Phiếu trắc nghiệm Vật lí 8 kết nối Ôn tập Chương 6: Nhiệt (P1)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 (Vật lí) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 6: Nhiệt (P1). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án vật lí 8 kết nối tri thức
ÔN TẬP CHƯƠNG VI. NHIỆT ( PHẦN1 )
Câu 1: Hiện tượng xảy ra ở chân không là :
- Nhiệt năng.
- Dẫn nhiệt.
- Đối lưu.
- Bức xạ nhiệt.
Câu 2 : Tại sao khi hòa tan đường trong nước nóng nhanh hơn trong nước lạnh?
- Vì nước nóng mang nhiệt độ cao hơn nước lạnh, các phân tử đường chuyển động chậm hơn nên đường dễ hòa tan hơn.
- Vì nước nóng mang nhiệt độ cao hơn nước lạnh nên làm cho các phân tử đường và nước chuyển động nhanh hơn.
- Vì nước nóng mang nhiệt độ cao hơn nước lạnh nên làm cho các phân tử nước hút các phân tử đường mạnh hơn.
- Cả A, B, C đều đúng.
Câu 3 : Nguyên tắc và hoạt động của nhiệt kế dùng chất lỏng dựa trên hiện tượng nào
- Sự nở vì nhiệt của chất rắn
- Sự nở vì nhiệt của chất khí
- Sự nở vì nhiệt của chất lỏng
- Sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng khí
Câu 4: Sự dẫn nhiệt chỉ có thể xảy ra giữa hai vật rắn khi :
- Hai vật có nhiệt năng khác nhau.
- Hai vật có nhiệt độ khác nhau, tiếp xúc nhau.
- Hai vật có nhiệt độ khác nhau.
- Hai vật có nhiệt năng khác nhau, tiếp xúc nhau.
Câu 5: Trong các hiện tượng dưới đây, hiện tượng gây ra hiệu ứng nhà kính là
- Đốt rừng làm nương rẫy
- Hoạt động của nhà máy nhiệt điện chạy bằng lò hơi đốt bằng than đá.
- Sự phân hủy của các bãi rác tự phát, tập trung
- Cả ba hiện tượng trên.
Câu 6: Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt được truyền từ vật nào sang vật nào?
- Từ vật có khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn.
- Từ vật có nhiệt độ thấp hơn sang vật có nhiệt độ cao hơn.
- Từ vật có nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn.
- Các phương án trên đều đúng.
Câu 7: Nhiệt lượng là:
- phần nội năng của vật tăng lên hay giảm đi trong quá trình truyền nhiệt.
- phần thế năng của vật tăng lên hay giảm đi trong quá trình chuyển động.
- phần nội năng của vật tăng lên hay giảm đi trong quá trình thay đổi vị trí.
- đại lượng vật lý có đơn vị là N.
Câu 8: Làm lạnh một lượng nước từ 1000C về 500C. Khối lượng riêng và trọng lượng riêng của nước thay đổi như thế nào?
- Cả khối lượng riêng và trọng lượng riêng đều tăng.
- Ban đầu khối lượng riêng và trọng lượng riêng giảm sau đó bắt đầu tăng.
- Cả khối lượng riêng và trọng lượng riêng đều giảm.
- Cả khối lượng riêng và trọng lượng riêng đều không đổi.
Câu 9: Nhiệt dung riêng của rượu là 2500J/kg.K. Điều đó có nghĩa là gì?
- Để nâng 1kg rượu lên nhiệt độ bay hơi ta phải cung cấp cho nó một nhiệt lượng là 2500J
- 1kg rượu bị đông đặc thì giải phóng nhiệt lượng là 2500J
- Để nâng 1kg rượu tăng lên 11 độ ta cần cung cấp cho nó nhiệt lượng là 2500J
- Nhiệt lượng có trong 1kg chất ấy ở nhiệt độ bình thường.
Câu 10: Đun nóng một lượng nước đá từ 0oC đến 100oC. Khối lượng và thể tích lượng nước đó thay đổi như thế nào?
- Khối lượng không đổi, ban đầu thể tích giảm sau đó tăng.
- Khối lượng không đổi, thể tích giảm.
- Khối lượng tăng, thể tích giảm.
- Khối lượng tăng, thể tích không đổi.
Câu 11: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng liên quan đến dẫn nhiệt là:
- Dùng một que sắt dài đưa một đầu vào bếp than đang cháy đỏ, một lúc sau cầm đầu còn lại ta thấy nóng tay.
- Nhúng một đầu chiếc thìa bằng bạc vào một cốc nước sôi, tay ta có cảm giác nóng lên.
- Khi đun nước trong ấm, nước sẽ nóng dần lên, nếu ta sờ ngón tay vào nước thì tay sẽ ấm lên.
- Các trường hợp trên đều liên quan đến hiện tượng dẫn nhiệt.
Câu 12: Chọn câu trả lời đúng. Đứng gần một bếp lửa, ta cảm thấy nóng. Nhiệt lượng truyền từ ngọn lửa đến người bằng cách nào?
- Sự đối lưu.
- Sự dẫn nhiệt của không khí.
- Bức xạ nhiệt
- Cả 3 đáp án trên
Câu 13: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về khối lượng riêng và khối lượng của một lượng nước ở 4oC?
