Trắc nghiệm Chủ đề A bài 1: Thông tin thu nhận và xử lí thông tin
Tin học 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 1: Thông tin thu nhận và xử lí thông tin. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án powerpoint Tin học 6 cánh diều
1. NHẬN BIẾT (6 câu)
Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng về lợi ích của thông tin?
A. Có độ tin cậy cao, đem tại hiểu biết cho con người.
B. Đem lại hiểu biết cho con người, không phụ thuộc vào dữ liệu
C. Có độ tin cậy cao, không phụ thuộc vào dữ liệu
D. Đem lại hiểu biết và giúp con người có những lựa chọn tốt.
Câu 2: Phương án nào sau đây là thông tin?
A. Các con số thu thập được qua cuộc điều tra dân số.
B. Phiếu điều tra dân số.
C. Kiến thức về phân bố dân cư.
D. Tệp lưu trữ tài liệu về điều tra dân số
Câu 3. Thông tin có thể giúp cho con người:
A. Nắm được quy luật của tự nhiên và do đó trở nên mạnh mẽ hơn
B. Hiểu biết về cuộc sống và xã hội xung quanh
C. Biết được các tin tức và sự kiện xảy ra trong xã hội
D.Tất cả các khẳng định trên đều đúng.
Câu 4. Con người thu nhận thông tin trực tiếp nhờ:
A. Vật mang tin
B. năm giác quan
C. Bộ não
D. Cả ba phương án trên đều đúng
Câu 5. Trình tự các bước thu nhận và xử lí thông tin của bộ não con người:
A. Thu nhận thông tin -> xử lí thông tin -> ra quyết định
B. Xử lí thông tin -> Thu nhận thông tin -> ra quyết định
C. Ra quyết định -> thu nhận thông tin -> xử lí thông tin
D. Xử lí thông tin -> ra quyết định -> thu nhận thông tin
Câu 6. Tai người bình thường có thể tiếp nhận thông tin nào dưới đây:
A. Tiếng chim hót
B. Đi học mang theo áo mưa
C. Ăn sáng trước khi đến trường
D. Hẹn bạn Hương cùng đi học.
2. THÔNG HIỂU (8 câu)
Câu 1: Công cụ nào sau đây không phải là vật mang tin?
A. Xô, chậu
B. bảng điểm
C.Thẻ nhớ
D. Giấy
Câu 2. Bảng chỉ dẫn là:
A. Vật mang tin
B. Thông tin
C. Dữ liệu
D. Vật mang tin, thông tin và dữ liệu
Câu 3. Theo em, màn hình máy tính thuộc:
A. Thiết bị vào
B. Thiết bị ra
C. Bộ xử lí
D. Thiết bị lưu trữ.
Câu 4. Theo em, bàn phím máy tính thuộc:
A. Thiết bị vào
B. Thiết bị ra
C. Bộ xử lí
D. Thiết bị lưu trữ.
Câu 5. Theo em, CPU thuộc:
A. Thiết bị vào
B. Thiết bị ra
C. Bộ xử lí
D. Thiết bị lưu trữ.
Câu 6. Chúng ta gọi dữ liệu hoặc lệnh được nhập vào máy tính là :
A. dữ liệu được lưu trữ.
B. thông tin vào
C. thông tin ra
D. thông tin máy tính.
Câu 7. Vì sao nói “Máy tính là thiết bị hỗ trợ con người xử lí thông tin một cách hiệu quả”?
A. Nó có thể thực hiện nhanh các lệnh, tính toán chính xác
B. Nó có thể xử lí nhiều dạng thông tin, lưu trữ thông tin với dung lượng lớn
C. Nó hoạt động bền bỉ
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 8. Mắt thường không thể tiếp nhận thông tin nào dưới đây?
A. Đàn kiến đang “tấn công” lọ đường quên đậy nắp;
B. Những con vi trùng gây bệnh lị lẫn trong thức ăn bị ôi thiu;
C. Rác bẩn vứt ngoài hành lang lớp học;
D .Bạn Phương quên không đeo khăn quàng đỏ.
3. VẬN DỤNG (9 câu)
Câu 1. Buổi tối nghe bố nhắc: "Ngày mai là mồng 2 tháng 9 đấy!", em chuẩn bị sẵn cờ Tổ quốc để mang treo trước cửa nhà sáng sớm hôm sau. Em hãy cho biết thông tin đầu vào:
A. Ngày mai là Quốc khánh
B. Ngày quốc khánh treo cờ tổ quốc
C. Ngày mai là mồng 2 tháng 9
D. Sáng sớm treo cờ chào mừng Quốc khánh
Câu 2. “Em nghe loa phát thanh, biết hôm nay là Kỉ niệm 10 năm thành lập trường”. Theo em, đó là thông tin dạng gì?
A. Dạng hình ảnh
B. Dạng số
C. Dạng âm thanh
D. Dạng chữ
Câu 3. “Kĩ sư xem bản vẽ để chỉ huy xây dựng công trình”. Theo em, vật mang tin trong tình huống này là gì?
A. Kĩ sư
B. Bộ não ghi nhớ thông tin của kĩ sư
C. Bản vẽ trên giấy
D. Cả ba phương án trên đều đúng
Câu 4. “Kĩ sư xem bản vẽ để chỉ huy xây dựng công trình”. Theo em thông tin trong tình huống này là thông tin dạng gì?
A. Dạng chữ
B. Dạng hình ảnh
C. Dạng số
D. Cả ba phương án trên đều đúng
Câu 5. Trước khi sang đường theo em, con người cần phải xử lý những thông tin gì?
A. Quan sát xem có phương tiện giao thông đang đến gần không
B. Nghĩ về bài toán hôm qua trên lớp chưa làm được
C. Quan sát xem đèn tín hiệu giao thông đang bật màu gì
D. Kiểm tra lại đồ dùng học tập đã có đủ trong cặp sách chưa;
Câu 6. Mắt không thể tiếp nhận thông tin từ dữ liệu nào sau đây?
A. Đàn kiến “tấn công” lọ đường quên đậy nắp
B. Rác bẩn vứt trên sân trường
C. Vi khuẩn Ecoli gây bệnh lị lẫn trong thức ăn
D. Màu sắc của những bông hoa
Câu 7. Khi em nhìn thấy một cảnh đẹp, thì mắt tham gia vào hoạt động nào trong quá trình xử lí thông tin?
A. Thu nhận thông tin
B. Truyền thông tin
C. Xử lí thông tin
D. Truyền thông tin
Câu 8. Em là sao đỏ của lớp. Theo em, thông tin nào dưới đây không phải là thông tin cần xử lí ( thông tin vào ) để xếp loại các tổ cuối tuần?
A. Số lượng điểm 10.
B. Số các bạn bị ghi tên vì đi muộn.
C. Số bạn mặc áo xanh.
D. Số bạn bị cô giáo nhắc nhở.
Câu 9. Nghe bản tin dự báo thời tiết “Ngày mai trời có thể mưa”, em sẽ xử lý thông tin và quyết định như thế nào (thông tin ra) ?
A. Mặc đồng phục
B. Đi học mang theo áo mưa
C. Ăn sáng trước khi đến trường
D. Hẹn bạn Trang cùng đi học.
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1. Cho tình huống: ‘Em thấy quả cam có màu vàng, biết nó sắp chín”, em hãy chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau:
A. Quả cam có màu vàng là kết quả xử lý thông tin
B. Quả cam sắp chín là thông tin vào
C. Quả cam có màu vàng là thông tin vào. Quả cam sắp chín là kết quả xử lý thông tin
D. Quả cam có màu vàng, biết nó sắp chín là thông tin vào
Câu 2. Giải câu đố có thể coi là bài toán xử lí thông tin, cần nhiều hiểu biết từ trước. Khi giải câu đố: "Con gì tám cẳng hai càng, chẳng đi mà lại bò ngang cả ngày?", em đã biết trước những gì?
A. Biết con cua có tám cẳng, hai càng chỉ bò ngang
B. Không thấy con vật nào khác (như: trâu, bò, lợn, gà…) có những đặc điểm nêu trên
C. Câu A đúng, câu B sai
D. Cả câu A và câu B đều đúng