Trắc nghiệm âm nhạc 7 cánh diều CĐ 6_Tiết 4
Âm nhạc 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ 6_Tiết 4. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án âm nhạc 7 cánh diều (bản word)
TIẾT 4
ÔN TẬP BÀI HÒA TẤU
ÔN TẬP BÀI HÁT: LỜI RU CỦA MẸ
TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ: TẠO RA 4 Ô NHỊP 2/4 RỒI THỂ HIỆN CÁC Ô NHỊP ĐÓ
(25 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Bài hát Lời ru của mẹ là của nhạc sĩ nào và nội dung là gì?
A. Nhạc sĩ Vũ Trọng Tường, thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý.
B. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý.
C. Nhạc sĩ Trần Tiến, thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý.
D. Nhạc sĩ Phong Nhã, thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý.
Câu 2: Nhịp điệu bài hát Lời ru của mẹ như thế nào?
A. Nhẹ nhàng, trầm lắng.
B. Sôi động, vui tươi.
C. Êm đềm, tha thiết.
D. Cả 3 phương án trên.
Câu 3: Bản nhạc Lullaby do ai sáng tác?
A. Nhà soạn nhạc Ludwig van Beethoven.
B. Nhà soạn nhạc Johann Christian Bach.
C. Nhà soạn nhạc.
D. Johannes Brahms.
Câu 4: Bài hát Lời ru của mẹ thể hiện tình cảm gì của tác giả?
A. Tình yêu thương đối với người mẹ của mình.
B. Lòng trân trọng, biết ơn những lời ru của mẹ đã chắp cánh con vào đời.
C. Sự thích thú, yêu mến đối với các câu chuyện, sự vật trong những lời ru của mẹ.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 5: Bản nhạc Lullaby được viết theo nhịp nào?
A. Nhịp 2/4.
B. Nhịp 3/4.
C. Nhịp 4/4.
D. Nhịp 2/2.
Câu 6: Đoạn 1 bài hát Lời ru của mẹ gồm bao nhiêu nhịp?
A. 13 nhịp.
B. 15 nhịp.
C. 12 nhịp.
D. 10 nhịp.
Câu 7: Phần kết bài hát Lời ru của mẹ nhắc lại mấy nhịp cuối của đoạn 2?
A. 3 nhịp.
B. 4 nhịp.
C. 5 nhịp.
D. 6 nhịp.
Câu 8: Bài hát Lời ru của mẹ viết theo nhịp nào?
A. Nhịp 3/4.
B. Nhịp 6/8.
C. Nhịp 4/4.
D. Nhịp 2/2.
Câu 9: Bản nhạc Lullaby là của nước nào?
A. Ý.
B. Thụy Điển.
C. Đức.
D. Tây Ban Nha.
Câu 10: Bài hát Lời ru của mẹ chia làm mấy đoạn?
A. 3 đoạn.
B. 4 đoạn.
C. 2 đoạn.
D. 5 đoạn.
II. THÔNG HIỂU (06 CÂU)
Câu 1: Trong lời ru của mẹ có những hình ảnh nào?
A. Dòng sông xanh, lũy tre làng, con trâu cày ruộng, biển lúa vàng, ánh trắng thanh.
B. Dòng sông xanh, lũy tre làng, mái đình cổ kính, biển lúa vàng, cây đa cổ thụ.
C. Dòng sông xanh, đàn cò trắng, lũy tre làng, biển lúa vàng, trời sao lung linh.
D. Dòng sông xanh, đàn cò trắng, đám mây bồng bềnh, ánh nắng dát vàng, trời sao lung linh.
Câu 2: Nhận định nào sau đây là chính xác về ý nghĩa của lời ru của mẹ?
A. Lời ru của mẹ là những lời ca ngọt ngào đưa ta vào giấc ngủ.
B. Lời ru của mẹ là nơi ta được gặp những ông Bụt, bà Tiên trong giấc mơ đẹp.
C. Lời ru của mẹ là nguồn sữa tinh thần dịu ngọt, mát lành nuôi dưỡng tâm hồn giúp chúng ta khôn lớn từng ngày.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Những từ nào trong bài hát Lời ru của mẹ được hát luyến?
A. Có, cò, lũy, lúa.
B. Có, trắng, lũy, lúa.
C. Có, trắng, tre, lúa.
D. Có, cò, lũy, biển.
Câu 4: Đoạn 1 bài hát Lời ru của mẹ có mấy dấu chấm dôi?
A. 9 dấu.
B. 10 dấu.
C. 6 dấu.
D. 8 dấu.
Câu 5: Có mấy dấu quay lại trong bài hát Lời ru của mẹ?
A. Không có dấu nào.
B. 1 dấu.
C. 2 dấu.
D. 3 dấu.
Câu 3: Đoạn nhạc sau có những hình nốt nhạc nào?
A. Nốt đen, nốt trắng, nốt trắng chấm, nốt móc đơn, nốt móc kép.
B. Nốt đen, nốt trắng, nốt trắng chấm, nốt đen chấm, nốt móc kép.
C. Nốt đen, nốt trắng, nốt móc đơn, nốt đen chấm, nốt trắng chấm.
D. Nốt đen, nốt trắng, nốt móc kép, nốt đen chấm, nốt trắng chấm.
III. VẬN DỤNG (05 CÂU)
Câu 1: Nhạc sĩ Vũ Trọng Tường từng giữ chức vụ gì?
A. Trưởng phòng Hội viên thuộc văn phòng Hội Nhạc sĩ Việt Nam.
B. Phó trưởng phòng Hội viên thuộc văn phòng Hội Nhạc sĩ Việt Nam.
C. Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 2: Johannes Brahms – tác giả của bản nhạc Lullaby ngoài là nhà soạn nhạc, ông còn là gì?
A. Chỉ huy dàn nhạc.
B. Nghệ sĩ đàn piano.
C. A, B đều đúng.
D. A, B đều sai.
Câu 3: Bản nhạc Lullaby có nhịp độ là gì?
A. Hơi chậm
B. Vừa phải.
C. Hơi nhanh.
D. Chậm.
Câu 4: Bản nhạc Lullaby có giai điệu như thế nào?
A. Lời ru yêu thương của mẹ.
B. Lung linh cả trời sao.
C. Ngọt ngào khi xuân tới.
D. Lời ru từ vành nôi.
Câu 5: Cụm từ nào được lặp lại trong bài hát Lời ru của mẹ?
A. Có thể được quy định cho từng nốt nhạc
B. Có thể được quy định cho từng đoạn nhạc.
C. Cả A, B đều đúng.
D. Cả A, B đều sai.
IV. VẬN DỤNG CAO (04 CÂU)
Câu 1: Dấu nhắc lại xuất hiện ở đoạn nào của bài hát?
A. Đoạn 2.
B. Đoạn 1.
C. Cả 2 đoạn.
D. Không xuất hiện.
Câu 2: Bản nhạc Lullaby được lấy từ tập nhạc nào?
A. Bài hát về tình mẫu tử của Brahms.
B. Bài hát về gia đình của Brahms.
C. Bài hát dân ca của Brahms.
D. Bài hát ru của Brahms.
Câu 3: Bản nhạc Lullaby là bài số mấy trong 5 ca khúc nghệ thuật trong tập nhạc nhỏ Bài hát ru của Brahms?
A. Bài số 1.
B. Bài số 4.
C. Bài số 3.
D. Bài số 5.
Câu 4: Tập nhạc Bài hát ru của Brahms được xuất bản vào năm nào?
A. 1864.
B. 1866.
C. 1868.
D. 1865.