- Khối lượng riêng nhỏ nhất
- Khối lượng riêng lớn nhất
- Khối lượng lớn nhất
- Khối lượng nhỏ nhất
Câu 14: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của nhiệt lượng?
- J
- kJ
- calo
- N/m2
Câu 15: Người ta cung cấp cho 2kg rượu một nhiệt lượng 175kJ thì nhiệt độ của rượu tăng thêm bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của rượu là 2500J/kg.K
- Tăng thêm 350C
- Tăng thêm 2500C
- Tăng thêm 0,0350C
- Tăng thêm 400C
Câu 16: Từ độ cao h người ta ném một viên bi lên theo phương thẳng đứng với vận tốc ban đầu là v0. Khi viên bi rời khỏi tay người ném, cơ năng của viên bi có ở dạng nào? Chọn mốc thế năng hấp dẫn tại mặt đất.
- Chỉ có động năng.
- Chỉ có thế năng.
- Có cả động năng và thế năng.
- Không có cơ năng.
Câu 17: Chọn câu trả lời sai:
- Một vật khi hấp thụ bức xạ nhiệt truyền đến thì nhiệt độ của vật sẽ tăng lên.
- Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng cách phát ra các tia nhiệt đi thẳng.
- Vật lạnh quá thì không thể bức xạ nhiệt.
- Bức xạ nhiệt có thể xảy ra trong chân không.
Câu 18: Các trụ bê tông cốt thép không bị nứt khi nhiệt độ ngoài trời thay đổi vì:
- Bê tông và lõi thép không bị nở vì nhiệt.
- Bê tông nở vì nhiệt nhiều hơn thép nên không bị thép làm nứt.
- Bê tông và lõi thép nở vì nhiệt giống nhau.
- Lõi thép là vật đàn hồi nên lõi thép biến dạng theo bê tông.
Câu 19: Có 4 bình A, B, C, D đều đựng nước ở cùng một nhiệt độ với thể tích tương ứng là 1 lít, 2 lít, 3 lít, 4 lít. Sau khi dùng các đèn cồn giống hệt nhau để đun các bình này trong 8 phút ta thấy các nhiệt độ trong các bình này khác nhau. Hỏi bình nào có nhiệt độ cao nhất?
- Bình A
- Bình B
- Bình C
- Bình D
Câu 20: Ba chất lỏng A, B, C đang ở nhiệt độ tA, tB, tC với tA < tB < tC được trộn lẫn với nhau. Chất lỏng nào tỏa nhiệt, chất lỏng nào thu nhiệt?
- A tỏa nhiệt, B và C thu nhiệt
- A và B tỏa nhiệt, C thu nhiệt
- C tỏa nhiệt, A và B thu nhiệt
- Chỉ khẳng định được sau khi tính được nhiệt độ khi cân bằng
Câu 21: Một ấm nhôm có khối lượng 300g chứa 0,5 lít nước đang ở nhiệt độ 250C. Biết nhiệt dung riêng của nhôm, nước lần lượt là c1 = 880J/kg. K, c2 = 4200J/kg.K. Nhiệt lượng tối thiểu để đun sôi nước trong ấm là:
- 177,3kJ
- 177,3J
- 177300kJ
- 17,73J
Câu 22: Trong một số nhà máy, người ta thường xây dựng những ống khói rất cao vì:
- ống khói cao có tác dụng tạo ra sự truyền nhiệt tốt.
- ống khói cao có tác dụng tạo ra sự bức xạ nhiệt tốt.
- ống khói cao có tác dụng tạo ra sự đối lưu tốt.
- ống khói cao có tác dụng tạo ra sự dẫn nhiệt tốt.
Câu 23: Cho ba thanh kim loại đồng, nhôm, sắt có cùng chiều dài ban đầu là 100 cm. Khi tăng thêm 500C thì độ tăng chiều dài của chúng theo thứ tự trên lần lượt là 0,12 cm; 0,086 cm; 0,060 cm. Trong ba chất đồng, nhôm và sắt, cách sắp xếp nào sau đây là đúng theo thứ tự từ chất dãn nở vì nhiệt nhiều nhất đến chất dãn nở vì nhiệt ít nhất?
- Nhôm – Đồng – Sắt
- Nhôm – Sắt – Đồng
- Sắt – Nhôm – Đồng
- Đồng – Nhôm – Sắt
Câu 24: Một vật được ném lên theo phương xiên góc với phương ngang từ vị trí A, rơi xuống đất tại vị trí D. Tại vị trí nào vật có thế năng lớn nhất ?
- Vị trí A.
- Vị trí B.
- Vị trí C.
- Vị trí D.
Câu 25: Một ấm nhôm có khối lượng 300 g chứa 0,5 lít nước đang ở nhiệt độ 25°C. Biết nhiệt dung riêng của nhôm, nước lần lượt là c1 = 880 J/kg.K, c2 = 4200 J/kg.K. Nhiệt lượng tối thiểu để đun sôi nước trong ấm là:
- 177,3 kJ
- 177,3 J
- 177300 kJ
- 17730 J
=> Giáo án vật lí 8 kết nối bài 26: Năng lượng nhiệt và nội năng