Trắc nghiệm đúng sai Kinh tế pháp luật 12 cánh diều Bài 15: Những vấn đề chung về pháp luật quốc tế
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Giáo dục kinh tế pháp luật 12 Bài 15: Những vấn đề chung về pháp luật quốc tế sách cánh diều. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 cánh diều
BÀI 15: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ
Câu 1: Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.
a. Pháp luật quốc tế được thể hiện qua biên bản các phiên họp của Liên hợp quốc.
b. Pháp luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật do các quốc gia và các chủ thể pháp luật thỏa thuận xây dựng nên.
c. Pháp luật quốc tế có vai trò là cơ sở để giữ gin hòa bình và an ninh quốc tế.
d. Pháp luật quốc tế là cơ sở để thực hiện hợp tác giữa các quốc gia về kinh tế - thương mại, khoa học kỹ thuật công nghệ, văn hóa, giáo dục và bảo vệ môi trường.
Đáp án:
a) Sai | b) Sai | c) Đúng | d) Đúng |
Câu 2: Lựa chọn đúng hoặc sai cho các đáp án a, b, c, d.
a. Pháp luật quốc tế chỉ điều chỉnh các mối quan hệ giữa các tổ chức quốc tế liên chính phủ.
b. Pháp luật quốc tế điều chỉnh các mối quan hệ giữa các quốc gia và các chủ thể khác của pháp luật quốc tế.
c. Pháp luật quốc tế quy định các vấn đề liên quan đến quan hệ giữa cá nhân, pháp nhân, tổ chức của các nước khác nhau.
d. Pháp luật quốc tế bao gồm các điều ước quốc tế ở cấp độ đa phương và song phương, ở phạm vi toàn cầu và khu vực.
Đáp án:
Câu 3: Đâu là nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế? Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.
a. Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình.
b. Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác.
c. Nguyên tắc đồng thuận: tất cả các cam kết của tổ chức phải dựa trên sự nhất trí của các thành viên.
d. Nguyên tắc tự nguyện: tất cả các cam kết của các quốc gia đều dựa trên cơ sở tự nguyện.
Đáp án:
Câu 4: Đọc tình huống dưới đây, theo em nước M đã vi phạm nguyên tắc nào của pháp luật quốc tế? Lựa chọn đúng hoặc sai cho các tình huống a, b, c, d.
M và N là hai nước láng giềng có quan hệ thân thiết từ hàng trăm năm. Tuy nhiên, này năm gần đây, nước M muốn tạo ảnh hưởng của mình trong khu vực, đã xây , liên minh quân sự lôi kéo một số nước vào liên minh với mình. Nước M xây trong kế hoạch từng bước lôi kéo nước N vào liên minh và đi theo đường lối phát miền của nước mình, nhưng bị nước N từ chối. Vì thế, nước M đã không tuân theo các cam kết, hiệp định mà hai nước đã ký với nhau. Theo thời gian, quan hệ giữa hai nước ngày một xấu đi. Nước M đã xây dựng lực lượng đối kháng, âm mưu lật đổ chính nhủ nước N để thành lập một chính phủ mới thân với nước mình.
a. Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác.
b. Nguyên tắc cấm dùng vũ lực hay đe doạ dùng vũ lực trong các quan hệ quốc tế.
c. Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với các quốc gia khác.
d. Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế.
Đáp án:
Câu 5: Đọc các tình huống dưới đây, đâu là tình huống thực hiện đúng về pháp luật quốc tế? Lựa chọn đúng hoặc sai cho các tình huống a, b, c, d.
a. Một quốc gia quyết định xâm lược một quốc gia khác với lý do bảo vệ quyền lợi của công dân của mình sống ở quốc gia đó.
b. Một quốc gia đã ký kết một hiệp định thương mại quốc tế, cam kết thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường. Quốc gia này đã điều chỉnh luật pháp quốc gia của mình để phù hợp với các yêu cầu trong hiệp định.
c. Trong một tranh chấp lãnh thổ giữa hai quốc gia, các bên đã quyết định đưa vấn đề ra Tòa án Quốc tế để giải quyết. Họ cam kết tuân thủ phán quyết của tòa án.
d. Một quốc gia từ chối tuân thủ một hiệp ước quốc tế mà họ đã ký kết, cho rằng luật pháp quốc gia của họ quan trọng hơn.
Đáp án:
Câu 6: Đọc tình huống dưới đây, lựa chọn đúng hoặc sai cho các nhận xét a, b, c, d.
Hai quốc gia A và B đã ký kết Hiệp định về hợp tác chống khủng bố và Hiệp định về trao đổi thông tin an ninh. Sau khi ký kết, quốc gia A ban hành Luật Chống khủng bố và Luật Bảo vệ an ninh quốc gia, nhằm cụ thể hóa các cam kết trong các hiệp định vào hệ thống pháp luật của mình. Quốc gia B thì cũng tiến hành sửa đổi, bổ sung các quy định trong Luật An ninh quốc gia để đảm bảo tuân thủ các điều khoản trong hai hiệp định đã ký.
a. Quốc gia A không cần phải ban hành luật mới để tuân thủ hiệp định, vì các cam kết quốc tế không ảnh hưởng đến luật pháp quốc gia.
b. Quốc gia B có thể chỉ cần thực hiện hiệp định mà không cần sửa đổi các quy định pháp luật của mình.
c. Quốc gia A đã thực hiện nghĩa vụ quốc tế của mình bằng cách ban hành các luật để cụ thể hóa các điều khoản trong hiệp định, thể hiện tinh thần hợp tác và tuân thủ pháp luật quốc tế.
d. Việc quốc gia B sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật liên quan đến an ninh quốc gia cho thấy sự cam kết của quốc gia này trong việc thực hiện nghĩa vụ theo hiệp định quốc tế, đồng thời nâng cao hiệu quả trong công tác chống khủng bố.
Đáp án:
Câu 7: Đọc tình huống sau đây, lựa chọn đúng hoặc sai cho các nhận xét a, b, c, d.
Nước A và nước B đã ký kết một hiệp định thương mại tự do, trong đó quy định các công ty từ nước A và nước B có quyền đầu tư và kinh doanh trên lãnh thổ của nhau mà không gặp rào cản hay sự phân biệt đối xử so với doanh nghiệp nội địa. Sau khi hiệp định có hiệu lực, một số công ty lớn của nước A đã mở rộng hoạt động tại nước B và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường trong một số lĩnh vực, gây áp lực cạnh tranh lớn đối với các doanh nghiệp địa phương.
Trước tình hình khó khăn của các doanh nghiệp trong nước, một số quan chức của nước B đề xuất đưa ra các biện pháp kiểm soát nhằm hạn chế sự cạnh tranh từ các công ty nước A. Tuy nhiên, cuối cùng nước B vẫn tiếp tục thực hiện đầy đủ các cam kết trong hiệp định, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư nước A theo nguyên tắc đã ký, mặc dù nền kinh tế nước B bị ảnh hưởng trong ngắn hạn.
a. Nước B có nghĩa vụ thực hiện đúng cam kết trong hiệp định theo nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế.
b. Việc các công ty nước A vượt trội về cạnh tranh là hợp pháp nếu tuân thủ các điều khoản của hiệp định.
c. Nước B có quyền đơn phương thay đổi hiệp định nếu doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn.
d. Nước B có thể hạn chế các công ty nước A để bảo vệ doanh nghiệp trong nước mà không cần thông báo cho nước A.
Đáp án:
=> Giáo án Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều bài 15: Những vấn đề chung về pháp luật quốc tế