Trắc nghiệm địa lí 10 chân trời Bài 16: Thực hành: phân tích sự phân bố của đất và sinh vật trên trái đất

Bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lí 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 16: thực hành: phân tích sự phân bố của đất và sinh vật trên trái đất. Thuyết kiến tạo mảng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm địa lí 10 chân trời Bài 16: Thực hành: phân tích sự phân bố của đất và sinh vật trên trái đất

CHƯƠNG 6. SINH QUYỂN

BÀI 16: THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH SỰ PHÂN BỐ CỦA ĐẤT VÀ SINH VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (9 câu)

Câu 1: Đất Pốtdôn thường phân bố ở đới khí hậu nào sau đây?

A. Cực

B. Ôn đới

C. Nhiệt đới

D. Xích đạo

Câu 2: Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp ôn đới có phạm vi phân bố ở đới khí hậu

A. Cực

B. Nhiệt đới

C. Ôn đới

D. Xích đạo

Câu 3: Thảo nguyên, cây bụi chịu hạn và đồng cỏ núi cao có phạm vi phân bố ở đới khí hậu

A. Cực

B. Nhiệt đới

C. Xích đạo

D. Ôn đới

Câu 4: Ở đới khí hậu nhiệt đới chủ yếu có kiểu thảm thực vật là

A. Hoang mạc và bán hoang mạc

B. Rừng lá kim

C. Rừng nhiệt đới, xích đạo

D. Cả A, B, C

Câu 5: Ở khu vực Xích đạo chủ yếu có kiểu thảm thực vật nào sau đây?

A. Thảo nguyên, cây bụi chịu hạn và đồng cỏ

B. Hoang mạc và bán hoang mạc

C. Rừng lá kim

D. Rừng nhiệt đới, xích đạo

Câu 6: Ở vùng khí hậu cận nhiệt lục địa, cây cối hầu như không phát triển, hình thành các hoang mạc, nguyên nhân chủ yếu là do

A. gió thổi quá mạnh.

B. nhiệt độ quá cao.

C. độ ẩm quá thấp.

D. thiếu ánh sáng.

Câu 7: Ở vùng khí hậu cận nhiệt lục địa do độ ẩm quá thấp nên cây cối hầu như không phát triển, đó là nguyên nhân chủ yếu hình thành

A. bồn địa, cao nguyên rộng lớn.

B. các vùng rừng nhiệt đới, cây cối xanh tốt.

C. các hoang mạc rộng lớn.

D. các vùng nông nghiệp kém phát triển.

Câu 8: Sườn Tây từ chân núi lên đỉnh có những vành đai thực vật và đất nào sau đây?

A. Từ 500 – 1000 m là rừng dẻ, sồi và đất rừng màu nâu.

B. Từ 1000 – 2000 m là đồng cỏ An-pin và đất đồng cỏ núi.

C. Từ 1500 – 2000 m là rừng lãnh sam và đất pốtdôn.

D. Từ 2300 – 2800 là địa y cây bụi và đất sơ đẳng.

Câu 9: Sườn Đông từ chân núi lên đỉnh có những vành đai thực vật và đất sau

A. Từ 2300 – 2800 là địa y cây bụi và đất sơ đẳng.

B. Từ 2000 – 2300 m là đồng cỏ An-pin và đất đồng cỏ núi.

C. Từ 2300 – 2800 là địa y và đất sơ đẳng xen lẫn đá.

D. Từ 500 – 1000 m là rừng dẻ và đất đỏ cận nhiệt.

2. THÔNG HIỂU (7 Câu)

Câu 1: Vì sao thực vật có ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố động vật?

A. Thực vật là nguồn cung cấp thức ăn cho nhiều loài động vật.

B. Thực vật là nơi trú ngụ của nhiều loài động vật.

C. Sự phát triển thực vật làm thay đổi môi trường sống của động vật.

D. Sự phát tán một số loài thực vật mang theo một số loài động vật nhỏ.

Câu 2: Vì sao thảm thực vật đài nguyên không xuất hiện ở bán cầu nam?

A. Đới lạnh ở bán cầu nam không có đất, chỉ có băng tuyết.

B. Bán cầu nam không có đới lạnh.

C. Bán cầu nam không có nhiều núi cao như bán cầu bắc.

D. Bán cầu bắc có nhiều kiểu khí hậu.

Câu 3: Ý nào sau đây không đúng?

A. Sinh vật tập trung với mật độ cao nhất ở nơi có thực vật sinh sống.

B. Sinh vật phân bố không đều trong toàn bộ bề dày của sinh quyển.

C. Cấu trúc sinh quyển được xác định bởi hoạt động của cơ thể sống.

D. Khối lượng vật chất của sinh quyển nhiều hơn so với các quyển khác.

Câu 4: Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Sinh quyển có đặc tính tích lũy năng lượng nhờ khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ

B. Nhu cầu về nước và độ ẩm không khí của các loài sinh vật khá giống nhau

C. Độ phì của đất có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển và phân bố của sinh vật

D. Nơi nào có thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú

Câu 5: Vì sao rừng nhiệt đới có cây lá rộng, thân gỗ thường xanh quanh năm?

A. Có lượng nhiệt, ẩm lớn.

B. Có lượng ánh sáng, nhiệt lớn.

C. Có lượng ẩm và ánh sáng nhiều.

D. Có nhiệt, ẩm, ánh sáng nhiều.

Câu 6: Ý nào dưới đây không phải ảnh hưởng của con người đối với sự phân bố sinh vật trên Trái Đất?

A. Đưa các loại cây trồng như cam, chanh từ châu Á sang trồng ở Nam Mĩ.

B. Con người tiến hành trồng rừng, phủ xanh đất trồng đồi núi trọc.

C. Đưa khoai tây, thuốc lá, cao su,… từ châu Mĩ sang trồng ở châu Phi, châu Á.

D. Nhiều loài động vật như bò, cừu, thỏ sang nuôi ở Ô-xtrây-li-a và Niu Di-lân.

Câu 7: Nhận định nào sau đây đúng với những ảnh hưởng gián tiếp của khí hậu tới đất?

A. Trong các đới khí hậu khác nhau, sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật không đồng đều, dẫn đến thành phần hữu cơ của đất cũng không giống nhau.

B. Các yếu tố nhiệt độ, mưa và các chất khí đã phá hủy đá gốc thành các sản phẩm phong hóa - vật liệu cơ bản thành tạo đất.

C. Nơi có nhiệt ẩm cao, quá trình hình thành đất diễn ra mạnh mẽ tạo nên lớp vỏ phong hóa và lớp đất dày

D. Nơi có điều kiện nhiệt ẩm không thuận lợi thì lớp đất thô và mỏng

3. VẬN DỤNG (5 Câu)

Câu 1: Nhóm đất chiếm diện tích chủ yếu ở vùng ôn đới là

A. Đất đài nguyên.

B. Đất pốtdôn.

C. Băng tuyết.

D. Đất đen, hạt dẻ thảo nguyên.

Câu 2: Ở khu vực Bắc Phi, nhóm đất nào chiếm diện tích lớn nhất?

A. Đất đỏ nâu rừng cây bụi lá cứng.

B. Đất phù sa.

C. Đất xám hoang mạc và bán hoang mạc.

D. Đất đỏ, nâu đỏ xavan.

Câu 3: Thảm thực vật tiêu biểu ở khu vực Xích đạo là

A. rừng nhiệt đới ẩm và gió mùa.

B. rừng mưa nhiệt đới.

C. xavan.

D. hoang mạc.

Câu 4: Đài nguyên phân bố chủ yếu ở vùng

A. cận cực ở bán cầu Bắc.

B. cận cực ở bán cầu Nam

C. ôn đới ở bán cầu Bắc

D. ôn đới ở bán cầu Nam.

Câu 5: Kiểu thảm thực vật tiêu biểu của Việt Nam là

A. rừng nhiệt đới ẩm và gió mùa

B. rừng mưa nhiệt đới

C. rừng nhiệt đới khô

D. xavan

4. VẬN DỤNG CAO (4 Câu)

Câu 1: Các vành đai thực vật ở núi An – pơ, lần lượt từ thấp lên cao là

A. Cỏ và cây bụi, đồng cỏ núi cao, rừng hỗn hợp, rừng lá kim.

B. Rừng lá kim, rừng hoocn hợp, đồng cỏ núi cao, cỏ và cây bụi.

C. Rừng hỗn hợp, rừng lá kim, cỏ và cây bụi, đồng cỏ núi cao.

D. Cỏ và cây bụi, rừng hỗn hợp, rừng lá kim, đồng cỏ núi cao.

Câu 2: Em hãy nối các ý ở cột A với các ý ở cột B sao cho phù hợp


A. 1 – e; 2 – c; 3 – a; 4 – b; 5 – d;

B. 1 – a; 2 – e; 3 – c; 4 – b; 5 – d;

C. 1 – c; 2 – e; 3 – a; 4 – b; 5 – d;

D. 1 – b; 2 – e; 3 – a; 4 – c; 5 – d;

Câu 3: Sự phân bố của đất và sinh vật theo chiều Bắc – Nam như thế nào?

A. Sự phân bố các nhóm đất và các thảm thực vật không thay đổi

B. Chịu ảnh hưởng chủ yếu của điều kiện khí hậu (chế độ nhiệt, ẩm), mà chế độ nhiệt, ẩm lại thay đổi theo vĩ độ vì thế sự phân bố các loại đất và các thảm thực vật cũng thay đổi theo vĩ độ.

C. Ở vùng núi, càng lên cao, nhiệt độ và áp suất không khí càng giảm, độ ẩm không khí tăng lên đến độ cao nhất định mới giảm. Sự khác nhau về chế độ nhiệt ẩm theo độ cao tạo nên sự thay đổi về các loại đất và thảm thực vật theo độ cao.

D. Cả a, b, c

Câu 4: Sự phân bố của đất và sinh vật theo độ cao như thế nào?

A. Ở vùng núi, càng lên cao, nhiệt độ và áp suất không khí càng giảm, độ ẩm không khí tăng lên đến độ cao nhất định mới giảm. Sự khác nhau về chế độ nhiệt ẩm theo độ cao tạo nên sự thay đổi về các loại đất và thảm thực vật theo độ cao.

B. Sự phân bố các nhóm đất và các thảm thực vật không thay đổi

C. Sự phân bố của đất và sinh vật chịu ảnh hưởng chủ yếu của điều kiện khí hậu (chế độ nhiệt, ẩm), mà chế độ nhiệt, ẩm lại thay đổi theo vĩ độ vì thế sự phân bố các loại đất và các thảm thực vật cũng thay đổi theo vĩ độ.

D. Cả A, B, C

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm địa lí 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay