Phiếu trắc nghiệm Vật lí 6 kết nối Ôn tập Chương 1: Mở đầu về khoa học tự nhiên (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 (Vật lí) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 1: Mở đầu về khoa học tự nhiên (P2). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN

( PHẦN 2)

Câu 6. Nhà khoa học là:

  1. Người sử dụng các ứng dụng của nghiên cứu khoa học.
  2. Người ứng dụng nghiên cứu khoa học.
  3. Người thực hiện nghiên cứu khoa học.
  4. Cả ba phương án trên đều đúng.

 

Câu 7.  Nguồn gây mất an toàn trong phòng thực hành là:

  1. Nguồn điện.
  2. Hoá chất dễ cháy.
  3. Dụng cụ sắc nhọn.
  4. Cả ba phương án trên.

Câu 8. Kính lúp đơn giản:

  1. gồm một tấm kính lồi (dày ở giữa, mỏng ở mép viền).
  2. gồm một tấm kính lõm (mỏng ở giữa, dày ở mép viền).
  3. gồm một tấm kính một mặt phẳng, một mặt lõm (mỏng ở giữa, dày ở mép viền).
  4. gồm một tấm kính hai mặt phẳng đều nhau.

 

Câu 9. Kính hiển vi quang học có độ phóng đại lớn nhất là:

  1. 500 lần.
  2. 1000 lần.
  3. 2000 lần.
  4. 3000 lần.

 

Câu 10. Chọn câu đúng trong các câu sau:

  1. Độ chia nhỏ nhất của thước là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước.
  2. Độ chia nhỏ nhất của thước là chiều dài nhỏ nhất của vật mà thước có thể đo được.
  3. Độ chia nhỏ nhất của thước là 1mm.
  4. Độ chia nhỏ nhất của thước là khoảng cách giữa hai vạch có in số liên tiếp của thước.

Câu 11. Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau: Mọi vật đều có ...

  1. Khối lượng.
  2. Cân.
  3. Kilôgam (kg).
  4. Độ chia nhỏ nhất.

Câu 12. Cách đổi thời gian nào sau đây là đúng?

  1. 1 ngày = 24 giờ.
  2. 1 giờ = 600 giây.
  3. 1 phút = 24 giây.
  4. 1 giây = 0,1 phút.

Câu 13. Đối tượng nghiên cứu nào sau đây là của khoa học tự nhiên?

  1. Nghiên cứu về tâm lí của vận động viên bóng đá.
  2. Nghiên cứu về ngoại ngữ.
  3. Nghiên cứu về luật đi đường.
  4. Nghiên cứu về lịch sử hình thành vũ trụ.

 

Câu 14. Khi học trong phòng thực hành cần:

  1. Sử dụng các dụng cụ bảo hộ (kính, găng tay, khẩu trang,…) khi làm thí nghiệm.
  2. Chỉ làm các thí nghiệm và các bài thực hành khi có sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên.
  3. Thực hiện đúng nguyên tác khi sử dụng hoá chất, dụng cụ, thiết bị.
  4. Tất cả các phương án trên.

 

Câu 15. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về kính lúp?

  1. Kính lúp là dụng cụ hỗ trợ mắt khi quan sát các vật nhỏ.
  2. Kính lúp thực chất là một tấm kính lồi (dày ở giữa, mỏng ở mép viền).
  3. Sử dụng kính lúp giúp ta quan sát vật được rõ nét hơn.
  4. Các phương án trên đều đúng.

 

Câu 16. Khi quan sát vật mẫu bằng kính hiển vi, để điều chỉnh ánh sáng chúng ta cần phải làm gì?

  1. Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu hoặc nút chỉnh cường độ nguồn sáng.
  2. Điều chỉnh ốc nhỏ để nhìn vật mẫu rõ nhất.
  3. Đưa mắt ra xa thị kính.
  4. Cả ba phương án trên đều đúng.

 

Câu 17. 1 mét bằng bao nhiêu milimét?

  1. 1000mm.
  2. 10cm.
  3. 100dm.
  4. 100mm.

 

Câu 18. Vì sao ta cần phải ước lượng khối lượng trước khi cân?

  1. Để rèn luyện khả năng ước lượng.
  2. Để chọn cân phù hợp.
  3. Để tăng độ chính xác cho kết quả đo.
  4. Cả A và C đúng.

 

Câu 19. Để xác định thời gian làm bài kiểm tra 15 phút, em sẽ lựa chọn loại đồng hồ nào sau đây là phù hợp nhất?

  1. Đồng hồ mặt trời.
  2. Đồng hồ đeo tay.
  3. Đồng hồ cát.
  4. Đồng hồ hẹn giờ.

 

Câu 20. Nhiệt kế nào sau đây có thể dùng để đo nhiệt độ của nước đang sôi? Cho biết nhiệt độ sôi của rượu và thủy ngân lần lượt là 800C và 3570C.

  1. Nhiệt kế thủy ngân.
  2. Nhiệt kế rượu.
  3. Nhiệt kế y tế.
  4. Cả ba nhiệt kế trên.

 

Câu 21. Phát minh ra điện thoại, máy tính,… là ứng dụng của khoa học công nghệ trong lĩnh vực nào?

A Sản xuất.

  1. Giao thông vận tải.
  2. Trồng trọt.
  3. Thông tin liên lạc.

Câu 22. Tại sao cần đeo kính bảo vệ mắt, đeo găng tay và mặc áo choàng (nếu có) khi làm thí nghiệm với hóa chất?

  1. Tạo sự đồng nhất khi vào phòng thí nghiệm.
  2. Hợp thời trang, mang lại tính thẩm mĩ.
  3. Tránh việc hóa chất có thể bắn vào mắt và cơ thể, gây nguy hiểm đến sức khỏe.
  4. Không có tác dụng gì.

 

Câu 23.  Cách bảo quản kính lúp nào sau đây là đúng?

  1. Không nên lau chùi, vệ sinh kính thường xuyên vì sẽ làm mặt kính bị xước.
  2. Sử dụng nước sạch hoặc nước rửa kính chuyên dụng, lau kính bằng khăn mềm.
  3. Có thể để mặt kính lúp tiếp xúc với các vật nhám, bẩn mà không sợ mờ kính.
  4. Cả 3 cách trên đều đúng.

 

Câu 24. Vật dụng nào sau đây có thể coi giống như kính hiển vi quang học?

  1. Ti vi.
  2. Kính cận.
  3. Kính lão.
  4. Máy ảnh.

 

Câu 25. Inch là một trong các đơn vị đo chiều dài của Anh. Khi mua tivi, người ta nói tivi 17 inch nghĩa là đường chéo màn hình là 17inch. Biết 1inch = 2,54cm. Nếu bố của Bình mua một chiếc tivi 25inch, thì có nghĩa đường chéo màn hình là:

  1. 53,3cm.
  2. 533mm.
  3. 5,33m.
  4. Cả A,B,C đều sai.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm vật lí 6 kết nối tri thức với cuộc sống - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay