Phiếu trắc nghiệm Vật lí 8 kết nối Ôn tập Chương 6: Nhiệt (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 (Vật lí) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 6: Nhiệt (P2). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG VI. NHIỆT ( PHẦN 2)

Câu 1: Khi nhiệt độ của vật tăng lên thì

  1. Đội năng của vật giảm.
  2. Động năng của các phân tử cấu tạo nên vật giảm.
  3. Động năng của các phân tử cấu tạo nên vật tăng.
  4. Thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật tăng.

Câu 2 : Phát biểu đúng khi làm nóng một vật rắn :

  1. Khối lượng của vật thay đổi, thể tích giảm, khối lượng riêng giảm
  2. Khối lượng của vật thay đổi , thể tích tăng, khối lượng riêng tăng
  3. Khối lượng của vật không đổi, thể tích tăng, khối lượng riêng giảm
  4. Khối lượng của vật không đổi, thể tích giảm, khối lượng riêng tăng

Câu 2: Khi bơm lốp xe đạp căng thì hạn chế để xe ngoài trời nắng vì:

  1. Lốp xe dễ bị nổ
  2. Lốp xe dễ bị đi xịt hơi
  3. Không xảy ra hiện tượng gì
  4. Cả A,B và C đều sai

Câu 3 : Ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đến môi trường xung quanh là:

  1. Gây hư hại cảnh quan thiên nhiên xung quanh
  2. Không khí trở nên ô nhiễm
  3. Các nguồn nước ngầm, nước sinh hoạt bị ô nhiễm
  4. Cả A,B và C đều đúng

Câu 5 : Nhiệt độ nóng chảy của rượu ở C . Vậy rượu đông đặc ở nhiệt độ :

  1. C
  2. C
  3. C
  4. C

 

Câu 6: Khi chất khí nóng lên thì đại lượng nào sau đây thay đổi?

  1. Cả thể tích, khối lượng riêng và trọng lượng riêng đều thay đổi.
  2. Chỉ có trọng lượng riêng thay đổi.
  3. Chỉ có thể tích thay đổi.
  4. Chỉ có khối lượng riêng thay đổi.

Câu 7: Gọi t là nhiệt độ lúc sau, t0 là nhiệt độ lúc đầu của vật. Công thức nào là công thức tính nhiệt lượng mà vật thu vào?

  1. Q = m(t – t0)
  2. Q = mc(t0 – t)
  3. Q = mc
  4. Q = mc(t – t0)

Câu 8: Đối lưu là:

  1. Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí.
  2. Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất rắn.
  3. Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng.
  4. Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất khí

 

Câu 9: Khi chất khí nóng lên thì đại lượng nào sau đây thay đổi?

  1. Cả thể tích, khối lượng riêng và trọng lượng riêng đều thay đổi.
  2. Chỉ có trọng lượng riêng thay đổi.
  3. Chỉ có thể tích thay đổi.
  4. Chỉ có khối lượng riêng thay đổi.

Câu 10: Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi tăng nhiệt độ của một lượng khí đựng trong một bình không đậy nút?

  1. Khối lượng của lượng khí tăng.
  2. Thể tích của lượng khí tăng.
  3. Khối lượng riêng của lượng khí giảm

Câu 11: J/kg.K là đơn vị của đại lượng nào dưới đây:

  1. Nội năng
  2. Nhiệt lượng
  3. Nhiệt dung riêng
  4. Nhiệt năng

Câu 12: Bức xạ nhiệt là:

  1. Sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng.
  2. Sự truyền nhiệt qua không khí.
  3. Sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi theo đường gấp khúc.
  4. Sự truyền nhiệt qua chất rắn.

Câu 13: Hãy dự đoán chiều cao của một chiếc cột bằng sắt sau mỗi năm.

  1. Không có gì thay đổi.
  2. Vào mùa hè cột sắt dài ra và vào mùa đông cột sắt ngắn lại.
  3. Ngắn lại sau mỗi năm do bị không khí ăn mòn.
  4. Vào mùa đông cột sắt dài ra và vào mùa hè cột sắt ngắn lại.

Câu 14: Nhiệt năng của một vật là

  1. Tổng thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
  2. Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
  3. Hiệu thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
  4. Hiệu động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

Câu 15: Chọn câu đúng khi nói về nhiệt dung riêng?

  1. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1 đơn vị thể tích tăng thêm 1°C.
  2. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1 kg chất đó tăng thêm 1°C.
  3. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết năng lượng cần thiết để làm cho 1 kg chất đó tăng thêm 1°C.
  4. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1 g chất đó tăng thêm 1°C.

Câu 16: Trong các hình thức truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt nào không phải là bức xạ nhiệt?

  1. Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng sang đầu không bị nung nóng của một thanh đồng.
  2. Sự truyền nhiệt từ bếp lò đến người đứng gần bếp lò.
  3. Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời tới Trái Đất.
  4. Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn đang sáng ra khoảng không gian bên trong bóng đèn.

Câu 17: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự nở vì nhiệt của không khí và khí oxi?

  1. Không khí nở vì nhiệt nhiều hơn oxi.
  2. Không khí nở vì nhiệt ít hơn oxi.
  3. Không khí và oxi nở nhiệt như nhau.
  4. Cả ba kết luận trên đều sai.

Câu 18: Chọn phát biểu đúng về mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ:

  1. Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng chậm và nhiệt năng của vật càng nhỏ.
  2. Nhiệt độ của vật càng thấp thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.
  3. Nhiệt độ của vật càng thấp thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng chậm và nhiệt năng của vật càng lớn.
  4. Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.

Câu 19: Đứng gần một bếp lửa, ta cảm thấy nóng. Nhiệt lượng truyền từ ngọn lửa đến người bằng cách nào?

  1. Sự đối lưu.
  2. Sự dẫn nhiệt của không khí.
  3. Sự bức xạ.
  4. Chủ yếu là bức xạ nhiệt, một phần do dẫn nhiệt.

Câu 20: Người ta cung cấp cho 10l nước một nhiệt lượng 840kJ. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3. Nước nóng lên thêm

  1. 350C
  2. 250C
  3. 200C
  4. 300C

Câu 21: Một vật có nhiệt năng 200J, sau khi nung nóng nhiệt năng của nó là 400J. Hỏi nhiệt lượng mà vật nhận được là bao nhiêu?

  1. 600 J
  2. 200 J
  3. 100 J
  4. 400 J

Câu 22: Bánh xe đạp khi bơm căng, nếu để ngoài trưa nắng sẽ dễ bị nổ. Giải thích tại sao?

  1. Nhiệt độ tăng làm cho vỏ bánh xe co lại.
  2. Nhiệt độ tăng làm cho ruột bánh xe nở ra.
  3. Nhiệt độ tăng làm cho không khí trong ruột bánh xe co lại.
  4. Nhiệt độ tăng làm cho không khí trong ruột bánh xe nở ra.

Câu 23: Để đun sôi 15 lít nước cần cung cấp một nhiệt lượng là bao nhiêu? Biết nhiệt độ ban đầu của nước là 20°C và nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K.

  1. 5040 kJ
  2. 5040 J
  3. 50,40 kJ
  4. 5,040 J

Câu 24: Một ấm nhôm có khối lượng 300 g chứa 0,5 lít nước đang ở nhiệt độ 25°C. Biết nhiệt dung riêng của nhôm, nước lần lượt là c1 = 880 J/kg.K, c2 = 4200 J/kg.K. Nhiệt lượng tối thiểu để đun sôi nước trong ấm là:

  1. 177,3 kJ
  2. 177,3 J
  3. 177300 kJ
  4. 17,73 J

Câu 25: Đầu thép của một búa máy có khối lượng 15 kg nóng lên thêm 20°C sau 2 phút hoạt động. Biết rằng chỉ có 40% cơ năng của búa máy chuyển thành nhiệt năng của đầu búa. Tính công và công suất của búa. Nhiệt dung riêng của thép là 460 J/kg.K.

  1. 345000J và 2875W
  2. 355000J và 2775W
  3. 34000J và 875W
  4. 45000J và 2875W

 

=> Giáo án vật lí 8 kết nối bài 26: Năng lượng nhiệt và nội năng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lí 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay