Trắc nghiệm âm nhạc 7 kết nối tri thức Tiết 26
Âm nhạc 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiết 26. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án âm nhạc 7 kết nối tri thức (bản word)
CHỦ ĐỀ 6: ÂM NHẠC NƯỚC NGOÀITIẾT 26
VẬN DỤNG VÀ SÁNG TẠO
(20 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Bài hát Santa Lucia viết theo nhịp nào?
A. Nhịp 4/4.
B. Nhịp 2/4.
C. Nhịp 3/4.
D. Nhịp 2/2.
Câu 2: Bài hát Santa Lucia có mấy dấu chấm dôi?
A. 8 dấu.
B. 4 dấu.
C. 2 dấu.
D. 5 dấu.
Câu 3: Bài hát Santa Lucia được viết theo nhịp độ như thế nào?
A. Chậm.
B. Hơi chậm.
C. Rất chậm.
D. Vừa phải.
Câu 4: Câu hát “Cánh buồm chờ gió lên” nằm ở đoạn nào của bài hát Santa Lucia?
A. Đoạn 1.
B. Đoạn 2.
C. Xuất hiện ở cả 2 đoạn.
D. Không có câu hát này.
Câu 5: Nhịp độ được ghi ở đâu và bằng ngôn ngữ gì?
A. Được ghi phía trên khuông nhạc, đầu bản nhạc bằng tiếng Ý hoặc tiếng Latin.
B. Được ghi phía dưới khuông nhạc bằng tiếng Ý hoặc tiếng Latin.
C. Được ghi phía bên trái khuông nhạc bằng tiếng Ý hoặc tiếng Latin.
D. Được ghi phía bên phải khuông nhạc bằng tiếng Ý hoặc tiếng Latin.
Câu 6: Thuật ngữ chỉ nhịp độ được chia thành mấy nhóm và đó là những nhóm nào?
A. 4 nhóm chính: Rất chậm, Chậm, Vừa phải, Nhanh.
B. 4 nhóm chính: Rất chậm, Vừa phải, Trung bình, Nhanh.
C. 3 nhóm chính: Chậm, Vừa phải, Rất nhanh.
D. 3 nhóm chính: Chậm, Trung bình, Nhanh.
Câu 7: Mỗi nhóm nhịp độ có mấy loại nhỏ?
A. 4 loại nhỏ.
B. 3 loại nhỏ.
C. 5 loại nhỏ.
D. 2 loại nhỏ.
Câu 8: Kí hiệu “f” là chỉ thuật ngữ nào?
A. Mezzo forte.
B. Mezzo piano.
C. Forte.
D. Accent.
Câu 9: “Vivace” là chỉ nhịp độ nào?
A. Nhanh.
B. Rất nhanh, hối hả.
C. Hơi nhanh.
D. Nhanh, nhộn nhịp.
Câu 10: Thuật ngữ nào mang ý nghĩa “nhỏ dần, nhẹ dần”?
A. Decrescendo.
B. Crescendo.
C. Mezzo forte.
D. Accent.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Đoạn hát này có mấy dấu luyến?
A. 1 dấu.
B. 2 dấu.
C. 3 dấu.
D. 4 dấu.
Câu 2: Sắp xếp các câu hát sau để được đoạn lời chính xác trong bài hát Santa Lucia?
(1) Sóng ru êm con thuyền trôi.
(2) Dập dờn dưới ánh trăng thanh.
(3) Thuyền lướt ra khơi êm êm.
(4) Biển rộng bát ngát xanh xanh.
(5) Cánh buồm chờ gió lên.
(6) Ánh trăng ngời biển khơi.
A. (4) – (2) – (3) – (1) – (5) – (6).
B. (4) – (2) – (3) – (5) – (1) – (6).
C. (4) – (2) – (3) – (6) – (1) – (5).
D. (4) – (2) – (3) – (6) – (5) – (1).
Câu 3: Tên các nốt nhạc lần lượt là?
A. Mi, Mi (dấu chấm dôi), La, La, Son, Rê (dấu chấm dôi), Pha, Pha, Son, Rê, Mi, Mi.
B. Mi, Mi (dấu chấm dôi), La, La, Pha, Pha, Son, Son, Rê, Rê (dấu chấm dôi), Mi, Mi.
C. Mi, Mi (dấu chấm dôi), La, La, Son, Pha, Rê, Mi, Son, Rê (dấu chấm dôi), Pha, Mi.
D. Mi, Mi (dấu chấm dôi), La, La, Son, Son, Rê, Rê (dấu chấm dôi), Pha, Pha, Mi, Mi.
Câu 4: “Adagio” là thuật ngữ chỉ nhịp độ như thế nào?
A. Chậm.
B. Rất chậm.
C. Hơi chậm.
D. Thong thả.
Câu 5: Dòng nào sau đây là chính xác?
A. Presto > Allegro > Allegretto > Andante > Lento > Andantino.
B. Presto > Allegro > Allegretto > Andantino > Andante > Lento.
C. Presto > Allegro > Allegretto > Andantino > Moderato > Adagio.
D. Presto > Allegro > Allegretto > Moderato > Andante > Andantino.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Đâu là phát biểu chính xác về nhịp độ bài hát Santa Lucia?
A. Bài hát mang nhịp độ chậm.
B. Bài hát mang nhịp độ hơi chậm.
C. Bài hát mang nhịp độ hơi nhanh.
D. Bài hát mang nhịp độ nhanh.
Câu 2: Đoạn nhạc nào sau đây có dấu luyến?
A.
B.
C.
D.
Câu 3: Ý nghĩa của 2 kí hiệu , lần lượt là?
A. To dần, mạnh dần; Nhỏ dần, nhẹ dần.
B. Nhỏ dần, nhẹ dần; To dần, mạnh dần.
C. To dần, vang dần; Nhỏ dần; ngắn dần.
D. To dần; ngắn dần; Nhỏ dần; vang dần.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Nốt nhạc nào không xuất hiện trong đoạn nhạc dưới đây?
A. Đô.
B. Mi.
C. Son.
D. Pha.
Câu 2: Đâu là kí hiệu của thuật ngữ “pianissimo”?
A. f.
B. ff.
C. p.
D. pp.
=> Giáo án âm nhạc 7 kết nối tiết 26: Vận dụng và Sáng tạo