Trắc nghiệm bài 48: Sự chuyển hoá năng lượng

Vật lý 6 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 48: Sự chuyển hoá năng lượng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm bài 48: Sự chuyển hoá năng lượng
Trắc nghiệm bài 48: Sự chuyển hoá năng lượng
Trắc nghiệm bài 48: Sự chuyển hoá năng lượng
Trắc nghiệm bài 48: Sự chuyển hoá năng lượng
Trắc nghiệm bài 48: Sự chuyển hoá năng lượng
Trắc nghiệm bài 48: Sự chuyển hoá năng lượng
Trắc nghiệm bài 48: Sự chuyển hoá năng lượng
Trắc nghiệm bài 48: Sự chuyển hoá năng lượng
Trắc nghiệm bài 48: Sự chuyển hoá năng lượng

A. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1.  Hoá năng dự trữ trong bao diêm khi cọ xát với vỏ bao diên được chuyển hoá thành:

A. Nhiệt năng.

B. Quang năng.

C. Nhiệt năng và quang năng.

D. Điện năng.

 

Câu 2. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: Hoá năng lưu trữ trong thực phẩm, khi ta ăn được chuyển hoá thành… giúp ta đạp xe.

A. Nhiệt năng.

B. Động năng.

C. Thế năng.

D. Quang năng.

 

Câu 3. Tuabin điện gió sản xuất điện từ:

A. Hoá năng.

B. Động năng.

C. Năng lượng ánh sáng.

D. Năng lượng mặt trời.

Câu 4. Gọi tên các dạng năng lượng xuất hiện khi đèn pin được bật sáng?

A. Điện năng và quang năng.                             

B. Hoá năng và điện năng.

C. Nhiệt năng và quang năng.                   

D. Hoá năng và quang năng.

 

Câu 5. Thiết bị nào biến đổi điện năng thành nhiệt năng?

A. Hình A.

B. Hình B.

C. Hình C.

D. Hình D.

 

Câu 6. Pin mặt trời có sự chuyển hoá:

A. Nhiệt năng thành cơ năng.

B. Nhiệt năng thành điện năng.

C. Quang năng thành nhiệt năng.

D. Quang năng thành điện năng.

 

Câu 7. Trong máy phát điện gió, dạng năng lượng nào được chuyển hoá thành điện năng?

A. Quang năng.

B. Hoá năng.

C. Nhiệt năng.

D. Cơ năng.

 

Câu 8. Khi sử dụng nồi cơm điện, năng lượng điện đã chuyển hóa thành năng lượng chủ yếu nào?

A. Năng lượng ánh sáng.

B. Cơ năng.

C. Năng lượng nhiệt.

D. Năng lượng âm.

 

Câu 9. Trong các dụng cụ và thiết bị điện sau đây, thiết bị nào chủ yếu biến đổi điện năng thành cơ năng: 

A. Nồi cơm điện.

B. Bàn là điện. 

C. Tivi.

D. Máy bơm nước.

 

Câu 10. Dạng năng lượng nào đã chuyển hoá thành điện năng trong một chiếc đồng hồ treo tường chạy bằng pin? 

A. Hoá năng.

B. Nhiệt năng. 

C. Cơ năng.

D. Quang năng.

 

B. THÔNG HIỂU (6 câu)

 

Câu 1. Tại sao khi trời lạnh, ta xoa hai bàn tay vào nhau và thấy tay nóng lên?

A. Vì khi xoa hai bàn tay vào nhau có sự chuyển hoá năng lượng từ động năng sang nhiệt năng, động năng làm tay ta nóng lên.

B. Vì khi xoa hai bàn tay vào nhau có sự chuyển hoá năng lượng từ nhiệt năng sang nhiệt năng, động năng làm tay ta nóng lên.

C. Vì khi xoa hai bàn tay vào nhau có sự chuyển hoá năng lượng từ động năng sang nhiệt năng, nhiệt năng làm tay ta nóng lên.

D. Vì khi xoa hai bàn tay vào nhau có sự chuyển hoá năng lượng từ nhiệt năng sang động năng, động năng làm tay ta nóng lên.

 

Câu 2. Điền vào chỗ trống để thành câu hoàn chỉnh: Hoá năng trong nhiên liệu khi đốt cháy được chuyển hoá thành…, … và … của máy bay, tàu hoả.

A. Động năng, nhiệt năng, năng lượng ánh sáng.

B. Động năng, thế năng, năng lượng ánh sáng.

C. Động năng, điện năng, thế năng.

D. Động năng, nhiệt năng, thế năng.

 

Câu 3. Điền vào chỗ trống để thành câu hoàn chỉnh: Khi quả bóng được giữ yên ở trên cao, nó đang có… Khi quả bóng được thả rơi,… của nó được chuyển hoá thành…:

A. Động năng, thế năng, nhiệt năng.

B. Thế năng, động năng, thế năng. 

C. Động năng, động năng, thế năng.

D. Thế năng, thế năng, động năng.

 

Câu 4. Chỉ ra sự biến đổi năng lượng khi nước đổ từ thác xuống?

A. Thế năng biến đổi thành động năng.

B. Nhiệt năng biến đổi thành năng lượng âm.

C. Động năng biến đổi thành nhiệt năng.

D. Tất cả các phương án trên.

 

Câu 5. Chỉ ra sự biến đổi năng lượng khi ném một vật lên theo phương thẳng đứng?

A. Động năng biến đổi thành thế năng đàn hồi.

B. Động năng biến đổi thành thế năng hấp dẫn.

C. Thế năng biến đổi thành động năng.

D. Cả ba phương án trên đều đúng.

Câu 6. Viết tên 3 dạng năng lượng được chuyển hoá thành khi máy sấy tóc hoạt động?

A. Nhiệt năng, động năng, năng lượng âm.

B. Hoá năng, động năng, năng lượng âm.

C. Thế năng, động năng, năng lượng âm.

D. Nhiệt năng, động năng, năng lượng âm.

 

C. VẬN DỤNG (2 câu)

 

Câu 1. Kéo con lắc lên tới vị trí A rồi buông nhẹ. Bỏ qua ma sát của không khí. Tìm phát biểu sai.

A. Thế năng của vật tại C là lớn nhất.

B. Động năng của vật tại C lớn hơn tại A.

C. Khi chuyển động từ A đến C, động năng của con lắc tăng dần, thế năng giảm dần.

D. Khi chuyển động từ C đến B, động năng của con lắc giảm dần, thế năng tăng dần.

 

Câu 2. Chỉ ra đâu là sơ đồ chuyển hoá năng lượng (sơ đồ dòng năng lượng) của đèn pin?

A. 

B. 

C.  

D. 

 

D. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

 

Câu 1. Một quả bóng cao su rơi từ vị trí A xuống đất rồi lại nảy lên nhưng chỉ tới điểm B. Bỏ qua sức cản của không khí. Tại sao quả bóng không lên lại tới điểm A?

A. Vì khi va chạm với mặt đất, một phần năng lượng của nó đã chuyển hoá thành năng lượng nhiệt.                             

B. Vì khi va chạm với mặt đất, một phần năng lượng của nó đã chuyển hoá thành năng lượng âm.                             .

C. Vì khi va chạm với mặt đất, một phần năng lượng của nó đã chuyển hoá thành năng lượng nhiệt và năng lượng âm.                   

D. Cả ba phương án trên đều sai.

 

Câu 2. Chu trình biến đỏi của nước biển có kèm theo sự biến đổi của năng lượng từ dạng nào sang dạng nào?

A. Quang năng => Hoá năng => Thế năng => Động năng.

B. Quang năng => Nhiệt năng =>.Thế năng => Động năng.

C. Thế năng => Nhiệt năng => Thế năng => Động năng.

D. Thế năng => Điện năng => Thế năng => Động năng.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm vật lí 6 kết nối tri thức với cuộc sống - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay