Trắc nghiệm bài 54: Hệ mặt trời

Vật lý 6 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 54: Hệ mặt trời. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án vật lí 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống

A. NHẬN BIẾT (11 câu)

Câu 1.  Điền cụm từ còn thiếu vào chỗ trống: Trong hệ Mặt Trời, các … quay quanh Mặt Trời còn các … quay quanh các hành tinh.

A. hành tinh - vệ tinh.

B. vệ tinh - vệ tinh.

C. thiên thể - thiên thể.

D. vệ tinh - thiên thể.

 

Câu 2. Điền cụm từ còn thiếu vào chỗ trống: Hệ Mặt Trời là một hệ hành tinh có … ở trung tâm và các … nằm trong phạm vi lực hấp của …

A. Trái Đất – thiên thể - Trái Đất.

B. Mặt Trời – thiên thể - Mặt Trời.

C. Mặt Trăng – thiên thể - Mặt Trăng.

D. Ngôi sao – thiên thể - Ngôi sao.

 

Câu 3. Hành tinh nào sau đây không nằm trong hệ Mặt Trời?

A. Thiên Vương tinh.

B. Hải Vương tinh.

C. Diêm Vương tinh.

D. Thổ tinh.

 

Câu 4. Hành tinh gần Mặt Trời nhất là:

A. Thủy tinh.

B. Kim tinh.

C. Mộc tinh.

D. Hỏa tinh.

 

Câu 5. Trong hệ Mặt Trời bao gồm:

A. Mặt Trời.

B. 8 hành tinh và các vệ tinh của chúng.

C. Các tiểu hành tinh, sao chổi và các khối bụi thiên thạch.

D. Cả 3 phương án trên.

 

Câu 6.  Trái Đất đứng thứ mấy trong hệ Mặt Trời tính từ Mặt Trời ra xa?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

 

Câu 7. Đài thiên văn là công cụ dùng để ngắm vật nào sau đây?

A. Mặt Trời mọc.

B. Các thiên thể trên bầu trời.

C. Mặt Trăng.

D. Mây.

 

Câu 8. Một thiên thạch bay tiến vào bầu khí quyển của Trái Đất, bị ma sát mạnh đến nóng sáng và bốc cháy, để lại một vết sáng dài. Vết sáng này được gọi là:

A. Sao băng.

B. Sao đôi.

C. Sao chổi.

D. Sao siêu mới.

 

Câu 9. Quỹ đạo chuyển động của các hành tinh xung quanh Mặt Trời có dạng:

A. Tròn.

B. Elip.

C. Không xác định.

D. Tất cả đều đúng.

 

Câu 10. Hành tinh có sự sống trong hệ Mặt Trời là:

A. Kim tinh.

B. Thuỷ tinh.               

C. Trái Đất.

D. Mộc tinh.

 

Câu 11.  Hành tinh nào có nhiệt độ cao nhất trong hệ Mặt Trời?

A. Kim tinh.

B. Thuỷ tinh.

C. Trái Đất.

D. Mộc tinh.

 

B. THÔNG HIỂU (11 câu)

 

Câu 1. Mặt Trời và các ngôi sao thực chất là gì?

A, Một khối chất rắn có nhiệt độ bề mặt rất cao.

B. Một khối khí có nhiệt độ bề mặt rất cao.

C. Một khối chất lỏng có nhiệt độ bề mặt rất cao.

D. Đáp án khác.

 

Câu 2. Khi nói về hệ Mặt Trời, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời theo cùng một chiều. 

B. Sao chổi là thành viên của hệ Mặt Trời.

C. Hành tinh xa Mặt Trời nhất là Hải Vương tinh. 

D. Cả 3 phát biểu trên.

 

Câu 3. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Mặt Trời và các ngôi sao là thiên thể có thể tự phát ra ánh sáng

B. Các hành tinh và sao chổi phản xạ ánh sáng Mặt Trời.

C. Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời với chu kì giống nhau.

D. Khoảng cách từ các hành tinh khác nhau tới Mặt Trời là khác nhau.

 

Câu 4. Với các hành tinh sau của hệ Mặt Trời: Hoả tinh, Kim tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thuỷ tinh. Thứ tự các hành tinh từ xa tới gần Mặt Trời là:

A. Thuỷ tinh, Kim tinh, Hoả tinh, Mộc tinh, Thổ tinh. 

B. Kim tinh, Mộc tinh, Thuỷ tinh, Hoả tinh, Thổ tinh. 

C. Hoả tinh, Mộc tinh, Kim tinh, Thuỷ tinh, Thổ tinh.

D. Thổ tinh, Mộc tinh, Hỏa tinh, Kim tinh, Thủy tinh.

 

Câu 5. Với các hành tinh sau của hệ Mặt Trời: Hoả tinh, Kim tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thuỷ tinh. Thứ tự các hành tinh từ gần tới xa Mặt Trời là:

A. Thuỷ tinh, Kim tinh, Hoả tinh, Mộc tinh, Thổ tinh. 

B. Kim tinh, Mộc tinh, Thuỷ tinh, Hoả tinh, Thổ tinh. 

C. Hoả tinh, Mộc tinh, Kim tinh, Thuỷ tinh, Thổ tinh.

D. Thổ tinh, Mộc tinh, Hỏa tinh, Kim tinh, Thủy tinh.

 

Câu 6. Với các hành tinh sau của hệ Mặt Trời: Kim tinh, Mộc tinh, Hỏa tinh, Hải Vương tinh, Thiên Vương tinh. Hành tinh nào có chu kì chuyển động quanh Mặt Trời lớn nhất?

A. Hải Vương tinh.

B. Kim tinh.

C. Mộc tinh.

D. Thiên Vương tinh.

 

Câu 7. Trong bốn hành tinh vòng trong của Hệ Mặt Trời, một ngày của hành tinh nào có thời gian gần bằng một ngày của Trái Đất?

A. Kim Tinh.

B. Hoả Tinh.

C. Thổ Tinh.

D. Thuỷ Tinh.

 

Câu 8. Chọn đáp án đúng?

A. Bốn hành tinh vòng trong của hệ Mặt Trời là: Thuỷ tinh, Kim tinh, Trái Đất, Mộc tinh.

B. Bốn hành tinh vòng ngoài của hệ Mặt Trời là: Hoả tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh.

C. Chu kì tự quay quanh Mặt Trời của Thuỷ tinh là 224,7 ngày.

D. Khoảng cách từ Thổ tinh đến Mặt Trời là 9,54 AU.

 

Câu 9. 1 AU là:

A. Đơn vị thiên văn.

B. Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời.

C. Xấp xỉ bằng 150 triệu km.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

 

Câu 10. Chu kì tự quay và chu kì quay quanh Mặt Trời của Trái Đất lần lượt là:

A. 30 ngày và 1 ngày.

B. 365,2 ngày và 1 ngày.

C. 1 ngày và 365,2 ngày.

D. 1,03 ngày và 365 ngày.

 

Câu 11. Bốn hành tinh vòng ngoài của hệ Mặt Trời có thành phần chủ yếu là:

A. Silicat.                

B. Kim loại.

C. Các hợp chất khí.                 

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

 

C. VẬN DỤNG (2 câu)

 

Câu 1. Khối lượng các hành tinh của hệ Mặt Trời theo từ tự từ nhỏ đến lớn là:

A. Thuỷ tinh, Kim tinh, Hoả tinh, Trái Đất, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh, Thổ tinh, Mộc tinh.

B. Thuỷ tinh, Kim tinh, Thổ tinh, Trái Đất, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh, Hoả tinh, Mộc tinh.

C. Thuỷ tinh, Mộc tinh, Hoả tinh, Trái Đất, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh, Thổ tinh, Kim tinh.

D. Thuỷ tinh, Hoả tinh, Kim tinh, Trái Đất, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh, Thổ tinh, Mộc tinh.

 

Câu 2. Nếu như em đứng trên Hải Vương tinh, em sẽ nhìn thấy Mặt Trời như thế nào so với khi đứng ở Trái Đất?

A. Bằng nhau.

B. Lớn hơn.

C. Nhỏ hơn.

D. Có lúc lớn hơn, có lúc nhỏ hơn.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm vật lí 6 kết nối tri thức với cuộc sống - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay