Trắc nghiệm âm nhạc 7 kết nối tri thức Tiết 17: vận dụng – sáng tạo

Âm nhạc 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiết 17: vận dụng – sáng tạo. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án âm nhạc 7 kết nối tri thức (bản word)

CHỦ ĐỀ 4: GIAI ĐIỆU QUÊ HƯƠNG

TIẾT 17: VẬN DỤNG – SÁNG TẠO

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Những bài dân ca ngắn gọn, giản dị, thường được hình thành từ những câu thwo lục bát được gọi là gì?

A. Lí

B. Chèo

C. Tuồng

D. Cải lương

Câu 2: Bài đọc nhạc số 3 được viết ở nhịp

A. 4/4

B. 3/4

C. 2/4

D. 1/4

Câu 3: Bài hát “ Lí kéo chài” được viết ở nhịp

A. 4/4

B. 3/4

C. 2/4

D. 1/4

Câu 4: Bài hát “Lí kéo chài” thuộc thể loại

A. Dân ca

B. Hành khúc

C. Ca khúc trữ tình

D. Ca khúc lời ru

Câu 5: Nội dung bài hát “Lí kéo chài” nói về điều gì?

A. Tình cảm của con đối với mẹ

B. miêu tả hình ảnh lao động hăng say, lạc quan của những người dân chài vùng quê Nam Bộ.

C. Thể hiện tình cảm của mình đối với mái trưởng và các thầy, cô giáo

D. Cả B, C đều đúng

Câu 6: Lời bài hát “Lí kéo chài” được làm mới bởi

A. Nhạc sĩ Hoàng Lân

B. Nhạc sĩ Trần Tiến

C. Nhạc sĩ Văn Cao

D. Nhạc sĩ Hoàng Việt

Câu 7: Bài hát “Lí kéo chài” có giai điệu

A. nghiêm trang

B. vui tươi

C. nhẹ nhàng, tình cảm

D. sôi động

Câu 8: Hình thức hát xướng – xô là như thế nào?

A. Hát Xướng dành cho một người có giọng hát vang, khỏe

B. Hát Xô dành cho tập thể, vừa làm, vừa hát theo động tác lao động

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

Câu 9: Các làn điệu dân ca của đồng bào miền núi phía Bắc nước ta thường

A. Lời ca mộc mạc, giản dị

B. Có giai điệu trong sáng, vui tươi

C. Gắn với những hình ảnh gần gũi của núi rừng và đời sống sinh hoạt, lao động trên nương rẫy

D. Cả A, B, C

Câu 10: Các làn điệu dân ca của đồng bào miền núi phía Bắc nước ta thường

A. Lời ca mộc mạc, giản dị

B. Có giai điệu trong sáng, vui tươi

C. Gắn với những hình ảnh gần gũi của núi rừng và đời sống sinh hoạt, lao động trên nương rẫy

D. Cả A, B, C

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Nội dung bài hát “Lí kéo chài” nói về tình cảm của con đối với mẹ

B. Nội dung bài hát “Lí kéo chài” miêu tả hình ảnh lao động hăng say, lạc quan của những người dân chài vùng quê Nam Bộ.

C. Nội dung bài hát “Lí kéo chài” nói về thể hiện tình cảm của mình đối với mái trưởng và các thầy, cô giáo

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 2: Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Bài hát “Lí kéo chài” có giai điệu nghiêm trang

B. Bài hát “Lí kéo chài” có giai điệu vui tươi

C. Bài hát “Lí kéo chài” có giai điệu nhẹ nhàng, tình cảm

D. Bài hát “Lí kéo chài” có giai điệu sôi động

Câu 3: Tại sao Dân ca Trung Bộ lại có sự phong phú, đa dạng về giai điệu?

A. Bởi địa hình đa dạng và trải dài theo chiều dọc của đất nước

B. Bởi khu vực Trung Bộ là khu vực sầm uất và rộng lớn

C. Bởi điều kiện khí hậu, độ ẩm khu vực Trung Bộ đa dạng

D. Cả A, B, C

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Dự trên làn điệu Lí kéo chài của Dân ca Nam bộ, nhạc sĩ Hoàng Lân đã sáng tác lời mới với nhịp điệu vừa phải, khỏe khoắn.

B. Bài hát “Mái trường mến thương” do nhạc sĩ Trần Tiến sáng tác

C. Bài hát “Con đường đến trường” do nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác

D. Bài hát “Ngày đầu tiên đi học” do nhạc sĩ Hoàng Việt sáng tác

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Khung cảnh của miền quê gắn với đời sống miệt vườn

B. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt

C. Những điệu lí, hò cùng các làn điệu dân ca của đồng bào chăm, người hoa và khơ-me

D. Cả A, B, C

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Một số bài hát về quê hương như

A. Việt Nam quê hương tôi

B. Xinh tươi Việt Nam

C. Xin chào Việt Nam (Hello Việt Nam)

D. Cả A, B, C

Câu 2: Một số bài Lí nổi tiếng như

A. Lí cây bông

B. Lí con sáo

C. Lí dĩa bánh bò

D. Cả A, B, C

Câu 3: Bài hát “Lí kéo chài” được sáng tác bởi

A. Bài Ru em (dân ca xơ-đăng)

B. Bài lí triều khúc

C. Hồ đồng tháp

D. Bài đi cấy

Câu 4: Miền núi phía Bắc nước ta là nơi tập trung các dân tộc như

A. Dao, Mông, Tày, Nùng, Thái

B. Mường, Khmer, Gia Rai, Ba Na

C. H'Mông, Sán Chay, Mnông

D. Stiêng, Khơ mú, Bru - Vân Kiều

Câu 5: Một số bài dân ca phổ biến của đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc nước ta là

A. Xòe hoa – dân ca Thái

B. Mưa rơi – dân ca Khơ - mù

C. Gà gáy – dân ca Cống Khao

D. Cả A, B, C

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Câu hát nào dưới đây là hát xướng khi chia hát theo hình thức xướng - xô?

(1) Khoan hỡi khoan hò

(2) Kéo lên thuyển cho nhiều tôm cá...câu ca

(3) Hò ơ

(4) Khoan hỡi khoan hò

(5) Biển khơi thân thiết với ta

(6) Băng qua sóng trào....hò là hò ơ

(7) Gió to mà mưa lớn

A. (2) – (5) – (7) – (6)

B. (1) – (3) – (5) – (6)

C. (4) – (2) – (5) – (1)

D. (2) – (6) – (5) – (3)

Câu 2: Sắp xếp các câu sau đây để hoàn thành lời bài hát “ Lí kéo chài”

(1) Lưới cùng ta vang hát câu ca (Hò ơ)

(2) Kéo lên thuyền cho nhiều tôm cá

(3) Biển khơi thân thiết với ta (Khoan hỡi khoan hò)

(4) Ơ hò ơ hò là hò hò ơ

(5) Gió to (mà) mưa lớn (Khoan hỡi khoan hò) băng qua sóng trào

A. (1) – (2) – (3) – (5) – (4)

B. (2) – (1) – (3) – (4) – (5)

C. (2) – (1) – (3) – (5) – (4)

D. (2) – (3) – (1) – (5) – (4)

=> Giáo án điện tử âm nhạc 7 kết nối tiết 17: Vận dụng sáng tạo

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm âm nhạc 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay