Trắc nghiệm âm nhạc 7 kết nối tri thức Tuần 35

Âm nhạc 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiết 35. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

TIẾT 35

ÔN TẬP CÁC CHỦ ĐỀ ĐÃ HỌC TRONG HỌC KÌ II

(45 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (20 CÂU)

Câu 1: Bài hát Mùa xuân ơi là của nhạc sĩ nào và nội dung là gì?

A. Nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện, thể hiện niềm vui đón Tết cổ truyền của Việt Nam.

B. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, thể hiện niềm vui đón Tết cổ truyền của Việt Nam.

C. Nhạc sĩ Trần Tiến, thể hiện niềm vui đón Tết cổ truyền của Việt Nam.

D. Nhạc sĩ Phong Nhã, thể hiện niềm vui đón Tết cổ truyền của Việt Nam.

 

Câu 2: Nhịp điệu bài hát Mùa xuân ơi như thế nào?

A. Nhẹ nhàng, trầm lắng.

B. Sôi động.

C. Vui tươi, rộn ràng.

D. Cả 3 phương án trên.

 

Câu 3: Bài hát Mùa xuân ơi được viết theo nhịp nào?

A. Nhịp 2/2.

B. Nhịp 2/4.

C. Nhịp 3/4.

D. Nhịp 4/4.

 

Câu 4: Đàn t’rưng được làm bằng gì?

A. Làm bằng các ống nứa dài, ngắn; to, nhỏ khác nhau; có mấu ở một đầu, đầu kia gọt vát.

B. Làm bằng các ống nứa dài, ngắn; to, nhỏ khác nhau; hai đầu gọt vát.

C. Làm bằng các ống nứa dài, to bằng nhau, hai đầu gọt vát.

D. Làm bằng các ống nứa dài, to bằng nhau; có mấu ở một đầu; đầu kia gọt vát.

 

Câu 5: Cồng chiêng và đàn t’rưng là nhạc cụ gì?

A. Là nhạc cụ có bàn phím dây.

B. Là loại đàn có kích thước nhỏ nhất và thanh âm cao nhất họ vĩ cầm.

C. Là nhạc cụ tự thân vang thuộc bộ gõ của các dân tộc ở Tây Nguyên.

D. Là nhạc cụ lâu đời nhất và phổ biến nhất trên thế giới.

 

Câu 6: Người Tây Nguyên dùng đàn t’rưng trong hoạt động gì?

A. Các lễ hội dân gian.

B. Lễ tế thần linh.

C. Sinh hoạt văn hóa cộng đồng.

D. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 7: Dấu nối là gì?

A. Có hình vòng cung dùng để liên kết hai hay nhiều nốt nhạc khác cao độ.

B. Có hình vòng cung dùng để liên kết hai hay nhiều nốt nhạc có cùng cao độ.

C. Có hình góc vuông dùng để liên kết hai hay nhiều nốt nhạc khác cao độ.

D. Có hình góc vuông dùng để liên kết hai hay nhiều nốt nhạc có cùng cao độ.

 

Câu 8: Khi gặp kí hiệu dấu miễn nhịp thì thế nào?

A. Giá trị trường độ của nốt nhạc hoặc dấu lặng được ngân, nghỉ tự do.

B. Giá trị trường độ của nốt nhạc hoặc dấu lặng được ngân, nghỉ theo kí hiệu của tác giả.

C. Giá trị cao độ của nốt nhạc hoặc dấu lặng được ngân, nghỉ tự do.

D. Giá trị cao độ của nốt nhạc hoặc dấu lặng được ngân, nghỉ theo kí hiệu của tác giả.

 

Câu 9: Bài hát Santa Lucia nói về điều gì?

A. Bài hát mô tả cảnh đẹp nên thơ, mơ mộng khi mặt trời mọc ở vùng Santa Lucia ở miền Nam nước Ý.

B. Bài hát mô tả cảnh đẹp nên thơ, dịu dàng khi mặt trời lặn ở vùng Santa Lucia ở miền Nam nước Ý.

C. Bài hát mô tả cảnh đẹp nên thơ, êm đềm khi màn đêm buông xuống vùng Santa Lucia ở miền Nam nước Ý.

D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

 

Câu 10: Nhịp điệu bài hát Santa Lucia như thế nào?

A. Nhẹ nhàng, tha thiết.

B. Sôi động.

C. Vui tươi, náo nức.

D. Cả 3 phương án trên.

 

Câu 11: Khi bấm nốt Rê 1 trên sáo recorder thì tay trái bấm như thế nào?

A. Bấm kín hết từ lỗ 0 đến lỗ 3.

B. Bấm kín hết từ lỗ 0 đến lỗ 4.

C. Bấm kín hết từ lỗ 1 đến lỗ 3.

D. Bấm kín hết từ lỗ 1 đến lỗ 4.

 

Câu 12: Sáo recorder có mấy lỗ?

A. 5 lỗ.

B. 6 lỗ.

C. 7 lỗ.

D. 8 lỗ.

 

Câu 13: Hai cây đàn cello và contrabass có điểm nào giống nhau?

A. Cấu tạo, hình dáng và cùng dùng cây vĩ để tạo ra âm thanh.

B. Hình dáng.

C. Dùng cây vĩ để tạo ra âm thanh.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

 

Câu 14: Trong các loại nhạc cụ dây, đàn contrabass có kích thước như thế nào?

A. Nhỏ nhất.

B. Trung bình.

C. Lớn nhất.

D. Có loại nhỏ nhất, có loại lớn nhất.

 

Câu 15: Adagio chỉ nhịp độ nào?

A. Rất chậm.

B. Chậm.

C. Hơi chậm.

D. Vừa phải.

 

Câu 16: Những từ, kí hiệu chỉ sắc thái cường độ là chỉ cái gì?

A. Chỉ độ cao - thấp của âm thanh.

B. Chỉ độ dài - ngắn của âm thanh.

C. Chỉ độ vang của âm thanh.

D. Chỉ độ mạnh - nhẹ của âm thanh.

 

Câu 17: Nội dung bài hát Đời cho em những nốt nhạc vui là gì?

A. Bài hát thể hiện tình bạn đẹp đẽ, gắn bó giữa những em nhỏ.

B. Bài hát thể hiện tình cảm gia đình thiêng liêng, tha thiết của bạn nhỏ.

C. Bài hát thể hiện những tình cảm thân thương và tinh thần lạc quan, yêu đời của các bạn nhỏ.

D. Bài hát thể hiện tình thầy trò thân thiết của bạn nhỏ và thầy cô giáo của mình.

 

Câu 18: Các khúc nhạc trong tổ khúc Bốn mùa của nhạc sĩ thiên tài Pyotr Ilyich Tchaikovskyv lấy cảm hứng từ đâu?

A. Từ nội dung, ý thơ của các nhà thơ trên toàn thế giới.

B. Từ nội dung, ý thơ của các nhà thơ Nga Như Pushkin, Vyazemsky.

C. Từ sự quan sát thiên nhiên bốn mùa của nhạc sĩ.

D. Tất cả các đáp án trên

 

Câu 19: Khúc nhạc Chèo thuyền có giai điệu như thế nào?

A. Giai điệu nhẹ nhàng, thiết tha.

B. Giai điệu chậm rãi, trầm buồn.

C. Giai điệu vui tươi, rộn rã.

D. Giai điệu thiết tha, trầm lắng.

 

Câu 20: Bài hát Hè về là do nhạc sĩ nào sáng tác nhạc và lời?

A. Nhạc sĩ Hùng Lân.

B. Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.

C. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

D. Nhạc sĩ Lê Quốc Thắng.

 

II. THÔNG HIỂU (12 CÂU)

Câu 1: Đâu là câu chúc xuất hiện trong bài hát Mùa xuân ơi?

A. Kính chúc muôn người với bao điều mong ước, Tiếng chúc giao thừa mừng đón xuân sang.

B. Kính chúc muôn người với bao điều mong ước, Kính chúc muôn nhà gặp nhiều an vui.

C. Kính chúc muôn người với bao điều mong ước, Những đóa mai vàng chào mừng xuân sang.

D. Kính chúc muôn người với bao điều mong ước, Chào một mùa xuân mới.

 

Câu 2: Dòng nào sau đây chính xác khi nói về cách tạo ra âm thanh của đàn t’rưng?

A. Dùng tay gõ vào các ống nứa sẽ tạo nên âm thanh cao thấp khác nhau.

B. Dùng miệng thổi vào các ống nứa sẽ tạo nên âm thanh cao thấp khác nhau.

C. Dùng dùi gõ vào các ống nứa sẽ tạo ra những âm thanh có độ vang giống nhau.

D. Dùng dùi gõ vào các ống nứa sẽ tạo nên âm thanh cao thấp khác nhau.

 

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là chính xác khi nhận xét về giá trị sử dụng của đàn t’rưng?

A. Đàn t’rưng thường được dùng trong hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Đàn được sử dụng độc tấu, hòa tấu, đệm cho hát.

B. Đàn t’rưng thường được dùng trong lễ tế thần linh. Đàn được sử dụng độc tấu, hòa tấu, đệm cho hát.

C. Đàn t’rưng thường được dùng trong các lễ hội dân gian. Đàn được sử dụng độc tấu, hòa tấu, đệm cho hát.

D. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 4: Nhận định nào sau đây là chính xác?

A. Bài hát Santa Lucia thuộc dòng nhạc trẻ của ý.

B. Bài hát Santa Lucia thuộc dân ca Ý.

C. Bài hát Santa Lucia thuộc dòng nhạc cách mạng.

D. Bài hát Santa Lucia thuộc dân ca Pháp.

 

Câu 5: Dòng nào dưới đây là thứ tự sắp xếp chính xác nhịp độ từ chậm đến nhanh?

A. Lento, Andante, Moderato, Andantino, Allegretto.

B. Lento, Andante, Moderato, Allegro, Allegretto.

C. Lento, Andante, Moderato, Allegretto, Vivace.

D. Lento, Andante, Moderato, Presto, Vivace.

 

Câu 6: Đâu là nhịp độ nhanh nhất trong nhịp độ nhanh?

A. Presto.

B. Allegro.

C. Vivace.

D. Lento.

 

Câu 7: Kí hiệu “p” chỉ cái gì và có ý nghĩa gì?

A. Chỉ piano, ý  nghĩa: to, mạnh.

B. Chỉ piano, ý nghĩa: nhỏ, nhẹ.

C. Chỉ piano, ý nghĩa: nhỏ, vang.

D. Chỉ piano, ý nghĩa: to, vang.

 

Câu 8: Kí hiệu nào dưới đây mang ý nghĩa “to dần, mạnh dần”?

A. A picture containing text

Description automatically generated

B. A picture containing graphical user interface

Description automatically generated

C.

D.

 

Câu 10: Bài hát Đời cho em những nốt nhạc vui có nhịp độ là gì?

A. Hơi nhanh.

B. Nhanh.

C. Vừa phải.

D. Rất nhanh.

 

Câu 11: Dòng nào dưới đây nói đúng về di sản nghệ thuật của nhạc sĩ Pyotr Ilyich Tchaikovsky?

A. 3 bản giao hưởng, 3 vở nhạc kịch, vũ kịch Hồ thiên nga và rất nhiều bản hòa tấu, độc tấu lớn nhỏ viết cho dàn nhạc và nhạc cụ cùng hàng trăm ca khúc.

B. 3 bản giao hưởng, 6 vở nhạc kịch, vũ kịch Hồ thiên nga và rất nhiều bản hòa tấu, độc tấu lớn nhỏ viết cho dàn nhạc và nhạc cụ cùng hàng trăm ca khúc.

C. 6 bản giao hưởng, 3 vở nhạc kịch, vũ kịch Hồ thiên nga và rất nhiều bản hòa tấu, độc tấu lớn nhỏ viết cho dàn nhạc và nhạc cụ cùng hàng trăm ca khúc.

D. 6 bản giao hưởng, 6 vở nhạc kịch, vũ kịch Hồ thiên nga và rất nhiều bản hòa tấu, độc tấu lớn nhỏ viết cho dàn nhạc và nhạc cụ cùng hàng trăm ca khúc.

 

Câu 12: Nhận định nào sau đây là không đúng về nội dung bài hát Hè về?

A. Bài hát như một bức tranh tuyệt đẹp về mùa hè với ánh nắng chói chang.

B. Bài hát thể hiện một mùa hè oi ả, nóng bức với những cơn mưa rào bất chợt.

C. Bài hát khắc họa một mùa hè tuyệt đẹp có ánh nắng, có những làn gió nhẹ.

D. Bài hát vẽ nên bức tranh mùa hè với những hàng phượng đỏ rung rinh trong gió khoe màu sắc tươi thắm.

 

III. VẬN DỤNG (07 CÂU)

Câu 1: Ca khúc nào dưới đây là của nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện?

A. Ngọn lửa trái tim.

B. Những ước mơ.

C. Ngày đầu tiên đi học.

D. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 2: Ở Tây Nguyên có gì được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại?

A. Nhã nhạc cung đình Huế.

B. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

C. Dân ca quan họ.

D. Đờn ca tài tử.

 

Câu 3: Ở bài hát Mùa xuân ơi, dấu nối xuất hiện ở những chữ nào?

A. Sang, đã, về.

B. Sang, vui, vẫy.

C. Sang, đã, vẫy

D. Sang, vui, về.

 

Câu 4: Bài hát Santa Lucia thuộc dòng nhạc gì?

A. Dòng nhạc cổ điển.

B. Dòng nhạc hiện đại.

C. Dòng nhạc Neapolitan.

D. Dòng nhạc Rock.

 

Câu 5: Quan sát hình ảnh và cho biết, đoạn nhạc có cường độ như thế nào?

A picture containing text, music, guitar

Description automatically generated

A. Rất nhẹ.

B. Nhẹ.

C. Nhẹ vừa.

D. Mạnh vừa.

 

Câu 6: Sắp xếp các câu hát sau để được đoạn lời chính xác trong bài hát Đời cho em những nốt nhạc vui.

(1) Tàu ra khơi, biển ru em khúc hát dân ca càng yêu thiết tha… với trái tim mến thương hiền lành.

(2) (Rồi mai) đây, rồi mai đây những nốt nhạc vui, cùng bay cao, cùng bay xa tới những tầng mây.

(3) Đô Đô Pha Pha La La Đô Đô.

(4) Rồi mai… đất nước em Việt Nam hiền hòa.

A. (1) – (2) – (3) – (4).

B. (1) – (3) – (4) – (2).

C. (2) – (1) – (4) – (3).

D. (2) – (4) – (3) – (1).

 

Câu 7: Dòng nào sau đây nói đúng về khúc nhạc Chèo thuyền?

A. Giai điệu nhẹ nhàng khoan thai, lúc cao trào, lúc trầm bổng mô phỏng những động tác chèo nhịp nhàng và tiếng mái chèo khua nước trên những dòng sông.

B. Giai điệu nhanh, hối hả như những động tác dứt khoát của người chèo thuyền.

C. Giai điệu chậm rãi, bằng lặng như những dòng sông êm đềm ở nước Nga.

D. Giai điệu rộn ràng, vui tươi như tiếng nói cười của những người chèo thuyền ở những dòng sông của nước Nga.

 

IV. VẬN DỤNG CAO (06 CÂU)

Câu 1: 2 loại cồng chiêng Tây Nguyên gọi là gì?

A. Chiêng to, chiêng nhỏ.

B. Chiêng tròn, chiêng vuông.

C. Chiêng ngắn, chiêng dài.

D. Chiêng bằng, chiêng núm.

 

Câu 2: Trong đoạn nhạc sau có mấy dấu nối, mấy dấu luyến?

 

A. 2 dấu nối, 2 dấu luyến.

B. 3 dấu nối, 1 dấu luyến.

C. 1 dấu nối, 3 dấu luyến.

D. 4 dấu nối, không có dấu luyến.

 

Câu 3: Đàn cello có tên gọi khác là gì?

A. Violon.

B. Đàn vĩ cầm.

C. Không có tên gọi nào khác.

D. Violoncelle.

 

Câu 4: Bài hát Đời cho em những nốt nhạc vui sử dụng mấy dấu nối, mấy dấu luyến?

A. 1 dấu nối, 3 dấu luyến.

B. 2 dấu nối, 2 dấu luyến.

C. 3 dấu nối, 1 dấu luyến.

D. 4 dấu nối, không có dấu luyến.

 

Câu 5: Dòng nào dưới đây là thứ tự sắp xếp trước sau chính xác các khúc nhạc trong tổ khúc Bốn mùa?

A. Bên lò sưởi, Lễ hội, Khúc hát sơn ca, Hoa tuyết, Những đêm trắng, Chèo thuyền, Bài ca người cắt cỏ, Mùa gặt, Đi săn, Bài ca mùa thu, Xe tam mã, Giáng sinh.

B. Bên lò sưởi, Lễ hội, Hoa tuyết, Khúc hát sơn ca, Những đêm trắng, Chèo thuyền, Bài ca người cắt cỏ, Mùa gặt, Đi săn, Bài ca mùa thu, Xe tam mã, Giáng sinh.

C. Bên lò sưởi, Lễ hội, Hoa tuyết, Khúc hát sơn ca, Những đêm trắng, Chèo thuyền, Bài ca người cắt cỏ, Đi săn, Mùa gặt, Bài ca mùa thu, Xe tam mã, Giáng sinh.

D. Bên lò sưởi, Lễ hội, Hoa tuyết, Khúc hát sơn ca, Những đêm trắng, Chèo thuyền, Bài ca người cắt cỏ, Mùa gặt, Đi săn, Xe tam mã, Bài ca mùa thu, Giáng sinh.

Câu 6: Bài hát nào sau đây không phải nói về mùa hè?

A. Hoa sữa mùa thu.

B. Vào hạ.

C. Hát với chú ve con.

D. Mùa hè ngọt ngào.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm âm nhạc 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay