Trắc nghiệm đúng sai Kinh tế pháp luật 12 cánh diều Bài 11: Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Giáo dục kinh tế pháp luật 12 Bài 11: Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân sách cánh diều. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 cánh diều
BÀI 11: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ HỌC TẬP CỦA CÔNG DÂN
Câu 1: Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.
a. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, đặc điểm cá nhân, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế là thể hiện nội dung quyền học không hạn chế trong quyền học tập của công dân?
b. Mọi công dân được học từ thấp đến cao, từ mầm non đến tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học theo quy định của pháp luật là thể hiện nội dung quyền học bất cứ ngành nghề nào trong quyền học tập của công dân.
c. Công dân được hưởng dời sống vật chất và tinh thần đầy đủ không thể hiện quyền và nghĩa vụ học tập của công dân.
d. Tất cả sinh viên đều phải tham gia và hoàn thành khóa học quân sự trong nhà trường là thể hiện nghĩa vụ rèn luyện theo chương trình đài tạo của công dân trong học tập.
Đáp án:
a) Sai | b) Sai | c) Đúng | d) Đúng |
Câu 2: Đâu là hành vi thể hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập? Lựa chọn đúng hoặc sai cho các đáp án a, b, c, d.
a. Trường trung học phổ thông A đã xây dựng và thực hiện chương trình định hướng nghề nghiệp cho học sinh, đặc biệt là học sinh bị khuyết tật.
b. Bạn G không giúp đỡ bạn N cùng lớp để bạn N học tốt môn Tiếng Anh mà còn chê cười phát âm của bạn N.
c. Anh D là sinh viên của trường đại học X đã tích cực tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội.
d. Trường đại học B quyết định tuyển thẳng bạn K là học sinh đội tuyển Olympic Hoá học quốc tế.
Đáp án:
Câu 3: Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền và nghĩa vụ học tập của công dân? Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.
a. Cha mẹ ngăn cấm con tham gia các hoạt động tập thể của trường lớp.
b. Trong thời gian dịch bệnh bùng phát, sinh viên được nghỉ học tạm thời theo quy định.
c. Học sinh tham gia các hoạt động nghệ thuật do nhà trưởng tổ chức.
d. Nhà trường từ chối cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhập học do sợ học sinh không có đủ khả năng chi trả học phí.
Đáp án:
Câu 4: Đọc tình huống dưới đây, chủ thể nào đã vi phạm nghĩa vụ học tập của công dân? Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.
Học xong lớp 9, hai chị em sinh đôi D và O có nguyện vọng muốn học tiếp lên cấp Trung học phố thông đế có tương lai tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, nguyện vọng của hai chị em bị bố mẹ phản đối, ngăn cản vì cho rằng: hoàn cảnh gia đình hiện tại rất khó khăn, D và O lại là con gái nên việc tiếp tục đi học là không cần thiết và lãng phí; hai chị em nên đi tìm việc làm để kiếm tiền giúp đỡ gia đình.
a. Bố D và O
b. Bạn D
c. Bạn O
d. Mẹ D và O
Đáp án:
Câu 5: Đọc tình huống dưới đây, theo em, chủ thể nào trong tình huống đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên phương diện giáo dục? Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.
Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm X, chị A và anh V xung phong nhận công tác tại vùng sâu, vùng xa, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Biết được việc này, người thân của chị A và anh V đã khuyên: không nên chọn đi đến những nơi khó khăn như vậy mà nên ở lại thành phố để làm việc. Khuyên nhủ nhẹ nhàng không được, người thân của anh V và chị A đã dùng nhiều lời lẽ có tính xúc phạm về sự lựa chọn của hai người; đồng thời tỏ thái độ khinh miệt đồng bào dân tộc thiểu số. Bất chấp sự phản đối từ phía gia đình, chị A và anh V vẫn kiên định với lựa chọn của mình, vì: anh, chị muốn góp một phần công sức bé nhỏ để phát triển văn hoá, giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số.
a. Anh V.
b. Người thân của anh V.
c. Chị A.
d. Không có chủ thể nào vi phạm.
Đáp án:
Câu 6: Đọc các tình huống dưới đây, lựa chọn đúng hoặc sai về thực hiện quyền học tập cho các tình huống a, b, c, d.
a. Chị M bị từ chối tham gia khóa học do chị thuộc tôn giáo khác với chủ trung tâm dạy học.
b. Trường A chỉ nhận học sinh từ một khu vực địa lý nhất định, không cho phép những học sinh khác đăng ký.
c. Các bạn học sinh thuộc các dân tộc khác nhau cùng nhau học tập và hỗ trợ lẫn nhau mà không có sự phân biệt về dân tộc hay giới tính.
d. Anh D chọn ngành khoa học máy tính tại đại học, mặc dù gia đình không có truyền thống trong lĩnh vực này.
Đáp án:
Câu 7: Đọc tình huống sau đây, lựa chọn đúng hoặc sai cho các nhận xét a, b, c, d.
Nguyễn Văn A, một học sinh lớp 12, có nguyện vọng thi vào trường đại học Y. Tuy nhiên, do gia đình có hoàn cảnh khó khăn, em không đủ tiền để đóng học phí cho các khóa ôn thi và không có điều kiện học thêm. Mặc dù vậy, Nguyễn Văn A đã tìm kiếm tài liệu học tập miễn phí trên internet và tham gia vào các nhóm học tập miễn phí trong khu vực.
a. Nguyễn Văn A đã thể hiện quyền học tập của mình bằng cách chủ động tìm kiếm các tài liệu học tập miễn phí, cho thấy tinh thần học hỏi và khát khao học tập không bị giới hạn bởi hoàn cảnh kinh tế.
b. Việc tham gia vào các nhóm học tập miễn phí giúp Nguyễn Văn A có cơ hội giao lưu, học hỏi và cải thiện kiến thức của mình, điều này thể hiện quyền bình đẳng trong cơ hội học tập.
c. Nguyễn Văn A không thể thi vào trường đại học Y do hoàn cảnh gia đình khó khăn.
d. Nguyễn Văn A đã bỏ lỡ cơ hội học tập tốt hơn vì không đủ khả năng tài chính để tham gia các khóa ôn thi.
Đáp án:
=> Giáo án Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều bài 11: Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân