Trắc nghiệm đúng sai Kinh tế pháp luật 12 cánh diều Bài 8: Quyền, nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế

Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Giáo dục kinh tế pháp luật 12 Bài 8: Quyền, nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế sách cánh diều. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 cánh diều

BÀI 8: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ KINH DOANH VÀ NỘP THUẾ

Câu 1: Nội dung nào dưới đây là nghĩa vụ của công dân về kinh doanh? Lựa chọn đúng sai cho các ý A, B, C, D. 

A. Kinh doanh đúng ngành, nghề ghi trong giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp

B. Thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường.

C. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người kinh doanh.

D. Thường xuyên cải tiến kĩ thuật, công nghệ kinh doanh.  

Đáp án:

A. Đúng

B. Đúng

C. Sai

D. Sai

Câu 2: Nội dung nào dưới đây là quyền của người nộp thuế? Lựa chọn đúng sai cho các ý A, B, C, D.

A. Được hưởng ưu đãi về thuế, hoàn thuế theo quy định của pháp luật.

B. Được cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện quyền lợi, nghĩa vụ

C. Được giảm thuế nếu thu nhập trong năm giảm sút so với năm trước.

D. Được giữ bí mật về thuế trong mọi trường hợp.

Đáp án:

Câu 3: Chủ thể trong tình huống nào đã thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh? Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý A, B, C, D.

A. Công ty A thực hiện hoạt động kinh doanh sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

B. Công ty C kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo sở thích của mình.  

C. Công ty B kê khai chính xác hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng kí doanh nghiệp.

D. Ông S là công chức nhà nước và làm giám đốc một công ty cổ phần

Đáp án:

Câu 4: Chủ thể trong tình huống nào đã thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân về thuế? Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý A, B, C, D.

A. Công ty B không kê khai một số mặt hàng đã bán để giảm tiền thuế phải nộp.

B. Công ty A yêu cầu cơ quan thuế cung cấp thông tin về thay đổi cách tính thuế đối với người kinh doanh.   

C. Công ty D không kê khai doanh số một số mặt hàng bán ra hàng ngày với lí do những mặt hàng này không có trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

D. Doanh nghiệp tư nhân C tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan thuế của huyện thanh tra doanh nghiệp mình. 

Đáp án:

Câu 5: Đọc tình huống sau: 

Anh C và chị K là bạn thân khi học đại học. Sau khi tốt nghiệp, anh C rủ chị K cùng mở công ty cổ phần đầu tư lĩnh vực vận tải. Anh C và chị K góp vốn được 2 tỷ đồng ngoài ra không còn nhà đầu tư khác. Khi đến cơ quan nhà nước đăng kí giấy phép kinh doanh, anh C đã khai công ty có số vốn 5 tỷ đồng. Trong khi kinh doanh, anh C hợp tác với công ty của chị B. Chị B thuê anh C chở chuyến hàng trị giá 3 tỷ về đồ gốm. Nhận thấy lợi nhuận về mặt hàng gốm, anh C yêu cầu chị N là nhân viên kinh doanh tìm đối tác để sản xuất gốm và sử dụng giấy phép kinh doanh cũ để mở công ty mới.

Em hãy chọn đúng hoặc sai cho mỗi phát biểu A, B, C, D dưới đây.

A. Việc mở công ty cổ phần đầu tư lĩnh vực vận tải thể hiện quyền tự do kinh doanh của anh C và chị K.

B. Anh C được phép kê khai số vốn theo hướng có lợi cho doanh nghiệp.

C. Anh C đang kinh doanh công ty vận tải thì không được phép mở thêm công ty về sản xuất đồ gốm.

D. Nếu em là chị N, em sẽ ngăn cản anh C sử dụng giấy phép kinh doanh cũ để mở công ty mới.

Đáp án:

Câu 6: Hành vi, việc làm nào dưới đây là thực hiện đúng hoặc sai nghĩa vụ của công dân về kinh doanh?

A. Khi kinh doanh, công ty A tuân thủ mọi quy định của pháp luật trong tất cả các lĩnh vực.

B. Công ty B không kinh doanh những ngành, nghề theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh.

C. Công ty L không tuân thủ một số quy định về quốc phòng đối với doanh nghiệp, vì cho rằng mình không sản xuất hàng quốc phòng.

D. Công ty E thường xuyên bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp người tiêu dùng. 

Đáp án:

Câu 7: Đọc tình huống dưới đây: 

Doanh nghiệp tư nhân của bà M đăng kí kinh doanh mặt hàng nước lọc tinh khiết. Trong quá trình mở rộng sản xuất kinh doanh, bà M sản xuất thêm mặt hàng nước ngọt có ga. Việc làm ăn rất phát đạt và đem lại doanh thu lớn cho bà M và gia định. Tuy nhiên, sau gần 1 năm sản xuất, bà M vẫn chưa đăng kí kinh doanh mặt hàng nước ngọt có ga. Bà M cho rằng, gia đình bà đã đăng kí kinh doanh là được, còn kinh doanh cái gì là quyền của người kinh doanh.

Em hãy chọn đúng hoặc sai cho các ý A, B, C, D.

A. Việc bà M không đăng ký kinh doanh mặt hàng nước ngọt có ga là vi phạm pháp luật về đăng ký kinh doanh, vì bà không tuân thủ quy định về đăng ký đúng ngành nghề kinh doanh.

B. Doanh nghiệp của bà M đã vi phạm quyền bình đẳng về kinh doanh khi không tuân thủ nghĩa vụ đăng ký đầy đủ các mặt hàng kinh doanh, gây cạnh tranh không lành mạnh.

C. Bà M có quyền tự do kinh doanh mọi mặt hàng mà không cần đăng ký lại nếu đã có giấy phép kinh doanh trước đó.

D. Gia đình bà M không cần tuân thủ các quy định pháp luật về thuế và kinh doanh đối với mặt hàng mới, miễn là họ đã có giấy phép kinh doanh ban đầu.

 Đáp án:

=> Giáo án Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều bài 8: Quyền, nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm đúng sai Kinh tế pháp luật 12 cánh diều cả năm - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay