Trắc nghiệm âm nhạc 7 kết nối tri thức Tiết 25

Âm nhạc 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiết 25. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 6: ÂM NHẠC NƯỚC NGOÀI

TIẾT 25

THƯỞNG THỨC ÂM NHẠC: GIỚI THIỆU ĐÀN CELLO VÀ CANTRABASS

LÍ THUYẾT ÂM NHẠC: MỘT SỐ KÍ HIỆU, THUẬT NGỮ VỀ NHỊP ĐỘ VÀ SẮC THÁI CƯỜNG ĐỘ

(33 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (15 CÂU)

Câu 1: Hai cây đàn cello và contrabass là những nhạc cụ gì?

A. Thuộc bộ gỗ của dàn nhạc giao hưởng.

B. Thuộc bộ gõ của dàn nhạc giao hưởng.

C. Thuộc bộ dây của dàn nhạc giao hưởng.

D. Thuộc bộ đồng của dàn nhạc giao hưởng.

Câu 2: Hai cây đàn cello và contrabass có điểm nào giống nhau?

A. Cấu tạo, hình dáng và cùng dùng cây vĩ để tạo ra âm thanh.

B. Hình dáng.

C. Dùng cây vĩ để tạo ra âm thanh.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 3: Đàn cello có gì khác đàn contrabass?

A. Cấu tạo, hình dáng.

B. Kích thước, âm vực.

C. Cấu tạo, kích thước.

D. Kích thước, hình dáng.

Câu 4: So với violin, đàn cello có kích thước thế nào?

A. Nhỏ hơn.

B. Lớn hơn.

C. Bằng nhau.

D. Có loại nhỏ hơn, có loại lớn hơn.

Câu 5: Nhận xét về âm sắc của đàn cello?

A. Gần với giọng nữ.

B. Âm vang.

C. Âm không vang.

D. Gần với giọng nam.

Câu 6: Đàn cello phù hợp với hình thức diễn tấu nào?

A. Diễn tấu bè trầm.

B. Độc tấu.

C. Diễn tấu bè bổng.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Trong các loại nhạc cụ dây, đàn contrabass có kích thước như thế nào?

A. Nhỏ nhất.

B. Trung bình.

C. Lớn nhất.

D. Có loại nhỏ nhất, có loại lớn nhất.

Câu 8: Trong các loại nhạc cụ dây, đàn contrabass có âm thanh như thế nào?

A. Bổng nhất.

B. Trầm nhất.

C. Có thể bổng có thể trầm.

D. Vang nhất.

Câu 9: Đàn contrabass có tác dụng gì trong dàn nhạc?

A. Tăng sự nhịp nhàng cho dàn nhạc.

B. Tăng độ vang cho dàn nhạc.

C. Giữ bè trầm cho dàn nhạc.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 10: Đàn contrabass có thể thể hiện tốt những giai điệu như thế nào?

A. Giai điệu chậm rãi, nghiêm trang hoặc có màu sắc kịch tính.

B. Giai điệu chậm rãi, trầm buồn hoặc có màu sắc kịch tính.

C. Giai điệu nhẹ nhàng, vui tươi, rộn rã.

D. Giai điệu nhẹ nhàng, náo nức hoặc thiết tha, trầm lắng.

Câu 11: Thuật ngữ chỉ nhịp độ được chia thành mấy nhóm?

A. 2 nhóm.

B. 4 nhóm.

C. 5 nhóm.

D. 3 nhóm.

Câu 12: Adagio chỉ nhịp độ nào?

A. Rất chậm.

B. Chậm.

C. Hơi chậm.

D. Vừa phải.

Câu 13: Nhịp độ thường được ghi ở đâu?

A. Phía dưới khuông nhạc.

B. Phía trên khuông nhạc.

C. Phía trái khuông nhạc.

D. Phía phải khuông nhạc.

Câu 14: Những từ, kí hiệu chỉ sắc thái cường độ được ghi ở đâu?

A. Phía trái khuông nhạc.

B. Phía phải khuông nhạc.

C. Phía dưới khuông nhạc.

D. Phía trên khuông nhạc.

Câu 15: Những từ, kí hiệu chỉ sắc thái cường độ là chỉ cái gì?

A. Chỉ độ cao - thấp của âm thanh.

B. Chỉ độ dài - ngắn của âm thanh.

C. Chỉ độ vang của âm thanh.

D. Chỉ độ mạnh - nhẹ của âm thanh.

II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Dòng nào dưới đây là thứ tự sắp xếp chính xác nhịp độ từ chậm đến nhanh?

A. Lento, Andante, Moderato, Andantino, Allegretto.

B. Lento, Andante, Moderato, Allegro, Allegretto.

C. Lento, Andante, Moderato, Allegretto, Vivace.

D. Lento, Andante, Moderato, Presto, Vivace.

Câu 2: Andantino là chỉ nhịp độ như thế nào?

A. Hơi chậm.

B. Thong thả.

C. Vừa phải.

D. Nhanh, nhộn nhịp.

Câu 3: Nhịp độ chậm được chia làm mấy loại?

A. 2 loại.

B. 4 loại.

C. 5 loại.

D. 3 loại.

Câu 4: Đâu là nhịp độ nhanh nhất trong nhịp độ nhanh?

A. Presto.

B. Allegro.

C. Vivace.

D. Lento.

Câu 5: Đâu là thứ tự chính xác của nhịp độ trung bình?

A. Andantino < Allegretto < Moderato.

B. Allegretto < Moderato < Andantino.

C. Allegretto < Andantino < Moderato.

D. Andantino < Moderato < Allegretto.

Câu 6: Kí hiệu “p” chỉ cái gì và có ý nghĩa gì?

A. Chỉ piano, ý  nghĩa: to, mạnh.

B. Chỉ piano, ý nghĩa: nhỏ, nhẹ.

C. Chỉ piano, ý nghĩa: nhỏ, vang.

D. Chỉ piano, ý nghĩa: to, vang.

Câu 7: Kí hiệu        có ý nghĩa gì?

A. Nốt nhạc được nhấn mạnh.

B. Nốt nhạc được kéo dài.

C. Âm thanh to dần.

D. Âm thanh nhỏ dần.

Câu 8: Thuật ngữ nào sau đây mang ý nghĩa “to vừa, mạnh vừa”?

A. Mezzo piano.

B. Forte.

C. Mezzo forte.

D. Accent.

Câu 10: Hình thức diễn tấu của đàn cello và contrabass là gì?

A. Chỉ có thể độc tấu.

B. Có thể độc tấu hoặc hòa tấu cùng bản nhạc.

C. Chỉ có thể hòa tấu cùng bản nhạc.

D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

III. VẬN DỤNG (05 CÂU)

Câu 1: Bài hát Santa Lucia có nhịp độ là gì?

A. Adagio.

B. Andante.

C. Lento.

D. Moderato.

Câu 2: Đoạn nhạc Phiên chợ Ba Tư có nhịp độ như thế nào?

A. Nhanh.

B. Rất nhanh, hối hả.

C. Hơi nhanh.

D. Vừa phải.

Câu 3: Quan sát hình ảnh và cho biết, đoạn nhạc có cường độ như thế nào?

A. Rất nhẹ.

B. Nhẹ.

C. Nhẹ vừa.

D. Mạnh vừa.

Câu 4: Độ mạnh - nhẹ được quy định như thế nào?

A. Có thể được quy định cho từng nốt nhạc

B. Có thể được quy định cho từng đoạn nhạc.

C. Cả A, B đều đúng.

D. Cả A, B đều sai.

Câu 5: Đoạn hát trong bài Phiên chợ Ba Tư được viết theo nhịp nào?

A. Nhịp 3/4.

B. Nhịp 4/4.

C. Nhịp 2/2.

D. Nhịp 2/4.

IV. VẬN DỤNG CAO (03 CÂU)

Câu 1: Bài hát Mùa xuân ơi có nhịp độ thế nào?

A. Nhanh, hối hả.

B. Chậm rãi.

C. Nhịp nhàng.

D. Vừa phải.

Câu 2: Đàn cello có tên gọi khác là gì?

A. Violon.

B. Đàn vĩ cầm.

C. Không có tên gọi nào khác.

D. Violoncelle.

Câu 3: Một dàn nhạc giao hưởng tiêu chuẩn thường có bao nhiêu người chơi cello?

A. 8 – 12 người chơi.

B. 7 – 10 người chơi.

C. 1 người chơi.

D. 5 người chơi.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm âm nhạc 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay