Phiếu trắc nghiệm Vật lí 12 chân trời Bài 6: Định luật Boyle. Định luật Charles
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật lí 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 6: Định luật Boyle. Định luật Charles Vật lí 12 CTST. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án vật lí 12 chân trời sáng tạo
CHƯƠNG II: KHÍ LÍ TƯỞNG
BÀI 5: ĐỊNH LUẬT BOYLE. ĐỊNH LUẬT CHARLES
(31 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (6 CÂU)
Câu 1: Theo định luật Boyle: Ở nhiệt độ không đổi, áp suất của một khối lượng khí xác định:
A. tỷ lệ với căn hai của thể tích của nó
B. tỷ lệ nghịch với thể tích của nó
C. tỷ lệ thuận với thể tích của nó
D. tỷ lệ thuận với bình phương thể tích của nó
Câu 2: Theo định luật Charles, ở áp suất khong đổi, thể tích của một lượng khí xác định:
A. tỷ lệ với căn hai của nhiệt độ tuyệt đối của nó
B. tỷ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối của nó
C. tỷ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối của nó
D. tỷ lệ thuận với bình phương nhiệt độ tuyệt đối của nó
Câu 3: Hình nào dưới đây mô tả quá trình đẳng áp của một khối lượng khí xác định?
A. Hình A
B. Hình B
C. Hình C
D. Hình D
Câu 4: Hình nào dưới đây mô tả quá trình đẳng nhiệt của một khối lượng khí xác định?
A. Hình A
B. Hình B
C. Hình C
D. Hình D
Câu 5: Hệ thức của định luật Boyle:
A. p1V2 = p2V1
B. pV = hằng số
C. p/V = hằng số
D. V/p = hằng số
Câu 6: Hệ thức không phải của định luật Boyle:
A.
B.
C.
D. p1V1 = p2V2
2. THÔNG HIỂU (8 CÂU)
Câu 1: Trạng thái của một khối lượng khí không đổi không được xác định bằng thông số nào?
A. Thể tích
B. Khối lượng
C. Áp suất
D. Nhiệt độ tuyệt đối
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí xác định?
A. Áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích.
B. Tích của áp suất và thể tích là một hằng số.
C. Trên giản đồ p – V, đồ thị là một đường hypebol.
D. Áp suất tỉ lệ với thể tích.
Câu 3: Hiện tượng có liên quan đến định luật Charles là
A. săm xe đạp để ngoài nắng có thể bị nổ.
B. quả bóng bay bị vỡ khi dùng tay bóp mạnh.
C. quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng lại phồng lên như cũ.
D. mở lọ nước hoa và mùi nước hoa lan tỏa khắp phòng.
Câu 4: Hình 30.1 biểu diễn hai đường đẳng tích của cùng một khối lượng không khí trong hệ tọa độ (p – T). Mối quan hệ đúng về các thể tích V1, V2 là:
A. V1 > V2.
B. V1 < V2.
C. V1 = V2.
D. V1 ≥ V2.
Câu 5: Nếu nhiệt độ của một bóng đèn khi tắt là 25oC, khí sáng là 323oC, thì áp suất của khí trơ trong bóng đèn tăng lên là
A. 10,8 lần.
B. 2 lần.
C. 1,5 lần.
D. 12,92 lần.
Câu 6: Đại lựợng nào sau đây được giữ không đồi theo định luật Boyle?
A. Chỉ khối lượng khí.
B. Chỉ nhiệt độ khí.
C. Khối lượg khí và áp suất khí.
D. Khối lượng khí và nhiệt độ khí.
Câu 7: . Dựa vào đồ thị Hình 2.1 , hệ thức nào sau đây là đúng?
A. .
B. .
C. .
D. .
Câu 8: Cho một quá trình biến đổi trạng thái của một lượng khí xác định được biểu diễn như hình vẽ. Các thông số trạng thái p, V, T của hệ đã thay đổi như thế nào khi chuyển từ trạng thái 1 sang trạng thái 2?
A. T không đổi, p tăng, V giảm.
B. V không đổi, p tăng, T giảm.
C. V tăng, P tăng, T giảm.
D. p tăng, V tăng, 1 tăng.
3. VẬN DỤNG (12 CÂU)
Câu 1:Một xilanh chứa 150 cm3 khí ở 2.105 pa Pít-tông nén khí trong xilanh xuống còn 75 cm3. Nếu coi nhiệt độ không đổi thì áp suất trong xilanh bằng
A. 2.105 Pa.
B. 4.105 Pa.
C. 3.105 Pa.
D. 5.105 Pa.
Câu 2: Một bọt khí ở đáy hồ sâu 7,5 m nổi lên trên mặt nước. Giả sử nhiệt độ ở đáy hồ và mặt hồ là như nhau. Cho biết áp suất khí quyển po = 75 cmHg, và khối lượng riêng của thủy ngân là 1,36.104 kg/m3. Thể tích bọt khí đã tăng lên
A. 1,74 lần.
B. 3,47 lần.
C. 1,50 lần.
D. 2 lần.
Câu 3: Một khối lượng khí lí tưởng xác định có áp suất 2 atm được làm tăng áp suất lên đến 8 atm ở nhiệt độ không đổi thì thể tích biến đổi một lượng là 3 lít. Thể tích ban đầu của khối là
A. 4 lít.
B. 8 lít.
C. 12 lít.
D. 16 lít.
Câu 4: Một quả bóng đá có dung tích 2,5 lít. Người ta bơm không khí ở áp suất 105 Pa vào bóng. Mỗi lần bơm được 125 cm3 không khí. Biết trước khi bơm, trong bóng có không khí ở áp suất 105 Pa và nhiệt độ không đổi trong thời gian bơm. Áp suất không khí trong quả bóng sau 20 lần bơm bằng
A. 5.105 Pa
B. 2,5.105 Pa
C. 2.105 Pa
D. 7,5.105 Pa
Câu 5: Cho một lượng khí không đổi thực hiện một quá trình biển đổi như hình vẽ sau:
Biết rằng ban đầu khối khí có thể tích V = 6 lít, Thể tích của khối khí ở trạng thái cuối bằng:
A. 1 lít.
B. 2 lít.
C. 3 lít.
D. 12 lít.
Câu 6: Một bọt khí ở đáy hồ sau 8m nổi lên đến mặt nước. Hỏi thể tích của bọt tăng lên bao nhiêu lần? Lấy g = 10 m/s2.
A. 1,8 lần
B. 1,1 lần
C. 2,8 lần
D. 3,1 lần
Câu 7: Một ống thuỷ tinh được cắm lộn ngược vào một chậu chứa thuỷ ngân, bên trong ống chứa 40 cm3 không khí và một cột thuỷ ngân cao 8 cm so với mực thuỷ ngân trong chậu (Hình a). Người ta ấn sâu ống thủy tinh vào thủy ngân cho tới khi mực thủy ngân ở bên trong và bên ngoài ống bằng nhau (Hình b). Biết áp suất khí quyển là 75 cmHg. Thể tích của không khí còn lại bên trong ống thủy tinh là:
A. 25,7 cm3
B. 15,7 cm3
C. 45,7 cm3
D. 35,7 cm3
Câu 8: Một chất khí có thể tích ở áp suất 1,06 atm. Giả sử nhiệt độ không thay đổi khi tăng áp suất tới thì khối khí có thể tích bằng bao nhiêu?
A. .
B. .
C. .
D. .
Câu 9: Trong một quá trình đẳng áp, người ta thực hiện công là làm một lượng khí có thể tích thay đổi từ đến . Áp suất trong quá trình này là bao nhiêu?
A. .
B. .
C. .
D. .
Câu 10: Một bình đựng khí oxygen có thể tích và áp suất bằng . Coi nhiệt độ không đổi. Thể tích cúa khí này là bao nhiêu khi áp suất của khí là ?
A. .
B. .
C. .
D. .
Câu 11: Hai mol khí lí tưởng ở và được làm nóng đến . Nếu thể tích được giữ không đồi trong quá trình đun nóng này thì áp suất cuối cùng là bao nhiêu?
A. .
B. .
C. .
D. .
Câu 12: Một lượng khí được nén đẳng nhiệt từ thể tích 10,0 lít đến 4,0 lít, áp suất khí tăng thêm 0,75 atm. Áp suất ban đầu của khí là
A. 0,3 atm.
B. 0,5 atm.
C. 1,0 atm.
D. 0,25 atm.
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Nếu áp suất của một lượng khí lí tưởng xác định tăng 1,5.105 Pa thì thể tích biến đổi 3 lít. Nếu áp suất của lượng khí đó tăng 3.105 Pa thì thể tích biến đổi 5 lít. Biết nhiệt độ không đổi, áp suất và thể tích ban đầu của khí là
A. 3.105 Pa, 9 lít.
B. 6.105 Pa, 15 lít.
C. 6.105 Pa, 9 lít.
D. 3.105 Pa, 12 lít.
Câu 2: Biết ở điều kiện tiêu chuẩn, khối lượng riêng của oxygen là 1,43 kg/m3+. Khối lượng khí oxygen đựng trong một bình kín có thể tích 15 lít dưới áp suất 150 atm ở nhiệt độ 0oC bằng
A. 3,23 kg.
B. 214,5 kg.
C. 7,5 kg.
D. 2,25 kg.
Câu 3: Một ống thủy tinh tiến diện đều S, một đầu kín một đầu hở, ở giữa có một cột thủy ngân dài h = 16 cm (Hình 29.1). Khi đặt ống thẳng đứng đầu hở ở trên thì chiều dài của cột không khí là ℓ1 = 15 cm. Áp suât khí quyển po = 76 cmHg. Khi đặt ống thủy tinh thẳng đứng, đầu hở ở phía dưới thì cột không khí trong ống có chiều dài ℓ2 bằng
A. 30 cm.
B. 23 cm.
C. 32 cm.
D. 20 cm.
Câu 4: Người ta dùng bơm có pit-tông diện tích 8 cm2 và khoảng chạy 25 cm bơm một bánh xe đạp sao cho áp lực của bánh xe đạp lên mặt đường là 350 N thì diện tích tiếp xúc là 50 cm2. Ban đầu bánh xe đạp chứa không khí ở áp suất khí quyển p0 = 105 Pa và có thể tích là V0 = 1500 cm3. Giả thiết khi áp suất không khí trong bánh xe đạp vượt quá 1,5p0 thì thể tích của bánh xe đạp là 2000 cm3. Hỏi phải đẩy bơm bao nhiêu lần? Chọn đáp án đúng.
A. 5 lần
B. 15 lần
C. 10 lần
D. 20 lần
B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Câu 1: Quá trình biến đổi trạng thái của một khối lượng khí xác định mà trong đó có một thông số trạng thái không đổi gọi là đẳng quá trình:
A. Đẳng nhiệt là quá trình biến đổi trạng thái, trong đó, nhiệt độ được giữ không đổi
B. Đẳng áp là quá trình biến đổi trạng thái, trong đó áp suất được giữ không đổi
C. Đẳng thể là quá trình biến đổi trạng thái, trong đó thể tích được giữ không đổi
D. Đẳng hướng là quá trình biến đổi trạng thái, trong đó hướng chuyển động được giữ không đổi
Trả lời:
=> Giáo án Vật lí 12 chân trời Bài 6: Định luật Boyle. Định luật Charles