Phiếu trắc nghiệm Vật lí 12 chân trời Bài 7: Phương trình trạng thái của khí lí tưởng

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật lí 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 7: Phương trình trạng thái của khí lí tưởng Vật lí 12 CTST. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án vật lí 12 chân trời sáng tạo

CHƯƠNG II: KHÍ LÍ TƯỞNG 

BÀI 7: PHƯƠNG TRÌNH TRẠNG THÁI CỦA KHÍ LÍ TƯỞNG

(29 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (5 CÂU)

Câu 1: Phương trình trạng thái khí lý tưởng?

A.

B.

C.

D.

Câu 2: Hằng số khí lí tưởng là: 

A. 8,31 J/mol.K

B. 3,81 J/mol.k

C. 81,3 J/mol.K

D. 38,1 J/mol.K

Câu 3: Đại lượng không phải thông số trạng thái của một lượng khí là

A. thể tích.

B. khối lượng.

C. nhiệt độ

D. áp suất.

Câu 4: Tập hợp ba thông số xác định trạng thái của một lượng khí xác định là: 

A. áp suất, thể tích, khối lượng.

B. áp suất, nhiệt độ, thể tích

C. nhiệt độ, áp suất, khối lượng.

D. thể tích, nhiệt độ, khối lượng

Câu 5: Phương trình trạng thái khí lí tưởng có dạng p.V = n.R.T với R = 8,31J/mol.K. Trong đó n là:

A. Số phân tử khí trong thể tích V

B. Số kg khí trong thể tích V.

C. Hằng số Avôgađrô.

D. Số mol khí trong thể tích V.

2. THÔNG HIỂU (9 CÂU) 

Câu 1: Mối liên hệ giữa áp suất, thể tích và nhiệt độ của một lượng khí trong quá trình nào dưới đây không được xác định bằng phương trình trạng thái của khí lí tưởng? 

A. Làm nóng một lượng khí trong một bình đậy kín;

B. Làm nóng một lượng khí trong một bình không đậy kín;

C. Làm nóng một lượng khí trong xilanh kín có pít-tông làm khí nóng lên, nở ra, đẩy pít-tông di chuyển;

D. Dùng tay bóp méo quả bóng bay.

Câu 2: Nếu nhiệt độ của khí lí tưởng chứa trong bình tăng,

A. tốc độ của từng phân tử trong bình sẽ tăng lên.

B. căn bậc hai của trung bình bình phương tốc độ chuyển động nhiệt của các phân tử trong hộp sẽ tăng lên.

C. khoảng cách giữa các phân tử trong hộp sẽ tăng lên.

D. Kích thước của mỗi phân tử tăng lên.

Câu 3: Khi nói về khí lí tưởng, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Các phân tử khí lí tưởng va chạm đàn hồi vào thành bình chứa gây nên áp suất. 

B. Các phân tử khí lí tưởng chỉ tương tác với nhau khi va chạm.

C. Thể tích tổng cộng của các phân tử khí lí tưởng có thể bỏ qua.

D. Có thể bỏ qua khối lượng của các phân tử khí lí tưởng khi xét nhiệt độ của khối khí.

Câu 4: Một bọt khí ở đáy hồ sau 8m nổi lên đến mặt nước. Hỏi thể tích của bọt tăng lên bao nhiêu lần? Lấy g = 10 m/s2.

A. 1,8 lần.

B. 1,1 lần.

C. 2,8 lần.

D. 3,1 lần.

Câu 5: Câu nào sau đây nói về khí lí tưởng là không đúng?

A. Khí lí tưởng là khí mà thể tích của các phân tử có thể bỏ qua.

B. Khí lí tưởng là khí mà khối lượng của các phân tử khí có thể bỏ qua.

C. Khí lí tưởng là khí mà các phân tử chỉ tương tác khi va chạm.

D. Khí lí tưởng là khí có thể gây áp suất lên thành bình.

Câu 6: Mối liên hệ giữa áp suất, thể tích và nhiệt độ của một lượng khí trong quá trình nào sau đây không được xác định bằng phương trình trạng thái của khí lí tưởng?

A. Dùng tay bóp méo quả bóng bay.

B. Nung nóng một lượng khí trong xi-lanh kín có pit-tông làm khí nóng lên, nở ra, đẩy pit-tông di chuyển;

C. Nung nóng một lượng khí trong một bình đậy kín;

D. Nung nóng một lượng khí trong một bình không đậy kín;

Câu 7: Xét một khối lượng khí xác định:

A. Giảm nhiệt độ tuyệt đối 2 lần, đồng thời tăng thể tích 2 lần thì áp suất tăng 4 lần

B. Tăng nhiệt độ tuyệt đối 4 lần, đồng thời tăng thể tích 2 lần thì áp suất tăng 4 lần

C. Tăng nhiệt độ tuyệt đối 3 lần, đồng thời giảm thể tích 3 lần thì áp suất tăng 9 lần

D. Tăng nhiệt độ tuyệt đối lên 2 lần, đồng thời giảm thể tích 2 lần thì áp suất sẽ không giảm.

Câu 8: Khi ta làm nóng đẳng tích một lượng khí lí tưởng, đại lượng nào sau đây là không đổi? (Trong đó n là số phân tử trong một đơn vị thể tích)

A. p/T;

B. n/T;

C. n/p;

D. n.T;

Câu 9: Quá trình biến đổi của một khối lượng khí xác định trong đó áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối là quá trình:

A. Đẳng nhiệt 

B. Đẳng tích 

C. Đẳng áp 

D. Không phải các quá trình đã nêu 

3. VẬN DỤNG (10 CÂU)

Câu 1:Hai mol khí lí tưởng ở  và  được làm nóng đến . Nếu thể tích được giữ không đồi trong quá trình đun nóng này thì áp suất cuối cùng là bao nhiêu?

A. .

B. .

C. .

D. .

Câu 2: Một lượng khí hydrogen có  được làm nóng đến . Coi thể tích, khối lượng khí hydrogen không đồi. Tìm áp suất  của khí hydrogen.

A. .

B. .

C. .

D. .

Câu 3: Mỗi lần bơm đưa được V0 = 80 cm3 không khí vào một lốp xe máy (loại liền săm). Sau khi bơm, diện tích tiếp xúc của lốp xe với mặt đường là 20 cm2. Thể tích chứa khí của lốp xe là 2 000 cm3. Áp suất khí quyển po= 1 atm. Trọng lượng xe đặt lên bánh xe là 800 N. Coi nhiệt độ là không đổi, thể tích của săm xe là không đổi. Biết 1 atm = 105 N/m. Số lần bơm là

A. 100.

B. 50.

C. 125.

D. 150.

Câu 4: Một quả bóng có thể tích 2 lít, chứa khí ở 27oC có áp suất 1atm. Người ta nung nóng quả bóng đến nhiệt độ 57oC đồng thời giảm thể tích còn 1 lít. Áp suất lúc sau là: 

A. 2,2 atm 

B. 0,47 atm 

C. 2,1 atm

D. 0,94 atm 

Câu 5: Một lượng khí H2 đựng trong bình có V1 = 2 lít ở áp suất 1,5atm, t1 = 27oC. Đun nóng khí đến t2 = 127oC do bình hở nên một nửa lượng khí thoát ra ngoài. Tính áp suất trong bình 

A. 3 atm 

B. 7,05 atm 

C. 4 atm 

D. 2,25 atm 

Câu 6. Một bình đầy không khí ở điều kiện chuẩn, được đậy bằng một vật có khối lượng m = 5 kg. Tiết diện của miệng bình là 10 cm3. Tìm áp suất cực đại của không khí trong bình để không khí không đẩy nắp bình lên và thoát ra ngoài. Biết áp suất khí quyển là po = 1 atm, g = 10 m/s2.

A. 6 atm.

B.1,8 atm.

C. 2,0 atm.

D. 1,5 atm. 

Câu 7:  Một lượng khí ở trong bình có thể tích không đổi, ở áp suất 20,0 atm và nhiệt độ 25,0 °C. Nếu rút bớt một nửa lượng khí và tăng nhiệt độ khí lên đến 75,0°C, áp suất của lượng khí còn lại trong bình là 

A. 47,5 atm.

B. 120,0 atm.

C. 11,7 atm.

D. 50 atm.

Câu 8:  Một khối khí lí tưởng chuyển từ trạng thái 1 (4 atm, 6 l, 293 K) sang trạng thái 2 (p, 4l, 293 K). Giá trị của p là

A. 6 atm.

B. 2 atm.

C. 8 atm.

D. 5 atm.

Câu 9:  Một bình chứa một lượng khí ở nhiệt độ 27oC và áp suất p. Để áp suất tăng gấp đôi thì nhiệt độ phải tăng đến

A. 54oC.

B. 300oC.

C. 600oC.

D. 327oC.

Câu 10: Một xilanh có pit-tông đóng kín chứa một khối khí ở 30oC, 750 mmHg. Nung nóng khối khí đến 200oC thì thể tích tăng 1,5 lần. Áp suất khí trong xilanh lúc này xấp xỉ bằng

A. 760 mmHg.

B. 780 mmHg.

C. 800 mmHg.

D. 820 mmHg.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Trong quá trình hít vào, cơ hoành và cơ liên sườn của một người co lại, mở rộng khoang ngực và hạ thấp áp suất không khí bên trong xuống dưới môi trường xung quanh để không khí đi vào qua miệng và mũi đến phổi. Giả sử phổi của một người chứa 6000 ml không khí ở áp suất . Nếu người đó mở rộng khoang ngực thêm  bằng cách giữ mũi và miệng đóng lại để không hít không khí vào phổi thì áp suất không khí trong phổi theo atm sẽ là bao nhiêu? Giả sử nhiệt độ không khí không đổi.

A. 0,92 atm.

B. .

C. .

D.

Câu 2: Một ống thủy tinh hình trụ có chiều dài 1m, một đầu để hở và một đầu được bịt kín. Nhúng ống thủy tinh đó vào trong nước theo hướng thẳng đứng sao cho đầu được bịt kín hướng lên trên (như hình vẽ). Người ta quan sát thấy mực nước trong ống thấp hơn mực nước ngoài ống là 40cm. Cho biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3, áp suất khí quyển là pa = 1,013.105 N/m2 và nhiệt độ trong nước là không thay đổi. Chiều cao của cột nước trong ống là:

 20 câu trắc nghiệm Quá trình đẳng nhiệt - Định luật Bôi-lơ - Ma-ri-ốt cực hay có đáp án

A. 1,4 cm.

B. 60 cm.

C. 0,4 cm.

D. 1,0 cm.

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Câu 1: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng, phát biểu nào là sai?

a) Định luật Charles là định luật thu được từ kết quả thực nghiệm về chất khí.

b) Đường biểu diễn quá trình đẳng áp của một lượng khí trong hệ  là đường thẳng kéo dài đi qua gốc toạ độ.

c) Trong quá trình đẳng áp, thể tích của một lượng khí luôn ti lệ nghịch với nhiệt độ  của lượng khí đó.

d) Phương trình trạng thái của khí lí tưởng thể hiện mối liên hệ giữa nhiệt độ, khối lượng và áp suất của một lượng khí.

Trả lời: 

=> Giáo án Vật lí 12 chân trời Bài 7: Phương trình trạng thái của khí lí tưởng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 12 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay