Phiếu trắc nghiệm Vật lí 12 chân trời Bài 10: Lực từ. Cảm ứng từ
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật lí 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 10: Lực từ. Cảm ứng từ Vật lí 12 CTST. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án vật lí 12 chân trời sáng tạo
CHƯƠNG III: TỪ TRƯỜNG
BÀI 10: LỰC TỪ, CẢM ỨNG TỪ
(36 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)
Câu 1: Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường
A. Phương trùng với phương của nam châm thử nằm cân bằng tại điểm đó
B. Cùng hướng với lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện đặt tại điểm đó
C. Có độ lớn tỉ lệ nghịch với độ lớn của lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện đặt tạo điểm đó.
D. Có độ lớn tỉ lệ với cường độ của phần tử dòng điện đặt tại điểm đó
Câu 2: Chiều của lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện, thường được xác định bằng quy tắc:
A. vặn đinh ốc.
B. nắm tay phải.
C. bàn tay trái.
D. bàn tay phải.
Câu 3: Hướng của từ trường, hướng của dòng điện và hướng của lực điện từ tác dụng lên dòng điện này
A. tạo thành một tam giác vuông.
B. tạo thành một tam diện thuận.
C. luôn cùng hướng với nhau.
D. luôn hợp với nhau góc 1200.
Câu 4: Cảm ứng từ là đại lượng đặc trưng cho từ trường về phương diện
A. sinh công của từ trường.
B. tác dụng lực của từ trường.
C. tác dụng sinh lý của từ trường.
D. tác dụng hóa học của từ trường.
Câu 5: Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường có hướng
A. vuông góc với đường sức từ.
B. trùng với hướng của đường sức từ.
C. trùng với hướng của lực từ.
D. ngược với hướng của lực từ.
Câu 6: Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua và được đặt cùng phương với cảm ứng từ
A. cùng hướng với cảm ứng từ.
B. ngược hướng với cảm ứng từ.
C. vuông góc với cảm ứng từ.
D. bằng 0 .
Câu 7: Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ xuyên vào lòng bàn tay, ngón cái choãi ra chỉ chiều dòng điện thì chiều của lực từ tác dụng lên dòng điện
A. theo chiều từ cổ tay đến bốn ngón tay.
B. ngược với chiều từ cổ tay đến bốn ngón tay.
C. cùng chiều với ngón tay cái choãi ra.
D. ngược chiều với ngón tay cái choãi ra.
2. THÔNG HIỂU (12 CÂU)
Câu 1: Một đoạn dây dẫn có dòng điện I nằm ngang đặt trong từ trường có các đường sức từ thẳng đứng từ trên xuống như hình vẽ. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn có chiều
A. thẳng đứng hướng từ trên xuống.
B. thẳng đứng hướng từ dưới lên.
C. nằm ngang hướng từ trái sang phải.
D. nằm ngang hướng từ phải sang trái.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương vuông góc với dòng điện.
B. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương vuông góc với đường cảm ứng từ.
C. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương vuông góc với mặt phẳng chứa dòng điện và đường cảm ứng từ.
D. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương tiếp tuyến với các đường cảm ứng từ.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi đổi chiều dòng điện.
B. Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi đổi chiều cảm ứng từ.
C. Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi tăng cường độ dòng điện.
D. Lực từ tác dụng lên dòng điện không đổi chiều khi đồng thời đổi chiều dòng điện và cảm ứng từ.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện trong đoạn dây.
B. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận với chiều dài của đoạn dây.
C. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận với góc hợp bởi đoạn dây và đường sức từ.
D. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận với cảm ứng từ tại điểm đặt đoạn dây.
Câu 5: Phát biểu nào dưới đây là đúng? Cho một đoạn dây dẫn mang dòng điện I đặt song song với đường sức từ, chiều của dòng điện ngược chiều với chiều của đường sức từ.
A. Lực từ luôn bằng không khi tăng cường độ dòng điện.
B. Lực từ tăng khi tăng cường độ dòng điện.
C. Lực từ giảm khi tăng cường độ dòng điện.
D. Lực từ đổi chiều khi ta đổi chiều dòng điện.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây là không đúng? Một đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện I đặt trong từ trường đều thì
A. lực từ tác dụng lên mọi phần của đoạn dây.
B. lực từ chỉ tác dụng vào trung điểm của đoạn dây.
C. lực từ chỉ tác dụng lên đoạn dây khi nó không song song với đường sức từ.
D. lực từ tác dụng lên đoạn dây có điểm đặt là trung điểm của đoạn dây.
Câu 7: Một dây dẫn thẳng có dòng điện I đặt trong vùng không gian có từ trường đều như hình vẽ.
