Trắc nghiệm câu trả lời ngắn Toán 10 kết nối Bài 1: Mệnh đề
Tài liệu trắc nghiệm dạng câu trả lời ngắn Toán 10 kết nối tri thức Bài 1: Mệnh đề. Dựa trên kiến thức của bài học, bộ tài liệu được biên soạn chi tiết, đúng trọng tâm và rõ ràng. Câu hỏi đa dạng với các mức độ khó dễ khác nhau. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án toán 10 kết nối tri thức (bản word)
BÀI 1. MỆNH ĐỀ
Câu hỏi 1: Xét xem các phát biểu sau có phải là mệnh đề không? Nếu là mệnh đề thì cho biết đó là mệnh đề đúng hay sai?
a) không là số hữu tỉ.
b) Việt Nam là một nước thuộc châu Âu phải không?
c) Phương trình x2 + 5x + 6 = 0 vô nghiệm.
d) Chứng minh rằng bài toán này có nghiệm khó thật!
Trả lời: a là mệnh đề đúng; c mệnh đề sai; b, d không
Câu hỏi 2: Lớp 10A có 40 học sinh, trong đó số học sinh tham gia đội bóng đá là 18, số học sinh tham gia đội bóng chuyền là 15. Biết rằng có 20 học sinh không tham gia bất cứ môn nào. Hỏi có bao nhiêu em tham gia đống thời cả hai môn bóng đá và bóng chuyền?
Trả lời: 8
Câu hỏi 3: Phát biểu nào sau đây là một mệnh đề toán học?
a) TP.Hà Nội là Thủ đô của Việt Nam.
b) Số π là một số hữu tỉ.
c) x=1 có phải là nghiệm của phương trình x2 – 1 = 0 không?
d) Phương trình 3x2−5x+2=0 có nghiệm nguyên.
Trả lời: b, d
Câu hỏi 4: Trong các mệnh đề toán học sau đây, mệnh đề nào là một khẳng định đúng? Mệnh đề nào là một khẳng định sai?
P: "Tổng ba góc trong của một tam giác bằng 180°".
Q: "9 là một số nguyên tố".
R: "Số là số hữu tỉ".
Trả lời: Mệnh đề P, Q là mệnh đề đúng. Mệnh đề R là mệnh đề sai.
Câu hỏi 5: Trong các câu sau, câu nào là mệnh đề?
a) Mặt Trời mọc ở đằng Đông.
b) Hôm nay trời có mưa không?
c) Đừng làm ồn trong lớp học.
d) 12 là một số nguyên tố.
Trả lời: a, d
Câu hỏi 6: Cho câu “x > 7”. Hãy tìm hai giá trị thực của x để từ câu đã cho, ta nhận được một mệnh đề đúng và một mệnh đề sai
Trả lời: ...........................................
Câu hỏi 7: Lập mệnh đề phủ định của mỗi mệnh đề sau:
a) ∀x ∈ R, |x| ≥ x.
b) ∃x ∈ R, x2 + 1 = 0.
Trả lời: ...........................................
Câu hỏi 8: Phát biểu mệnh đề phủ định của mỗi mệnh đề sau:
a) Tồn tại số nguyên chia hết cho 3.
b) Mọi số thập phân đều viết được dưới dạng phân số.
Trả lời: ...........................................
Câu hỏi 9: Phát biểu các mệnh đề sau:
a) ∀x ∈ R, x2 ≥ 0.
b) ∃x ∈ R, > x
Trả lời: ...........................................
Câu hỏi 10: Trong tiết học môn Toán, Nam phát biểu: “Mọi số thực đều có bình phương khác I”. Mai phát biểu: “Có một số thực mà bình phương của nó bằng I”.
a) Hãy cho biết bạn nào phát biểu đúng.
b) Dùng kí hiệu ∀, ∃ để viết lại các phát biểu của Nam và Mai dưới dạng mệnh đề.
Trả lời:...........................................
Câu hỏi 11: Phát biểu bằng lời mệnh đề sau và cho biết mệnh đề đó đúng hay sai.
∀x ∈ R, x2 + 1 ≤ 0
Trả lời: ...........................................
Câu hỏi 12: Điền vào chỗ trống:
- ____ là một câu khẳng định đúng hoặc một câu khẳng định sai.
- Một mệnh đề không thể vừa ___, vừa sai.
-_____ là mệnh đề khẳng định một sự kiện trong toán học.
- ____: Mệnh đề “Nếu P thì Q” được gọi là mệnh đề kéo theo, kí hiệu P => Q
Trả lời: ...........................................
Câu hỏi 13: Trong các câu sau, có bao nhiêu câu là mệnh đề, mệnh đề chứa biến, mệnh đề toán học, không là mệnh đề?
a) Hải phòng là một thành phố của Việt Nam.
b) Sông Hương chảy ngang qua thành phố Huế.
c) Hãy trả lời các câu hỏi dưới đây!
d) 3 + 4 = 7
e) 4324 . 0 = 434
f) Bạn có rảnh tối nay không?
g) 3 + x = 34
Trả lời: ...........................................
Câu hỏi 14: Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào là mệnh đề đúng, mệnh đề nào sai?
a)Tổng của hai số tự nhiên là một số chẵn khi và chỉ khi cả hai số đều là số chẵn.
b)Tích của hai số tự nhiên là một số chẵn khi và chỉ khi cả hai số đều là số chẵn.
c)Tổng của hai số tự nhiên là một số lẻ khi và chỉ khi cả hai số đều là số lẻ.
d)Tích của hai số tự nhiên là một số lẻ khi và chỉ khi cả hai số đều là số lẻ.
Trả lời: ...........................................
Câu hỏi 15: Tìm mệnh đề phủ định của các mệnh đề sau: “Phương trình x2 – 4x + 4 = 0 có nghiệm”.
Trả lời: ...........................................
Câu hỏi 16: Trong các câu sau, có bao nhiêu câu là mệnh đề toán học?
Cố lên, sắp đói rồi!
Số 15 là số nguyên tố.
Tổng các góc của một tam giác là 1800
Số nguyên dương là số tự nhiên khác 0.
Trả lời: ...........................................
--------------- Còn tiếp ---------------
=> Giáo án toán 10 kết nối bài 1: Mệnh đề