Phiếu trắc nghiệm Vật lí 12 chân trời Bài 1: Sự chuyển thể
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật lí 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 1: Sự chuyển thể Vật lí 12 CTST. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án vật lí 12 chân trời sáng tạo
BÀI 1: SỰ CHUYỂN THỂ
(22 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)
Câu 1: Ở thể rắn, các phân tử có đặc điểm gì về hình dạng và thể tích?
A. Có hình dạng xác định nhưng không có thể tích xác định.
B. Có thể tích xác định nhưng không có hình dạng xác định.
C. Có thể tích và hình dạng riêng xác định.
D. Không có hình dạng và thể tích riêng.
Câu 2: Để giải thích các hiện tượng nhiệt quan sát được các nhà khoa học đã đưa ra mô hình nào?
A. Mô hình động học phân tử.
B. Mô hình vật chất.
C. Mô hình nguyên tử Rutherford.
D. Mô hình toán học.
Câu 3: Ở thể khí, các phân tử chuyển động như thế nào?
A. Chỉ dao động quanh vị trí cân bằng cố định.
B. Dao động quanh vị trí cân bằng luôn luôn thay đổi.
C. Chuyển động hỗn loạn.
D. Chuyển động rất chậm.
Câu 4: Lực tương tác giữa các phân tử là
A. lực đẩy.
B. lực hút.
C. lực hút và lực đẩy.
D. lực kéo.
Câu 5: Sự hóa hơi có thể xảy ra qua hình thức nào?
A. Bay hơi và sôi.
B. Bay hơi và nóng chảy.
C. Nóng chảy và thăng hoa.
D. Sôi và đông đặc.
Câu 6: Sự hóa hơi xảy ra ở đâu?
A. Bên trong chất lỏng.
B. Bề mặt của chất lỏng.
C. Bên trong và trên bề mặt chất lỏng.
D. Gần bề mặt chất lỏng.
Câu 7: Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng được gọi là gì?
A. Sự ngưng kết.
B. Sự thăng hoa.
C. Sự đông đặc.
D. Sự nóng chảy.
2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)
Câu 1: Chất nào sau đây có khả năng chuyển trực tiếp từ thể rắn sang thể hơi khi nó nhận nhiệt?
A. Đá khô.
B. Thanh sôcôla.
C. Miếng sắt.
D. Mảnh nhựa.
Câu 2: Một lượng xác định của một chất trong điều kiện áp suất bình thường khi ở thể lỏng và khi ở thể khí sẽ không khác nhau về
A. khối lượng riêng.
B. khoảng cách giữa các phân tử (nguyên tử).
C. kích thước phân tử (nguyên tử).
D. vận tốc của các phân tử (nguyên tử).
Câu 3: Ngưng kết và thăng hoa là quá trình chuyển thể giữa
A. chất lỏng và chất khí.
B. chất lỏng và chất rắn.
C. chất khí và chất rắn.
D. chất rắn, chất lỏng và chất khí.
Câu 4: Trạng thái Plasma không xuất hiện ở đâu?
A. Viên nước đá.
B. Đèn huỳnh quang.
C. Tia sét.
D. Mặt trời.
Câu 5: Mô hình động học phân tử về cấu tạo chất không có nội dung nào sau đây?
A. Được cấu tạo bởi một số rất lớn những hạt kích thước rất nhỏ gọi là phân tử.
B. Các phân tử chuyển động nhiệt càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.
C. Giữa các phân tử có lực tương tác.
D. Tốc độ chuyển động của các phân tử cấu tạo nên vật càng lớn thì thể tích của vật càng lớn.
Câu 6: Kết luận nào dưới đây không đúng với thể lỏng?
A. Khoảng cách giữa các phân tử xa nhau.
B. Sự sắp xếp của các phân tử kém trật tự.
C. Các phân tử dao động quanh vị trí cân bằng luôn luôn thay đổi.
D. Các phân tử chuyển động hỗn loạn.
3. VẬN DỤNG (5 CÂU)
Câu 1: Sự bay hơi của các khí ammonia, difluoromethane,…được ứng dụng trong
A. ngành sản xuất muối.
B. máy điều hòa không khí.
C. giảm hiệu ứng nhà kính.
D. điều hòa khí hậu, giúp thực vật phát triển.
Câu 2: Bạn Lan muốn đun sôi 2 kg nước bằng bếp gas nhưng do sơ suất nên bạn quên không tắt bếp khi nước sôi. Biết nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,3.106 J/kg. Nhiệt lượng đã làm hóa hơi 1 kg nước trong ấm do sơ suất là
A. 4,6.106 J.
B. 2,3.103 J.
C. 2,3.106 J.
D. 4,6.103 J.
Câu 3: Trong công nghiệp, người ta có thể tạo ra các sản phẩm đúc kim loại bằng cách nấu chảy kim loại đổ vào khuôn. Trong quá trình này, kim loại đã xảy ra hình thức chuyển thể nào?
A. Đông đặc.
B. Ngưng kết.
C. Thăng hoa.
D. Nóng chảy.
Câu 4: Một nhà máy thép mỗi lần luyện được 20 tấn thép. Cho nhiệt nóng chảy riêng của thép là 2,77.105 J/kg. Nhiệt lượng cần cung cấp để làm nóng chảy thép trong mỗi lần luyện của nhà máy ở nhiệt độ nóng chảy là
A. 5,54.109J.
B. 13,85.109 J.
C. 11,84.106 J.
D. 13,85 J.
Câu 5: Hình dưới là đồ thị phác họa sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian trong quá trình chuyển thể từ rắn sang thể lỏng. Đường nét đứt màu đỏ có thể là sự nóng chảy của chất nào dưới đây?
A. Bạc.
B. Vàng.
C. Thanh sôcôla.
D. Wolfram.
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Một người thợ nấu chảy thép phế liệu trong một chiếc nồi kim loại. Để chế tạo gang, người đó bỏ thêm vào nồi thép nóng chảy đỏ rực đó một ít rơm. Kim loại làm nồi nấu phải có đặc điểm gì để không bị hòa tan với thép nóng chảy?
A. Phải có nhiệt độ hóa hơi cao hơn nhiệt độ của gang và thép.
B. Phải có nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ của gang và thép.
C. Phải có nhiệt độ ngưng kết thấp hơn nhiệt độ của gang và thép.
D. Phải có nhiệt độ hóa hơi cao thấp nhiệt độ của gang và thép.
Câu 2: Vì sao khi mở lọ nước hoa và đặt ở một góc trong phòng, một lúc sau, người trong phòng có thể ngửi thấy mùi nước hoa?
A. Vì các phân tử khí chuyển động chậm.
B. Vì các phân tử khí chuyển động không ngừng.
C. Vì các phân tử khí rất gần nhau.
D. Vì các phân tử sắp xếp kém trật tự.
B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Câu 1: Một nhà máy thép mỗi lần luyện được 10 tấn thép. Cho nhiệt nóng chảy riêng của thép là 2,77.105 J/kg.
a) Việc sử dụng khí đốt để vận hành các nhà máy thép có thể gây ô nhiễm môi trường.
b) Cần cung cấp 2,77.105 J cho 1 kg thép để chuyển hoàn toàn từ thể rắn sang thể lỏng tại nhiệt độ nóng chảy.
c) Nhiệt lượng cần cung cấp để làm nóng chảy trong mỗi lần luyện của nhà máy ở nhiệt độ nóng chảy là 2,77.1010J.
d) Biết khi đốt hoàn toàn 1 kg khí đốt thì nhiệt lượng tỏa ra là 44.106 J. Lượng khí đốt cần sử dụng để tạo ra nhiệt lượng 2,77.109 J là 63 kg.
Trả lời:
a) Đ.
b) Đ.
c) S.
d) Đ.
=> Giáo án Vật lí 12 chân trời Bài 1: Sự chuyển thể