Trắc nghiệm âm nhạc 7 kết nối tri thức Tuần 27

Âm nhạc 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiết 27. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

TIẾT 27

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 5: NHỊP ĐIỆU MÙA XUÂN

VÀ CHỦ ĐỀ 6: ÂM NHẠC NƯỚC NGOÀI

(40 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (20 CÂU)

Câu 1: Bài hát Mùa xuân ơi là của nhạc sĩ nào và nội dung là gì?

A. Nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện, thể hiện niềm vui đón Tết cổ truyền của Việt Nam.

B. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, thể hiện niềm vui đón Tết cổ truyền của Việt Nam.

C. Nhạc sĩ Trần Tiến, thể hiện niềm vui đón Tết cổ truyền của Việt Nam.

D. Nhạc sĩ Phong Nhã, thể hiện niềm vui đón Tết cổ truyền của Việt Nam.

 

Câu 2: Nhịp điệu bài hát Mùa xuân ơi như thế nào?

A. Nhẹ nhàng, trầm lắng.

B. Sôi động.

C. Vui tươi, rộn ràng.

D. Cả 3 phương án trên.

 

Câu 3: Bài hát Sông Đakrông mùa xuân về do ai sáng tác?

A. Nhạc sĩ Trần Tiến.

B. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

C. Nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện.

D. Nhạc sĩ Tố Hải.

 

Câu 4: Bài hát Sông Đakrông mùa xuân về thể hiện tình cảm gì của tác giả?

A. Tình yêu quê hương, đất nước, tự hào với truyền thống cách mạng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

B. Tình yêu đối với mảnh đất Tây Nguyên giàu tài nguyên thiên nhiên.

C. Giới thiệu cảnh sắc dòng sông Đakrông ở Tây Nguyên khi mùa xuân về.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

 

Câu 5: Âm thanh các loại cồng chiêng khác nhau như thế nào?

A. Loại có đường kính rộng có âm thanh cao, trong; loại có đường kính nhỏ có âm thanh rền như tiếng sấm.

B. Loại có đường kính rộng có âm thanh nhỏ, vang xa; loại có đường kính nhỏ có âm thanh to, không vang.

C. Loại có đường kính rộng có âm thanh bổng; loại có đường kính nhỏ có âm thanh trầm.

D. Loại có đường kính rộng có âm thanh rền như tiếng sấm; loại có đường kính nhỏ âm thanh cao, trong.

 

Câu 6: Cồng chiêng có ý nghĩa như thế nào đối với một số dân tộc Việt Nam?

A. Cồng chiêng là nhạc cụ dùng trong các hoạt động hàng ngày.

B. Cồng chiêng là nhạc cụ phổ biến, dùng trong các cuộc hội họp của buôn làng.

C. Cồng chiêng là nhạc cụ thiêng, dùng trong các cuộc hội họp của buôn làng.

D. Cồng chiêng là nhạc cụ thiêng và được dùng trong các dịp tế lễ thần linh hoặc các lễ hội dân gian.

 

Câu 7: Tiếng đàn t’rưng cho chúng ta cảm giác gì?

A. Như tiếng suối róc rách, như tiếng bước chân của con người Tây Nguyên.

B. Như tiếng suối róc rách, tiếng thác đổ, tiếng xào xạc của rừng tre nứa khi gió thổi.

C. Như tiếng sóng biển, tiếng xào xạc của lá cây rụng xuống đường.

D. Như tiếng thác đổ, tiếng xào xạc của lá cây rụng xuống đường.

 

Câu 8: Dấu chấm dôi là gì?

A. Là một dấu chấm nhỏ đặt ở bên phải nốt nhạc.

B. Là một dấu chấm nhỏ đặt ở bên trái nốt nhạc.

C. Là một dấu chấm nhỏ đặt trên nốt nhạc.

D. Là một dấu chấm nhỏ đặt dưới nốt nhạc.

 

Câu 9: Dấu miễn nhịp có hình dạng như thế nào?

A. Vòng tròn nhỏ bao quanh một dấu chấm đặt trên hoặc dưới nốt nhạc.

B. Vòng tròn nhỏ bao quanh một dấu chấm đặt bên phải nốt nhạc.

C. Nửa vòng tròn nhỏ bao quanh một dấu chấm đặt trên hoặc dưới nốt nhạc.

D. Nửa vòng tròn nhỏ bao quanh một dấu chấm đặt bên phải nốt nhạc.

 

Câu 10: Khi gặp kí hiệu dấu miễn nhịp thì thế nào?

A. Giá trị trường độ của nốt nhạc hoặc dấu lặng được ngân, nghỉ tự do.

B. Giá trị trường độ của nốt nhạc hoặc dấu lặng được ngân, nghỉ theo kí hiệu của tác giả.

C. Giá trị cao độ của nốt nhạc hoặc dấu lặng được ngân, nghỉ tự do.

D. Giá trị cao độ của nốt nhạc hoặc dấu lặng được ngân, nghỉ theo kí hiệu của tác giả.

 

Câu 11: Bài hát Santa Lucia là dân ca nước nào?

A. Nước Ý.

B. Nước Pháp.

C. Nước Thụy Sĩ.

D. Nước Ấn Độ.

 

Câu 12: Đoạn 1 của bài hát Santa Lucia là đoạn nào?

A. Từ Biển rộng… đến …bầu trời tím biếc quê ta.

B. Từ Biển rộng… đến …mỉm cười với ta.

C. Từ Biển rộng… đến …ngời biển khơi.

D. Từ Biển rộng… đến …thêm niềm vui.

 

Câu 13: Nhịp điệu bài hát Santa Lucia như thế nào?

A. Vui tươi, náo nức.

B. Sôi động.

C. Nhẹ nhàng, tha thiết.

D. Cả 3 phương án trên.

 

Câu 14: Khi bấm nốt Rê 1 trên recorder thì tay trái bấm như thế nào?

A. Bấm kín hết từ lỗ 0 đến lỗ 4.

B. Bấm kín hết từ lỗ 1 đến lỗ 4.

C. Bấm kín hết từ lỗ 1 đến lỗ 3.

D. Bấm kín hết từ lỗ 0 đến lỗ 3.

 

Câu 15: Khi bấm nốt Rê 1 thì tay phải bấm như thế nào?

A. Ngón trỏ bấm lỗ 1, ngón giữa bấm lỗ 2, ngón áp út bấm lỗ 3.

B. Ngón trỏ bấm lỗ 4, ngón giữa bấm lỗ 5, ngón áp út bấm lỗ 6.

C. Ngón trỏ bấm lỗ 2, ngón giữa bấm lỗ 4, ngón áp út bấm lỗ 6.

D. Ngón trỏ bấm lỗ 0, ngón giữa bấm lỗ 1, ngón áp út bấm lỗ 2.

 

Câu 16: Hai cây đàn cello và contrabass có điểm nào giống nhau?

A. Cấu tạo, hình dáng và cùng dùng cây vĩ để tạo ra âm thanh.

B. Hình dáng.

C. Dùng cây vĩ để tạo ra âm thanh.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

 

Câu 17: Đàn contrabass có thể thể hiện tốt những giai điệu như thế nào?

A. Giai điệu chậm rãi, nghiêm trang hoặc có màu sắc kịch tính.

B. Giai điệu chậm rãi, trầm buồn hoặc có màu sắc kịch tính.

C. Giai điệu nhẹ nhàng, vui tươi, rộn rã.

D. Giai điệu nhẹ nhàng, náo nức hoặc thiết tha, trầm lắng.

 

Câu 18: Những từ, kí hiệu chỉ sắc thái cường độ được ghi ở đâu?

A. Phía trái khuông nhạc.

B. Phía phải khuông nhạc.

C. Phía dưới khuông nhạc.

D. Phía trên khuông nhạc.

 

Câu 19: Đàn cello có gì khác đàn contrabass?

A. Cấu tạo, hình dáng.

B. Kích thước, âm vực.

C. Cấu tạo, kích thước.

D. Kích thước, hình dáng.

 

Câu 20: Bài hát Santa Lucia viết theo nhịp nào?

A. Nhịp 4/4.

B. Nhịp 2/4.

C. Nhịp 3/4.

D. Nhịp 2/2.

 

II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Nhận xét nào dưới đây là chính xác khi nói về những hình ảnh xuất hiện trong bài hát?

A. Đều là những hình ảnh tiêu biểu, tượng trưng cho mùa xuân.

B. Đều là những hình ảnh bình dị, mộc mạc của làng quê.

C. Đều là những hình ảnh tiêu biểu cho 4 mùa xuân, hạ, thu, đông.

D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

 

Câu 2: Nhận xét nào dưới đây là không đúng khi nói về âm thanh của cồng chiêng?

A. Âm thanh của các loại cồng chiêng khác nhau thì sẽ khác nhau.

B. Âm thanh của các loại cồng chiêng đều giống nhau.

C. Âm thanh của cồng chiêng phụ thuộc vào đường kính của đồng thau tạo nên cồng chiêng.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

 

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là chính xác khi nhận xét về giá trị sử dụng của đàn t’rưng?

A. Đàn t’rưng thường được dùng trong hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Đàn được sử dụng độc tấu, hòa tấu, đệm cho hát.

B. Đàn t’rưng thường được dùng trong lễ tế thần linh. Đàn được sử dụng độc tấu, hòa tấu, đệm cho hát.

C. Đàn t’rưng thường được dùng trong các lễ hội dân gian. Đàn được sử dụng độc tấu, hòa tấu, đệm cho hát.

D. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 4: Dòng nào sau đây chính xác khi nói về cách tạo ra âm thanh của đàn t’rưng?

A. Dùng tay gõ vào các ống nứa sẽ tạo nên âm thanh cao thấp khác nhau.

B. Dùng miệng thổi vào các ống nứa sẽ tạo nên âm thanh cao thấp khác nhau.

C. Dùng dùi gõ vào các ống nứa sẽ tạo ra những âm thanh có độ vang giống nhau.

D. Dùng dùi gõ vào các ống nứa sẽ tạo nên âm thanh cao thấp khác nhau.

 

Câu 5: Dấu nối và dấu luyến khác nhau ở đâu?

A. Dấu nối liên kết hai hay nhiều nốt nhạc khác cao độ, dấu luyến liên kết hai hay nhiều nốt nhạc cùng cao độ.

B. Dấu nối làm tăng giá trị trường độ của nốt nhạc, dấu luyến làm giảm giá trị trường độ của nốt nhạc.

C. Dấu nối làm giảm giá trị trường độ của nốt nhạc, dấu luyến làm tăng giá trị trường độ của nốt nhạc.

D. Dấu nối liên kết hai hay nhiều nốt nhạc cùng cao độ, dấu luyến liên kết hai hay nhiều nốt nhạc khác cao độ.

 

Câu 6: Nhận định nào sau đây là đúng về nội dung bài hát Santa Lucia?

A. Bài hát thể hiện vẻ đẹp tươi mới, tràn đầy sức sống của vùng Santa Lucia khi bắt đầu một ngày mới.

B. Bài hát thể hiện vẻ đẹp dịu dàng, nên thơ của vùng Santa Lucia khi hoàng hôn.

C. Bài hát thể hiện vẻ đẹp êm đềm, thơ mộng của vùng Santa Lucia trong đêm trăng.

D. Bài hát thể hiện vẻ đẹp náo nhiệt, đông vui của vùng Santa Lucia khi đêm về.

 

Câu 7: Dòng nào sau đây là cách bấm nốt Rê 1 chính xác ở recorder?

A. Tay trái: ngón trỏ bấm lỗ 0, ngón giữa bấm lỗ 1, ngón áp út bấm lỗ 2; tay phải bấm kín hết từ lỗ 3 đến lỗ 6.

B. Tay trái bấm kín hết từ lỗ 0 đến lỗ 3; tay phải: ngón trỏ bấm lỗ 4, ngón giữa bấm lỗ 5, ngón áp út bấm lỗ 6.

 

C. Tay trái bấm kín hết từ lỗ 3 đến lỗ 6; tay phải: ngón trỏ bấm lỗ 0, ngón giữa bấm lỗ 1, ngón áp út bấm lỗ 2.

D. Tay trái: ngón trỏ bấm lỗ 4 ngón giữa bấm lỗ 5, ngón áp út bấm lỗ 6; tay phải bấm kín hết từ lỗ 0 đến lỗ 3.

 

Câu 8: Kí hiệu “p” chỉ cái gì và có ý nghĩa gì?

A. Chỉ piano, ý  nghĩa: to, mạnh.

B. Chỉ piano, ý nghĩa: nhỏ, nhẹ.

C. Chỉ piano, ý nghĩa: nhỏ, vang.

D. Chỉ piano, ý nghĩa: to, vang.

 

Câu 9: Dòng nào dưới đây là thứ tự sắp xếp chính xác nhịp độ từ chậm đến nhanh?

A. Lento, Andante, Moderato, Andantino, Allegretto.

B. Lento, Andante, Moderato, Allegro, Allegretto.

C. Lento, Andante, Moderato, Allegretto, Vivace.

D. Lento, Andante, Moderato, Presto, Vivace.

 

Câu 10: “Adagio” là thuật ngữ chỉ nhịp độ như thế nào?

A. Chậm.

B. Rất chậm.

C. Hơi chậm.

D. Thong thả.

 

III. VẬN DỤNG (05 CÂU)

Câu 1: Những sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện có đặc điểm gì?

A. Mang màu sắc trữ tình, trẻ trung, thường viết về đề tài tình yêu và tuổi trẻ.

B. Mang màu sắc trữ tình, trẻ trung, thường viết về đề tài quê hương đất nước.

C. Mang màu sắc trữ tình, đượm buồn, thường viết về đề tài tình yêu và tuổi trẻ.

D. Mang màu sắc trữ tình, đượm buồn, thường viết về đề tài quê hương đất nước.

 

Câu 2: Ở Tây Nguyên có gì được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại?

A. Nhã nhạc cung đình Huế.

B. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

C. Dân ca quan họ.

D. Đờn ca tài tử.

 

Câu 3: Dấu chấm dôi xuất hiện mấy lần và xuất hiện ở đâu trong bài hát Mùa xuân ơi?

A. Xuất hiện 1 lần ở chữ “lành”.

B. Xuất hiện 1 lần ở chữ “vui”.

C. Xuất hiện 2 lần ở chữ “lành”, “vui”.

D. Xuất hiện 2 lần ở chữ “sang”, “vui”.

 

Câu 4: Dòng nhạc Neapolitan được hát bằng tiếng gì?

A. Tiếng Pháp.

B. Tiếng Anh.

C. Tiếng Napoli – một ngôn ngữ ở Ý.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

 

Câu 5: Độ mạnh - nhẹ được quy định như thế nào?

A. Có thể được quy định cho từng nốt nhạc

B. Có thể được quy định cho từng đoạn nhạc.

C. Cả A, B đều đúng.

D. Cả A, B đều sai.

 

IV. VẬN DỤNG CAO (05 CÂU)

Câu 1: Bài hát nào sau đây có cùng nội dung giống bài hát Mùa xuân ơi?

A. Mùa hoa phượng nở.

B. Ngày tết quê em.

C. Mùa thu ngày khai trường.

D. Áo mùa đông.

 

Câu 2: 2 loại cồng chiêng Tây Nguyên gọi là gì?

A. Chiêng to, chiêng nhỏ.

B. Chiêng tròn, chiêng vuông.

C. Chiêng ngắn, chiêng dài.

D. Chiêng bằng, chiêng núm.

 

Câu 3: Đoạn nhạc sau có mấy dấu chấm dôi?

A. Không có dấu nào.

B. 1 dấu.

C. 2 dấu.

D. 3 dấu.

 

Câu 4: Đàn cello có tên gọi khác là gì?

A. Violon.

B. Đàn vĩ cầm.

C. Không có tên gọi nào khác.

D. Violoncelle.

 

Câu 5: Một dàn nhạc giao hưởng tiêu chuẩn thường có bao nhiêu người chơi cello?

A. 8 – 12 người chơi.

B. 7 – 10 người chơi.

C. 1 người chơi.

D. 5 người chơi.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm âm nhạc 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay