Phiếu trắc nghiệm Vật lí 12 chân trời Bài 3: Nội năng. Định luật 1 của nhiệt động lực học
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật lí 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 3: Nội năng. Định luật 1 của nhiệt động lực học Vật lí 12 CTST. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án vật lí 12 chân trời sáng tạo
CHƯƠNG I: VẬT LÍ NHIỆT
BÀI 3: NỘI NĂNG. ĐỊNH LUẬT 1 CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC
(48 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (12 CÂU)
Câu 1: Vì các phân tử chuyển động không ngừng nên chúng có
A. thế năng.
B. cơ năng.
C. động năng.
D. năng lượng.
Câu 2: Động năng phân tử phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. Tốc độ chuyển động của phân tử.
B. Nhiệt độ của vật.
C. Thể tích của vật.
D. Khoảng cách giữa các phân tử.
Câu 3: Vì các phân tử tương tác với nhau nên chúng có
A. năng lượng.
B. cơ năng.
C. động năng.
D. thế năng.
Câu 4: Thế năng tương tác phân tử phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. Tốc độ chuyển động của phân tử.
B. Nhiệt độ của vật.
C. Thể tích của vật.
D. Khoảng cách giữa các phân tử.
Câu 5: Đơn vị của nội năng là gì?
A. Niu-tơn (N).
B. Jun (J).
C. Oát (W).
D. Vôn (V).
Câu 6: Kí hiệu của nội năng là:
A. P
B. J
C. U
D. Q
Câu 7: Nội năng của một vật là
A.Tổng động năng và thế năng của vật.
B.Tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
C.Tổng nhiệt lượng và cơ năng mà vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt và thực hiện công.
D. Nhiệt lượng vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt.
Câu 8: Có thể làm thay đổi nội năng của vật bằng cách nào?
A. Thực hiện công và nhận nhiệt lượng
B. Thực hiện công và truyền nhiệt.
C. Nhận công và nhận nhiệt lượng.
D. Nhận công và truyền nhiệt.
Câu 9: Nguyên lí I nhiệt động lực học được diễn tả bởi công thức ∆U = A + Q, với quy ước
A. Q > 0: hệ truyền nhiệt.
B. A < 0: hệ nhận công.
C. Q < 0: hệ nhận nhiệt.
D. A > 0: hệ nhận công.
Câu 10: Công thức tính nhiệt lượng là
A. Q = m.c.(T2 – T1)
B. Q = c. (T2 – T1)
C. Q = m. (T2 – T1)
D. Q = m.c
Câu 11: Biểu thức xác định nhiệt dung riêng của một chất:
A.
B.
C.
D.
Câu 12: Công thức nào sau đây là công thức tổng quát của nguyên lý một nhiệt động lực học ?
A. ∆U = A + Q.
B. ∆U = Q.
C. ∆U = A.
D. A + Q = 0.
2. THÔNG HIỂU (21 CÂU)
Câu 1: Trường hợp nào sau đây nội năng của vật bị biến đổi không phải do truyền nhiệt?
A. Chậu nước để ngoài trời nắng sau một lúc thì nóng lên.
B. Gió mùa đông bắc tràn về làm cho không khí lạnh đi.
C. Xoa hai bàn tay vào nhau khi trời lạnh.
D. Cho miếng kim loại nóng lên bằng cách cho nó tiếp xúc với nguồn nhiệt.
Câu 2: Hệ thức nào sau đây mô tả quá trình vật vừa nhận nhiệt lượng, vừa nhận công từ vật khác?
A. ΔU = A + Q khi Q > 0 và A < 0.
B. ΔU = A + Q khi Q > 0 và A < 0.
C. ΔU = A + Q khi Q < 0 và A > 0.
D. ΔU = A + Q khi Q > 0 và A > 0.
Câu 3: Quy ước dấu nào sau đây phù hợp với định luật I của nhiệt động lực học?
A. Vật thực hiện công: A < 0; vật truyền nhiệt lượng: Q > 0.
B. Vật thực hiện công: A > 0; vật truyền nhiệt lượng: Q < 0.
C. Vật nhận công: A < 0; vật nhận nhiệt lượng: Q > 0.
D. Vật nhận công: A > 0; vật nhận nhiệt lượng: Q > 0.
Câu 4: Giả sử cung cấp cho vật một công 500 J nhưng nhiệt lượng bị thất thoát ra môi trường là 200 J. Nội năng của vật tăng hay giảm bao nhiêu?
A. Giảm 300 J.
B. Giảm 200 J.
C. Tăng 200 J.
D. Tăng 300 J.
Câu 5: Trong quá trình chất khí nhận nhiệt và sinh công thì Q và A trong hệ thức ΔU = A + Q phải có giá trị nào sau đây?
A. Q < 0 và A > 0.
B. Q > 0 và A > 0.
C. Q > 0 và A < 0.
D. Q < 0 và A < 0.
Câu 6: Nhiệt độ của vật giảm là do các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật
A. ngừng chuyển động.
B. nhận thêm động năng.
C. chuyển động chậm đi.
D. va chạm vào nhau.
Câu 7: Nội năng của hệ sẽ như thế nào nếu hệ tỏa nhiệt và sinh công ?
A. Không đổi.
B. Chưa đủ điều kiện để kết luận.
C. Giảm.
D. Tăng.
Câu 8: Nội năng của hệ sẽ như thế nào nếu hệ nhận nhiệt và nhận công?
A. Không đổi.
B. Chưa đủ điều kiện để kết luận.
C. Giảm.
D. Tăng.
Câu 9: Hệ thức ∆U = A + Q với A > 0, Q < 0 diễn tả cho quá trình nào của chất khí ?
A. Nhận công và tỏa nhiệt.
B. Nhận nhiệt và sinh công.
C. Tỏa nhiệt và nội năng giảm.
D. Nhận công và nội năng giảm.
Câu 10:Thực hiện công 100J để nén khí trong xylanh và khí truyền ra môi trường một nhiệt lượng 20J. Kết luận nào sau đây là đúng.
A. Nội năng của khí tăng 80J.
B. Nội năng của khí tăng 120J.
C. Nội năng của khí giảm 80J.
D. Nội năng của khí giảm 120J.
Câu 11:Người ta thực hiện công 100 J để nén khí trong một xilanh. Tính độ biến thiên nội năng của khí, biết khí truyền ra môi trường xung quanh nhiệt lượng 20 J.
A. 120 J.
B. 100 J.
C. 80 J.
D. 60 J.
Câu 12:Người ta truyền cho khí trong xi lanh một nhiệt lượng 200 J. Khí nở ra và thực hiện công 140 J đẩy pit-tông lên. Tính độ biến thiên nội năng của khí.
A. 340 J.
B. 200 J.
C. 170 J.
D. 60 J.
Bài 13: Nội năng của khối khí tăng 10J khi truyền cho khối khí một nhiệt lượng 30J. Khi đó khối khí đã
A. sinh công là 40J.
B. nhận công là 20J.
C. thực hiện công là 20J.
D. nhận công là 40J.
Câu 14: Cách nào sau đây không làm thay đổi nội năng của vật?
A. Cọ xát vật lên mặt bàn
B. Đốt nóng vật.
C. Làm lạnh vật
D. Đưa vật lên cao
Câu 15:Trường hợp nào làm biến đổi nội năng không do thực hiện công.
A. Đun nóng nước bằng bếp
B. Một viên bi bằng thép rơi xuống đất mềm
C. Nén khí trong xi lanh
D. Cọ sát hai vật vào nhau.
Câu 16: Nhiệt dung riêng của một chất có giá trị âm trong trường hợp nào sau đây
A. Chất nhận nhiệt và tăng nhiệt độ.
B. Chất nhận nhiệt và giảm nhiệt độ.
C. Chất tỏa nhiệt và giảm nhiệt độ.
D. Chất tỏa nhiệt và giữ nguyên nhiệt độ.
Câu 17: Nhiệt lượng trao đổi trong quá trình truyền nhiệt không phụ thuộc vào:
A. thời gian truyền nhiệt
B. độ biến thiên nhiệt độ.
C. khối lượng của chất.
D. nhiệt dung riêng của chất.
Câu 18: Trường hợp làm biến đổi nội năng không do thực hiện công là?
A. Đun nóng nước bằng bếp.
B. Một viên bi bằng thép rơi xuống đất mềm.
C. Nén khí trong xilanh.
D. Cọ xát hai vật vào nhau.
Câu 19: Nhiệt dung riêng của một chất có giá trị âm trong trường hợp nào sau đây
A. Chất nhận nhiệt và tăng nhiệt độ.
B. Chất nhận nhiệt và giảm nhiệt độ.
C. Chất tỏa nhiệt và giảm nhiệt độ.
D. Chất tỏa nhiệt và giữ nguyên nhiệt độ.
Câu 20: Nội năng của một vật là
A. tổng động năng và thế năng của vật.
B. tồng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
C. tổng nhiệt lượng và cơ năng mà vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt và thực hiện công.
D. nhiệt lượng vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt.
Câu 21: Một quả bóng có khối lượng rơi từ độ cao xuống sân và nảy lên được . Sở dĩ bóng không nảy lên được tới độ cao ban đầu là vì một phần cơ năng của quả bóng đã chuyển hoá thành nội năng của
A. chỉ quả bóng và của sân.
B. chỉ quà bóng và không khí.
C. chỉ mỗi sân và không khí.
D. quả bóng, mặt sân và không khí.
3. VẬN DỤNG (9 CÂU)
Câu 1: Một khối khí được truyền một nhiệt lượng 2000 J thì khối khí dãn nở và thực hiện được một công 1500 J. Tính độ biến thiên nội năng của khối khí.
A. 500 J.
B. 3 500 J.
C. – 3 500 J.
D. – 500 J.
Câu 2: Một người có khối lượng 60 kg nhảy từ cầu nhảy ở độ cao 5m xuống một bể bơi. Tính độ biến thiên nội năng của nước trong bể bơi. Bỏ qua các hao phí năng lượng thoát ra ngoài khối nước trong bể bơi. Lấy g= 10m/s2
A. 3000J
B. 2500J
C. 2000J
D. 15000J
Câu 3: Một viên đạn đại bác có khối lượng 10 kg khi rơi tới đích có vận tốc 54 km/h. Nếu toàn bộ động năng của nó biến thành nội năng thì nhiệt lượng tỏa ra lúc va chạm vào khoảng
A. 1125 J.
B. 14580 J.
C. 2250 J.
D. 7290 J.
Câu 4: Để xác định nhiệt độ của một lò nung, người ta đưa vào trong lò một miếng sắt có khối lượng 50 g. Khi miếng sắt có nhiệt độ bằng nhiệt độ của lò, người ta lấy ra và thả nó vào một nhiệt lượng kế chứa 900 g nước ở nhiệt độ 17oC. Khi đó nhiệt độ của nước tăng lên đến 23oC, biết nhiệt dung riêng của sắt là 478 J/(kg.k), của nước là 4180 J/(kg.k). Nhiệt độ của lò xấp xỉ bằng
A. 796oC.
B. 990oC.
C. 967oC.
D. 813oC.
Câu 5: Một ấm đun nước bằng nhôm có m = 350g, chứa 2,75kg nước được đun trên bếp. Khi nhận được nhiệt lượng 650 kJ thì ấm đạt đến nhiệt độ 60°C. Hỏi nhiệt độ ban đầu của ấm, biết cAl = 880 J/kg.K, cnước = cn = 4190 J/kg.K.
A. 20°C
B. 5,1°C
C. 3,5°C
D. 6,5°C
Câu 6: Cung cấp nhiệt lượng Q cho một khối khí trong một xilanh đặt nằm ngang. Chất khí nở ra, đẩy pit – tông đi một đoạn 5cm. Biết lực ma sát giữa pit – tông và xilanh có độ lớn là 20N, coi pit – tông chuyển động thẳng đều. Độ lớn công của khối khí thực hiện
A. 1J
B. 0,5J
C. 2J
D. 2,5J
Câu 7: Khi truyền nhiệt Q cho khối khí trong một xilanh hình trụ thì khí dãn nở đẩy pit – tông làm thể tích của khối khí tăng thêm 7 lít. Biết áp suất của khối khí là 3.105 Pa và không đổi trong quá trình khí dãn nở. Độ lớn công của khối khí thực hiện là:
A. 1 000J
B. 1 200 J
C. 2 100 J
D. 2 200J
Câu 8. Nếu thực hiện công để nén khí trong một xilanh thì khí truyền ra môi trường xung quanh nhiệt lượng . Xác định độ thay đổi nội năng của khí trong xilanh.
A. .
B. .
C. .
D. .
Câu 9. Một học sinh dùng một sợi dây buộc một vật có khối lượng đang rơi qua ròng rọc vào trục bánh guồng. Học sinh này đặt hệ thống vào một bể chứa nước cách nhiệt tốt. Khi vật rơi xuống sẽ làm cho bánh guồng quay và khuấy động nước (Hình 1.3). Nếu vật rơi một khoảng cách thẳng đứng với vận tốc không đổi thì nhiệt độ của nước tăng bao nhiêu độ? Biết nhiệt dung riêng của nước là .
A. .
B. .
C. .
D. .
4. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)
Câu 1: Một viên đạn bằng đồng bay với vận tốc 500m/s tới xuyên qua một tấm gỗ. Khi vừa ra khỏi tấm gỗ, vận tốc của viên đạn là 300 m/s. Hỏi nhiệt độ của viên đạn tăng lên bao nhiêu khi nó bay ra khỏi tấm gỗ. Biết nhiệt dung riêng của đồng là 386 J/(kg.K). Nếu coi viên đạn không trao đổi nhiệt với bên ngoài thì nhiệt độ cảu viên đạn sẽ tăng thêm là:
A. 52 0C
B. 207 0C
C. 100 0C
D. 480 0C
B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Câu 1: 1.10. Dùng tay cọ xát miếng kim loại vào sàn nhà thì miếng kim loại nóng lên.
a) Ta đã làm thay đổi nội năng của miếng kim loại bằng cách truyền nhiệt.
b) Nội năng của miếng kim loại giảm.
c) Mặt tiếp xúc giữa miếng kim loại và sàn nhà có ma sát.
d) Khi cọ xát trong thời gian đù dài có thể tạo ra lửa.
Trả lời:
=> Giáo án Vật lí 12 chân trời Bài 3: Nội năng. Định luật 1 của nhiệt động lực học