Lực từ tác dụng lên dây có
A. phương ngang hướng sang trái.
B. phương ngang hướng sang phải.
C. phương thẳng đứng hướng lên.
D. phương thẳng đứng hướng xuống.
Câu 8: Hình nào biểu diễn đúng hướng lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện I có chiều như hình vẽ đặt trong từ trường đều, đường sức từ có hướng như hình vẽ:
A.
B.
C.
D.
Câu 9:Một dòng electron đang dịch chuyển theo chiều dương của trục trong từ trường có cảm ứng từ hướng theo chiều dương của trục (Hình 3.5). Lực từ tác dụng lên các điện tích có hướng
A. theo chiều dương của .
B. theo chiều âm của .
C. theo chiều dương của .
D. theo chiều âm của .
Câu 10:Hai dây dẫn thẳng và được nối với nhau tại và có dòng điện chạy theo chiều từ với cường độ . Hệ thống ở trong một từ trường đều nằm ngang với cảm ứng từ có độ lớn (Hình 3.7). Biết . Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Lực từ tác dụng lên đoạn dòng điện hướng ra ngoài.
B. Lực từ tác dụng lên đoạn dòng điện NO hướng vào trong.
C. Lực từ tác dụng lên và có độ lớn bằng nhau.
D. Lực từ tác dụng lên và là hai lực cân bằng.
Câu 11:Hình nào biểu diễn đúng hướng lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện I có chiều như hình vẽ đặt trong từ trường đều, đường sức từ có hướng như hình vẽ:
A.
B.
C.
D.
Câu 12: Hình nào biểu diễn đúng hướng lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện I có chiều như hình vẽ đặt trong từ trường đều, đường sức từ có hướng như hình vẽ:
A.
B.
C.
D.
3. VẬN DỤNG (11 CÂU)
Câu 1:Đặt một khung dây dẫn hình chữ nhật có dòng điện chạy qua trong từ trường sao cho mặt phẳng khung dây vuông góc với các đường cảm ứng từ chiều như hình vẽ thì lực từ có tác dụng:
A. lực từ làm dãn khung.
B. lực từ làm khung dây quay.
C. lực từ làm nén khung.
D. lực từ không tác dụng lên khung.
Câu 2: Thanh dây dẫn thẳng MN có chiều dài l = 20 cm, khốí lượng m = 10 g, được treo trên hai sợi dây mảnh sao cho MN nằm ngang. Cả hệ thống được đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,25 T và vectơ B hướng lên trên theo phương thẳng đứng. Nếu cho dòng điện I = A chạy qua, người ta thấy thanh MN được nâng lên vị trí cân bằng mới và hai sợi dây treo bây giờ lệch một góc α so với phương thẳng đứng. Cho g = 10 m/s2, góc lệch α là
A. 30o
B. 45o
D. 50,5o
C. 60o
Câu 3: Một đoạn dây dẫn thẳng dài 5 cm đặt trong từ trường đều và vuông góc với vector cảm ứng từ. Dòng điện qua dây có có cường độ 0,75 A. Lực từ tác dụng lên đoạn dây đó là 3.10-3 N. Xác định cảm ứng từ của từ trường ?
A. 0,08 T.
B. 0,06 T.
C. 0,05 T.
D. 0,1 T.
Câu 4: Một đoạn dây dẫn dài 5 cm đặt trong từ trường đều vuông góc với véctơ cảm ứng từ. Dòng điện có cường độ 0,75A qua dây dẫn thì lực từ tác dụng lên đoạn dây có độ lớn là 3.10-3N. Cảm ứng từ của từ trường có giá trị:
A. 0,8 T.
B. 0,08 T.
C. 0,16 T.
D. 0,016 T.
Câu 5: Một đoạn dây dài l đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,5T hợp với đường cảm ứng từ một góc 300. Dòng điện qua dây có cường độ 0,5A, thì lực từ tác dụng lên đoạn dây là 4.10-2 N. Chiều dài đoạn dây dẫn là:
A. 32 cm.
B. 3,2 cm.
C. 16 cm.
D. 1,6 cm.
Câu 6: Một đoạn dây dẫn dài 5 (cm) đặt trong từ trường đều và vuông góc với vectơ cảm ứng từ. Dòng điện chạy qua dây có cường độ 0,75 (A). Lực từ tác dụng lên đoạn dây đó là 3.10-2 (N). Cảm ứng từ của từ trường đó có độ lớn là:
A. 0,4 (T).
B. 0,8 (T).
C. 1,0 (T).
D. 1,2 (T).
Câu 7: Một đoạn dây dẫn thẳng MN dài 6 (cm) có dòng điện I = 5 (A) đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,5 (T). Lực từ tác dụng lên đoạn dây có độ lớn F = 7,5.10-2(N). Góc α hợp bởi dây MN và đường cảm ứng từ là:
A. 0,50.
B. 300.
C. 600 .
D. 900.
Câu 8: Thành phần nằm ngang của từ trường trái đất bằng 3.10-5 T, còn thành phần thẳng đứng rất nhỏ. Một đoạn dây dài 100 m mang dòng điện 1400 A đặt vuông góc với từ trường trái đất thì chịu tác dụng của lực từ:
A. 2,2 N.
B. 3,2 N.
C. 4,2 N.
D. 5,2 N.
Câu 9: Một dây dẫn được uốn gập thành một khung dây có dạng tam giác vuông tại A, AM = 8 cm mang dòng điện I = 5 A. Đặt khung dây vào trong từ trường đều B = 3.10-3 T có véc tơ cảm ứng từ song song với cạnh AN hướng như hình vẽ. Giữ khung cố định, lực từ tác dụng lên cạnh AM của tam giác là:
A. 1,2.10-3 N.
B. 1,5.10-3 N.
C. 2,1.10-3 N.
D. 1,6.10-3 N.
Câu 10: Một dây dẫn thẳng dài mang dòng điện 20 A, đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 5.10-3 T. Dây dẫn đặt vuông góc với véctơ cảm ứng từ và chịu lực từ bằng 10-3 N. Chiều dài của đoạn dây dẫn là
A. 4 cm.
B. 3 cm.
C. 2 cm.
D. 1 cm.
Câu 11: Một đoạn dây dài 2,0 m mang dòng điện 0,60 A được đặt trong vùng từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ là 0,50 T, theo phương song song với phương của cảm ứng từ. Lực từ tác dụng lên dây có độ lớn là
A. 6,7 N.
B. 0,30 N.
C. 0,15 N.
D. 0 N.
4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)
Câu 1: Giữa hai cực của một nam châm có nằm ngang, B = 0,01 T người ta đặt một dây dẫn có chiều dài L nằm ngang vuông góc với Khối lượng một đơn vị chiều dài là d = 0,01 kg/m. Tìm cường độ dòng điện chạy qua dây để dây nằm lơ lửng không rơi. Cho g=10 m/s2.
A. 1 A.
B. 10 A.
C. 5 A.
D. 0,5 A.
Câu 2: Một dây dẫn được uốn gập thành một khung dây có dạng tam giác vuông tại A, AM = 8 cm, AN = 6 cm mang dòng điện I = 5 A. Đặt khung dây vào trong từ trường đều B = 3.10-3 T có véc tơ cảm ứng từ song song với cạnh AN hướng như hình vẽ. Giữ khung cố định, lực từ tác dụng lên cạnh MN của tam giác là:
A. 0,8.10-3 N.
B. 1,2.10-3 N.
C. 1,5.10-3 N.
D. 1,8.10-3 N.
Câu 3: Thanh MN dài 20 cm có khối lượng 5 g được treo nằm ngang bằng hai sợi chỉ mảnh CM và DN. Thanh nằm trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,3T nằm ngang vuông góc với thanh có chiều như hình vẽ. Mỗi sợi chỉ treo thanh có thể chịu được lực kéo tối đa là 0,04 N. Dòng điện chạy qua thanh MN có cường độ nhỏ nhất là bao nhiêu thì một trong hai sợi chỉ treo thanh bị đứt. Cho gia tốc trọng trường g = 9,8m/s2
A. I = 0,36 A và có chiều từ M đến N.
B. I = 0,36 A và có chiều từ N đến M.
C. I = 0,52 A và có chiều từ M đến N.
D. I = 0,52 A và có chiều từ N đến M.
B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Câu 1: Một đoạn dây dẫn nằm ngang được giữ cố định ở vùng từ trường đều trong khoảng không gian giữa hai cực của nam châm. Nam châm này được đặt trên một cái cân (Hình 3.1). Phần nằm trong từ trường của đoạn dây dẫn có chiều dài là . Khi không có dòng điện chạy trong đoạn dây, số chỉ của cân là . Khi có dòng điện cường độ chạy trong đoạn dây, số chỉ của cân là . Lấy . Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng, phát biểu nào là sai?
a) Số chỉ của cân giảm đi chứng tỏ có một lực tác dụng vào cân theo chiều thẳng đứng lên trên.
b) Lực tác dụng làm cho số chỉ của cân giảm là lực từ tác dụng lên đoạn dây và có chiều hướng lên.
c) Dòng điện trong dây có chiều từ trái sang phải.
d) Độ lớn cảm ứng từ giữa các cực của nam châm là .
Trả lời:
=> Giáo án Vật lí 12 chân trời Bài 10: Lực từ. Cảm ứng từ