Trắc nghiệm âm nhạc 7 cánh diều CĐ 8_Tiết 2
Âm nhạc 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ 8_Tiết 2. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án âm nhạc 7 cánh diều (bản word)
CHỦ ĐỀ 8: QUÊ HƯƠNGTIẾT 2
HÒA TẤU
NGHE TÁC PHẨM: TÂY NGUYÊN CHÀO MẶT TRỜI
ĐÀN T’RƯNG VÀ ĐÀN’LÔNG PÚT
(20 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (08 CÂU)
Câu 1: Bài hát Tây Nguyên chào Mặt Trời do nhạc sĩ nào sáng tác?
A. Trần Tiến.
B. Văn Cao.
C. Hữu Xuân.
D. Phạm Tuyên.
Câu 2: Bài hát Tây Nguyên chào Mặt Trời viết theo nhịp bao nhiêu?
A. Nhịp 2/4.
B. Nhịp 3/4.
C. Nhịp 4/4.
D. Nhịp 6/8.
Câu 3: Tác phẩm Tây Nguyên chào Mặt Trời là viết cho loại nhạc cụ nào?
A. Đàn K’lông pút.
B. Kèn.
C. Trống cơm.
D. Đàn t’rưng.
Câu 4: Giai điệu của tác phẩm Tây Nguyên chào Mặt Trời có đặc điểm gì?
A. Mang đậm âm hưởng dân ca Bắc Bộ.
B. Mang đậm âm hưởng dân ca Tây Nguyên.
C. Mang đậm âm hưởng dân ca Bắc Trung Bộ.
D. Mang đậm âm hưởng dân ca Nam Bộ.
Câu 5: Đàn t’rưng được làm bằng gì?
A. Những thân cây gỗ đục hết bên trong có kích thước bằng nhau.
B. Những thân cây gỗ đục hết bên trong có độ ngắn, dài, to, nhỏ khác nhau.
C. Những ống cây thuộc họ tre, nứa có kích thước bằng nhau.
D. Những ống cây thuộc họ tre, nứa có độ ngắn, dài, to, nhỏ khác nhau.
Câu 6: Mỗi một ống tạo nên đàn t’rưng có đặc điểm gì?
A. Một đầu để mấu kín, đầu kia gọt vát.
B. 2 đầu đều mấu kín.
C. 2 đầu đều gọt vát.
D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 7: Người ta dùng cái gì để tạo ra âm thanh trên đàn t’rưng?
A. Dùi đồng không bọc đầu.
B. Dùi đồng có bọc đầu.
C. Dùi tre hoặc gỗ không bọc đầu.
D. Dùi tre hoặc gỗ có bọc đầu.
Câu 8: Đàn k’lông rút được tạo nên nhờ cái gì?
A. Những thân cây gỗ đục ruột có độ dài, ngắn khác nhau.
B. Những thân cây gỗ đục ruột có kích thường bằng nhau.
C. Những ống cây thuộc họ tre, nứa có độ dài, ngắn khác nhau.
D. Những ống cây thuộc họ tre, nứa có kích thước bằng nhau.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Nhận định nào sau đây là đúng về giai điệu bài hát Tây Nguyên chào Mặt Trời?
A. Nhẹ nhàng, thiết tha.
B. Da diết, sâu lắng.
C. Vui tươi, rộn rã.
D. Nhẹ nhàng, trầm lắng.
Câu 2: Bài hát Tây Nguyên chào Mặt Trời tạo cho người nghe cảm giác gì?
A. Cảm giác lạc vào khu rừng huyền bí, ngút ngàn Tây Nguyên.
B. Cảm giác được hoà mình vào không gian mênh mông, ngút ngàn của núi rừng Tây Nguyên với tiếng suối róc rách, tiếng thác đổ, tiếng xào xạc của cây rừng, tiếng chim hót rộn ràng.
C. Cảm giác được gặp gỡ, trò chuyện với những con người Tây Nguyên hiền lành, hiếu khách.
D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 3: Nhận xét về đặc điểm diễn tấu của đàn t’rưng?
A. Diễn tấu khá linh hoạt, tạo ra âm thanh vang vọng núi rừng.
B. Diễn tấu khá linh hoạt, tạo ra âm thanh nhỏ, trong trẻo, cao vút.
C. Diễn tấu khá linh hoạt, tạo ra âm thanh to, trầm.
D. Diễn tấu khá linh hoạt, tạo ra những âm thanh phong phú.
Câu 4: Các ống đàn k’lông pút có đặc điểm gì đặc biệt?
A. Phải bịt kín cả hai đầu.
B. Có thể bịt kín một đầu hoặc để thông cả hai đầu.
C. Phải để thông cả hai đầu.
D. Tất cả các phương án trên đều đúng.
Câu 5: Đàn k’lông pút được chơi như thế nào?
A. Người chơi khum hai bàn tay trước miệng ống, vỗ vào nhau tạo luồng hơi lùa vào làm chuyển động không khí trong lòng ống để phát ra âm thanh mà không cần chạm vào ống.
B. Dùng dùi tre hoặc gỗ được bọc đầu gõ vào các ống để tạo ra âm thanh.
C. A, B đều đúng.
D. A, B đều sai.
III. VẬN DỤNG (05 CÂU)
Câu 1: Âm sắc của đàn k’lông pút như thế nào?
A. Âm thanh của những sự vật của núi rừng Tây Nguyên như tiếng suối chảy róc tách, tiếng lá xào xạc, tiếng chim hót...
B. Âm thanh râm ran, vui nhộn của những lễ hội Tây Nguyên.
C. Âm thanh trầm lắng, nhẹ nhàng, thiết tha.
D. Âm thanh xa xăm và huyền bí của núi rừng Tây Nguyên.
Câu 2: Cấu tạo của đàn t’rưng và đàn k’lông pút có gì giống nhau?
A. Đều được làm từ những thân cây gỗ đục rỗng.
B. Đều được làm từ những ống đồng mỏng.
C. Đều được làm từ những ống cây thuộc họ tre, nứa.
D. Tất cả các phương án trên đều sai.
Câu 3: Ở đàn t’rưng và đàn k’lông pút, những ống tre, nứa như thế nào có thể phát ra âm thanh cao?
A. Những ống nhỏ, ngắn.
B. Những ống nhỏ, dài.
C. Những ống to, ngắn.
D. Những ống to, dài.
Câu 4: Những ống tre, nứa như thế nào của đàn t’rưng và đàn k’lông pút tạo ra những âm thanh trầm?
A. Những ống to, ngắn.
B. Những ống to, dài.
C. Những ống nhỏ, ngắn.
D. Những ống nhỏ, dài.
Câu 5: Quan sát hình ảnh và cho biết, những dấu được viết ở trên khuông nhạc gọi là dấu gì?
A. Dấu nối.
B. Dấu luyến.
C. Dấu miễn nhịp.
D. Dấu ngắt nhịp.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Nhạc cụ nào sau đây cũng được làm từ tre, nứa?
A. Sáo.
B. Violon.
C. Piano.
D. Đàn contrabass.
Câu 2: Bài hát nào sau đây viết về Tây Nguyên?
A. Mùa hoa phượng nở.
B. Cây trúc xinh.
C. Trữ tình, chậm rãi.
D. Lí cây đa.