Phiếu trắc nghiệm Vật lí 6 kết nối Ôn tập Chương 1: Mở đầu về khoa học tự nhiên (P4)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 (Vật lí) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 1: Mở đầu về khoa học tự nhiên (P4). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN

( PHẦN 4)

Câu 6. Khoa học tự nhiên nghiên cứu về lĩnh vực nào dưới đây?

  1. Các hiện tượng tự nhiên.
  2. Các tính chất của tự nhiên.
  3. Các quy luật tự nhiên.
  4. Tất cả các phương án trên.

Câu 7. Kí hiệu sau đây thể hiện:

  1. Kí hiệu cảnh báo cấm.
  2. Kí hiệu cảnh báo các khu vực nguy hiểm.
  3. Kí hiệu cảnh báo nguy hiểm do hoá chất gây ra.
  4. Kí hiệu cảnh báo chỉ dẫn thực hiện.

 

Câu 8. Có những loại kính lúp thông dụng nào?

  1. Kính lúp cầm tay.
  2. Kính lúp để bàn có đèn.
  3. Kính lúp đeo mắt.
  4. Cả 3 loại trên.

Câu 9. Hệ thống điều chỉnh độ dịch chuyển của ống kính gồm:

  1. Vật kính, thị kính.
  2. Chân kính, thân kính, bàn kính, kẹp giữ mẫu.
  3. Đèn, gương, màn chắn sáng.
  4. Ốc to, ốc nhỏ.

 

Câu 10. Giới hạn đo của bình chia độ là:

  1. Giá trị lớn nhất ghi trên bình.
  2. Giá trị giữa hai vạch chia ghi trên bình.
  3. Thể tích chất lỏng mà bình đo được.
  4. Giá trị giữa hai vạch chia liên tiếp ghi trên bình.

Câu 11.  Phát biểu nào sau đây là sai?

  1. Mọi vật đều có khối lượng.
  2. Người ta sử dụng cân để đo khối lượng.
  3. Khối lượng là số đo của lượng bao bì chứa vật.
  4. Các đơn vị đo khối lượng là miligam, gam, tạ,…

 

Câu 12. Người ta sử dụng dụng cụ nào để đo thời gian?

  1. Cân đồng hồ.
  2. Điện thoại.
  3. Đồng hồ.
  4. Máy tính.

Câu 13. Phát biểu nào sau đây không đúng :

  1. Chất lỏng co lại khi lạnh đi.
  2. Khi nhiệt độ thay đổi thì thể tích của chất lỏng thay đổi.
  3. Chất lỏng nở ra khi nóng lên.
  4. Độ giãn nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau là giống nhau.

 

Câu 14. Hoạt động nào sau đây của con người là hoạt động nghiên cứu khoa học?

  1. Nghiên cứu vaccine phòng chống covid-19 trong phòng thí nghiệm.
  2. Thả diều.
  3. Cho mèo ăn hàng ngày.
  4. Lấy đất trồng cây.

Câu 15. Đâu là hành động an toàn trong phòng thí nghiệm?

  1. Thực hiện theo chỉ dẫn của giáo viên, báo cáo ngay nếu thấy mối nguy hiểm.
  2. Dùng tay kiểm tra mức độ nóng của vật đang đun.
  3. Ngửi hoặc nếm để xem hoá chất có mùi, vị lạ không.
  4. Tất cả các phương án trên.

Câu 16. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về kính lúp?

  1. Kính lúp là dụng cụ hỗ trợ mắt khi quan sát các vật nhỏ.
  2. Kính lúp thực chất là một tấm kính lồi (dày ở giữa, mỏng ở mép viền).
  3. Sử dụng kính lúp giúp ta quan sát vật được rõ nét hơn.
  4. Các phương án trên đều đúng.

 

Câu 17. Khi nói về cách ngắm chừng qua kính hiển vi, phát biểu nào sau đây đúng?

  1. Điều chỉnh khoảng cách giữa vật kính và thị kính sao cho ảnh của vật qua kính hiển vi nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.
  2. Điều chỉnh khoảng cách giữa mắt và thị kính sao cho ảnh của vật qua kính hiển vi nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.
  3. Điều chỉnh khoảng cách giữa vật và kính sao cho ảnh của vật qua kính hiển vi nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.
  4. Điều chỉnh tiêu cự của thị kính sao cho ảnh cuối cùng của vật qua kính hiển vi nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.

Câu 18. Thợ may dùng thước nào sau đây để đo cho khách hàng?

  1. Thước dây có GHĐ 1,5m; ĐCNN 0,5cm.
  2. Thước dây có GHĐ 10m; ĐCNN 1cm.
  3. Thước dây có GHĐ 30cm; ĐCNN 0,1cm.
  4. Thước dây có GHĐ 1m; ĐCNN 0,5cm.

 

Câu 19. Bước nào sau đây không thuộc các bước cần thực hiện trong cách đo khối lượng?

  1. Ước lượng khối lượng vật cần đo.
  2. Đặt vật lên cân hoặc treo vật vào móc cân.
  3. Đặt mắt nhìn ngang với vật.
  4. Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo theo vạch chia gần nhất với đầu kim của cân.

 

Câu 20. Sắp xếp các thao tác sau theo đúng thứ tự khi thực hiện đo thời gian bằng đồng hồ bấm giây:

  1. Nhấn nút start (bắt đầu) để bắt đầu tình thời gian.
  2. Nhấn nút stop (dùng) đúng thời điểm kết thúc hành động.
  3. Nhấn nút reset (thiết lập) để đưa đồng hồ về số 0 trước khi tiến hành đo.
  4. b – a – c.
  5. a – b – c.
  6. c – b – a.
  7. c –a – b.

 

Câu 21. Khi dùng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ cơ thể, thao tác nào sau đây là sai?

  1. Vẩy mạnh nhiệt kế để thủy ngân tụt xuống mức 350C.
  2. Sau khi lấy nhiệt kế ra khỏi môi trường cần đọc kết quả đo luôn.
  3. Đặt bầu nhiệt kế vào nách và lấy ra ngay.
  4. Không cầm vào bầu nhiệt kế.

 

Câu 22. Ở Mỹ, nhiệt độ  trung bình vào mùa đông là khoảng 500F.

Vậy 500F = …0C?

  1. 59,780C.             
  2. 100C.                 
  3. -4,220C.           
  4. 45,550C.

 

Câu 23. Để đo khối lượng của 6 quả táo, ta nên chọn cân đồng hồ nào dưới đây?

  1. Cân có GHĐ là 500g và ĐCNN là 2g.
  2. Cân có GHĐ là 10kg và ĐCNN là 50g.
  3. Cân có GHĐ là 2g và ĐCNN là 10g.
  4. Cân có GHĐ là 30g và ĐCNN là 100g.

 

Câu 24. Để đo thể tích của vật rắn không thấm nước, không bỏ lọt bình chia độ cần dụng cụ:

  1. Bình chia độ.
  2. Bình chia độ, bình tràn.
  3. Bình chứa.
  4. Cả B và C.

 

Câu 25. Một người bắt đầu lên xe buýt lúc 13 giờ 48 phút và kết thúc hành trình lúc 15 giờ 15 phút. Thời gian từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc hành trình là:

  1. 1 giờ 3 phút.
  2. 1 giờ 27 phút.
  3. 2 giờ 33 phút.
  4. 10 giờ 33 phút.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm vật lí 6 kết nối tri thức với cuộc sống - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay