Trắc nghiệm đúng sai KHTN 9 kết nối Bài 25: Nguồn nhiên liệu
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Khoa học tự nhiên 9 (Hoá học) Bài 25: Nguồn nhiên liệu sách kết nối tri thức. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án hoá học 9 kết nối tri thức
BÀI 25: NGUỒN NHIÊN LIỆU
Câu 1: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:
a) Khí mỏ dầu và khí thiên nhiên đều có thành phần chính là khí butane.
b) Lớp than bùn là một trong những thành phần của mỏ dầu dưới đáy biển.
c) Nhiên liệu sinh học là dầu biodiesel.
d) Khí đốt, xăng, than đá là nhiên liệu hoá thạch.
Đáp án:
a) Sai | b) Sai | c) Đúng | d) Đúng |
Câu 2: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:
a) Dựa vào trạng thái, người ta chia nhiên liệu thành 3 dạng rắn, lỏng, khí.
b) Nhiên liệu khí chỉ có nguồn gốc từ khí thiên nhiên.
c) Dầu mỏ không có nhiệt độ sôi nhất định vì là hồn hợp phức tạp gồm nhiều hydrocarbon.
d) Khí mỏ dầu có thành phần gần giống như khí ethylene.
Đáp án:
Câu 3: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:
a) Methane là thành phần chính của khí thiên nhiên, khí mỏ dầu, dầu mỏ.
b) Có 5 loại nhiên liệu phổ biến là gas, xăng, dầu, than, củi.
c) Thành phần chủ yếu của dầu mỏ là các alkane và alkene.
d) Khí mỏ dầu có phần trăm thể tích methane lớn hơn khí thiên nhiên.
Đáp án:
Câu 4: Để dập tắt đám cháy nhỏ do xăng dầu gây ra, ta rất nhiều biện pháp để khắc phục.
Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:
a) Dùng chăn ướt trùm lên ngọt lửa.
b) Phun nước vào ngọn lửa.
c) Phủ cát vào ngọn lửa.
d) Phun khí methane vào ngọn lửa.
Đáp án:
Câu 5: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:
Để đun sôi 1 L nước từ nhiệt độ ban đầu 25 °C, cần dùng m gam khí butane với hiệu suất nhiệt 30%. Biết nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy 1 mol butane là 2 878 kJ; nhiệt lượng cần dùng để 1g nước lỏng tăng lên 1 °C là 4,2 J.
a) Phương trình hóa học: C4H10 + O2 4CO2 + 5H2O.
b) Butane là thành phần chính của khí thiên nhiên.
c) Nhiệt lượng cần để cung cấp cho nước là 315 J.
d) Giá trị của m là 21,16 gam.
Đáp án:
Câu 6: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:
a) Trong tự nhiên, các mỏ dầu thường có 3 lớp.
b) Dầu mỏ là nhiên liệu hóa thạch, có trong vỏ Trái Đất.
c) Thành phần chính của mỏ dầu là các halogen.
d) Dưới đáy mỏ dầu là một lớp nước ngọt.
Đáp án:
Câu 7: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:
Hydrocarbon A, B mạch hở có tỉ khối đối với H2 tương ứng là 22 và 13. Dẫn 5,6 lít hỗn hợp A, B có tỉ khối đối với H2 là 18,4 qua dung dịch nước bromine dư sao cho phản ứng xảy ra hoàn toàn (biết thể tích khí đo ở đktc).
a) Công thức cấu tạo của B là C2H4.
b) Công thức cấu tạo của A là C3H8.
c) Khối lượng bromine đã phản ứng là 32 gam.
d) Hydrocarbon A và B đều tác dụng được với bromine.
Đáp án:
Câu 8: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:
a) Dầu mỏ là hỗn hợp các hydrocarbon, nhẹ hơn nước, không tan trong nước.
b) Dầu mỏ rất dễ cháy do có nhiệt độ sôi luôn thấp hơn 100oC.
c) Dầu mỏ là chất rắn màu vàng.
d) Dầu mỏ là hỗn hợp các dẫn xuất của hydrocarbon lỏng, sánh đặc.
Đáp án:
Câu 9: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:
Khi crackinh pentan có công thức C5H12 ở điều kiện thích hợp thu được hỗn hợp khí A có tỉ khối đối với H2 là 20.
Giả thiết khi crackinh chỉ xảy ra phản ứng C5H12 C2H6 + C3H6
a) Số mol khí trong A là 0,9 mol.
b) Vậy số mol pentan bị crackinh là 0,8 mol.
c) Cứ 1 mol C5H12 bị crackinh sẽ tạo ra 2 mol khí.
d) Hiệu suất của quá trình cracking là 70%.
Đáp án:
Câu 10: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:
a) Nhiên liệu chỉ được phân loại dựa trên trạng thái tồn tại.
b) Nhiên liệu là những chất cháy được khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng.
c) Gỗ, than mỏ được phân thành nhiên liệu khí.
d) Xăng, dầu diesel, ethanol được phân thành nhiên liệu lỏng.
Đáp án:
=> Giáo án KHTN 9 kết nối bài 25: Nguồn nhiên liệu