Trắc nghiệm âm nhạc 7 kết nối tri thức Tiết 22

Âm nhạc 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ 5_Tiết 22. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 5: NHỊP ĐIỆU MÙA XUÂN

TIẾT 22

VẬN DỤNG VÀ SÁNG TẠO

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Bài hát Mùa xuân ơi viết theo nhịp nào?

A. Nhịp 4/4.

B. Nhịp 2/4.

C. Nhịp 3/4.

D. Nhịp 2/2.

 

Câu 2: Dấu luyến có hình dạng như thế nào?

A. Hình tròn.

B. Dấu chấm.

C. Hai đường thẳng tạo thành một góc vuông.

D. Hình vòng cung.

 

Câu 3: Dòng nào dưới đây là tác dụng của dấu chấm dôi?

A. Tăng thêm một nửa giá trị cao độ của nốt nhạc.

B. Tăng thêm một nửa giá trị trường độ của nốt nhạc.

C. Giảm đi một nửa giá trị cao độ của nốt nhạc.

D. Giảm đi một nửa giá trị trường độ của nốt nhạc.

 

Câu 4: Dấu ngân là dấu óc hình dạng như thế nào?

A. Nửa vòng tròn nhỏ.

B. Nửa vòng tròn nhỏ bao quanh một dấu chấm.

C. Vòng tròn nhỏ.

D. Vòng tròn nhỏ bao quanh một dấu chấm.

 

Câu 5: Dấu miễn nhịp có tác dụng gì?

A. Giá trị trường độ của nốt nhạc hoặc dấu lặng được ngân, nghỉ tự do.

B. Giá trị trường độ của nốt nhạc hoặc dấu lặng ngân, nghỉ theo kí hiệu của tác giả.

C. Giá trị cao độ của nốt nhạc hoặc dấu lặng được ngân, nghỉ tự do.

D. Giá trị cao độ của nốt nhạc hoặc dấu lặng ngân, nghỉ theo kí hiệu của tác giả.

 

Câu 6: Đàn t’rưng được làm bằng gì?

A. Làm bằng các ống nứa dài, ngắn; to, nhỏ khác nhau; có mấu ở một đầu, đầu kia gọt vát.

B. Làm bằng các ống nứa dài, ngắn; to, nhỏ khác nhau; hai đầu gọt vát.

C. Làm bằng các ống nứa dài, to bằng nhau, hai đầu gọt vát.

D. Làm bằng các ống nứa dài, to bằng nhau; có mấu ở một đầu; đầu kia gọt vát.

 

Câu 7: Tác dụng của dấu nối là gì?

A. Liên kết hai hay nhiều nốt nhạc cùng trường độ.

B. Liên kết hai hay nhiều nốt nhạc khác trường độ.

C. Liên kết hai hay nhiều nốt nhạc khác cao độ.

D. Liên kết hai hay nhiều nốt nhạc cùng cao độ.

 

Câu 8: Âm thanh của cồng chiêng như thế nào??

A. Loại đường kính nhỏ có âm thanh trầm, loại đường kính rộng có âm thanh bổng.

B. Loại đường kính nhỏ có âm thanh nhỏ, loại đường kính rộng có âm thanh to.

C. Loại đường kính rộng có âm thanh rền như tiếng sấm; loại đường kính nhỏ có âm thanh cao, trong.

D. Loại đường kính rộng có âm thanh cao, trong; loại đường kính nhỏ có âm thanh rền như tiếng sấm.

 

Câu 9: Người Tây Nguyên dùng đàn t’rưng trong hoạt động gì?

A. Các lễ hội dân gian.

B. Sinh hoạt văn hóa cộng đồng.

C. Lễ tế thần linh.

D. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 10: Cồng chiêng thường được dùng trong hoạt động gì?

A. Lễ tế thần linh.

B. Sinh hoạt văn hóa cộng đồng.

C. Lễ hội dân gian.

D. A và C đều đúng.

 

II. THÔNG HIỂU (04 CÂU)

Câu 1: Nhận định nào sau đây là đúng về giai điệu bài hát Mùa xuân ơi?

A. Bài hát Mùa xuân ơi có nhịp điệu nhẹ nhàng, trầm lắng.

B. Bài hát Mùa xuân ơi có nhịp điệu chậm rãi, tha thiết.

C. Bài hát Mùa xuân ơi có nhịp điệu vui tươi, rộn ràng.

D. Bài hát Mùa xuân ơi có nhịp điệu nhẹ nhàng, vui tươi.

 

Câu 2: Nhận xét nào dưới đây là không đúng khi nói về nội dung của bài hát Mùa xuân ơi?

A. Bài hát thể hiện niềm vui đón Tết cổ truyền của Việt Nam.

B. Bài hát thể hiện niềm tự hào về truyền thống văn hóa ngày Tết của Việt Nam.

C. Bài hát thể hiện niềm hạnh phúc đón mùa xuân về của người người nhà nhà.

D. Bài hát thể hiện niềm lạc quan về một năm mới tươi đẹp, cầu chúc cho một năm mới với những điều tốt đẹp nhất sẽ đến.

 

Câu 3: Dòng nào sau đây nói đúng về bài hát Mùa xuân trong rừng?

A. Bài hát lấy nhạc Ba Lan được nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện đặt lời.

B. Bài hát lấy nhạc Ba Lan được nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đặt lời.

C. Bài hát lấy nhạc Ba Lan được nhạc sĩ Phong Nhã đặt lời.

D. Bài hát lấy nhạc Ba Lan được nhạc sĩ Hoàng Long đặt lời.

 

Câu 4: Bài đọc nhạc số 4 viết theo nhịp nào?

A. Nhịp 3/4.

B. Nhịp 2/4.

C. Nhịp 4/4.

D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

 

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Sắp xếp các câu sau để được đoạn hát chính xác trong bài Mùa xuân ơi?

(1) Chào một mùa xuân mới.

(2) Nghe âm vang bao câu chúc yên lành.

(3) Tiếng chúc giao thừa mừng đón mùa xuân.

(4) Bao em thơ khoe áo mới tươi cười.

(5) Đất nước gấm hoa yên ấm an vui.

(6) Những đóa mai vàng chào mừng xuân sang.

A. (3) – (6) – (5) – (1) – (2) – (4).

B. (3) – (6) – (2) – (5) – (4) – (1).

C. (3) – (6) – (2) – (1) – (4) – (5).

D. (3) – (6) – (5) – (4) – (2) – (1).

 

Câu 3: Cho biết đoạn nhạc sau có sử dụng mấy dấu nối?

A. 4 dấu.

B. 3 loại.

C. 5 loại.

D. 6 loại.

 

IV. VẬN DỤNG CAO (03 CÂU)

Câu 1: Bài hát nào dưới đây không phải nói về mùa xuân, ngày Tết?

A. Ngày Tết quê em.

B. Xúc xắc xúc xẻ.

C. Mùa thu tới trường.

D. Bao lì xì đỏ.

 

Câu 2: 2 loại cồng chiêng Tây Nguyên gọi là gì?

A. Chiêng to, chiêng nhỏ.

B. Chiêng tròn, chiêng vuông.

C. Chiêng ngắn, chiêng dài.

D. Chiêng bằng, chiêng núm.

 

Câu 3: Câu hát “Nghe gió reo cùng rừng cây lá” nằm trong bài hát nào? Của ai?

A. Bài hát Mùa xuân trong rừng, lời của Hoàng Long.

B. Bài hát Mùa xuân trong rừng, lời của Nguyễn Ngọc Thiện.

C. Bài hát Mùa xuân ơi của Nguyễn Ngọc Thiện.

D. Bài hát Mùa xuân ơi của Hoàng Long

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm âm nhạc 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay