi vào hoặc đi ra khỏi vòng dây.

D. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong vòng dây luôn cùng chiều kim đồng hồ.

---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI (5 CÂU)

A diagram of a coil with a number of lines and a circle

Description automatically generated with medium confidenceCâu 1: Một nhóm học sinh làm thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng điện từ như trình bày ở Hình 3.2. Trong các phát biểu sau đây của học sinh, phát biểu nào là đúng, phát biểu nào là sai? 

a) Mỗi khi từ thông qua mặt giới hạn bởi mạch điện kín biến thiên theo thời gian thì trong mạch xuất hiện dòng điện cảm ứng.

b) Độ lớn của suất điện động cảm ứng trong mạch kin ti lệ với tốc độ biến thiên của từ thông qua mạch kín đó.

c) Độ lớn của từ thông qua một mạch kín càng lớn thì suất điện động cảm ứng trong mạch kín đó càng lớn.

d) Dịch chuyển thanh nam châm lại gần một đầu ống dây thì đầu đó sẽ hút thanh nam châm vì khi đó, ống dây là một nam châm điện

Trả lời:

a) Đ.

b) Đ.

c) S.

A diagram of a mathematical equation

Description automatically generatedd) S.

Câu 2: Hình bên biểu diễn một thanh dẫn điện MN trượt trên hai thanh kim loại theo chiều vuông góc với cảm ứng từ. Biết B = 0,40 T, MN = PQ = 0,20 m. Thanh MN đang chuyển động về bên trái với vận tốc có độ lớn 0,2 m/s và có hướng vuông góc với nó. Toàn bộ mạch có điện trở 2,0W. Các thanh kim loại không nhiễm từ, bỏ qua ma sát. 

a) Suất điện động cảm ứng trong thanh MN có độ lớn là 1,6.10-2 V. 

b) Dòng điện trong mạch có chiều NMQP.

c) Lực kéo thanh MN chuyển động đều với tốc độ đã cho là 6,4.10-4N

d) Nếu coi NM là nguồn điện thì M đóng vai trò cực dương.

Trả lời

a) Đ.

b) S.

c) Đ.

d) S.

---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

=> Giáo án Vật lí 12 Cánh diều bài 3: Cảm ứng điện từ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 12 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay