Trắc nghiệm đúng sai Kinh tế pháp luật 12 cánh diều Bài 9: Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản, tôn trọng tài sản của người khác
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Giáo dục kinh tế pháp luật 12 Bài 9: Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản, tôn trọng tài sản của người khác sách cánh diều. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 cánh diều
BÀI 9: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ SỞ HỮU TÀI SẢN VÀ TÔN TRỌNG TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC
Câu 1: Lựa chọn đúng sai cho các ý A, B, C, D.
A. Chỉ người nào là chủ sở hữu mới có quyền tặng tài sản của mình cho người khác.
B. Người được chủ sở hữu giao cho quản lí tài sản không quyền sử dụng tài sản ấy.
C. Người mượn tài sản của người khác có quyền cho người khác mượn lại.
D. Người được chủ sở hữu cho mượn tài sản không có quyền sử dụng tuỳ theo ý của mình.
Đáp án:
A. Đúng | B. Sai | C. Đúng | D. Sai |
Câu 2: Em hãy lựa chọn đúng sai cho các ý A, B, C, D.
A. Công dân có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản cho người khác hoặc từ bỏ quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.
B. Công dân có thể thực hiện các hành vi xâm phạm tài sản của người khác nếu cho rằng hành vi đó không gây thiệt hại nghiêm trọng.
C. Công dân có nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu tài sản của người khác và không được xâm phạm tài sản của cá nhân, tổ chức, hoặc nhà nước.
D. Nếu công dân gây thiệt hại cho tài sản của người khác, họ không cần phải bồi thường nếu không cố ý gây ra thiệt hại.
Đáp án:
Câu 3: Đọc tình huống dưới đây, em hãy chọn đúng hoặc sai cho các đáp án A, B, C, D.
Anh Quang là nhân viên của một công ty may mặc. Anh được giao nhiệm vụ trông giữ xe máy và xe ô tô của cán bộ, công nhân viên từ 8h00 đến 17h00 hằng ngày. Công việc không nặng nhọc, nhưng trách nhiệm của anh Quang lại thật lớn vì nếu để mất xe thì anh sẽ bị bồi thường cho chủ của xe. Ý thức được trách nhiệm của mình, anh Quang thường xuyên trông giữ xe rất cẩn thận. Anh Quang còn chủ động sắp xếp lại xe máy theo hàng lối để vừa tiết kiệm được chỗ, để được nhiều xe, vừa tiện trông coi, theo dõi.
A. Anh Quang có quyền chiếm hữu và quyền sử dụng hạn chế đối với các xe máy và xe ô tô trong phạm vi nhiệm vụ trông giữ, thể hiện qua việc anh trông giữ và sắp xếp lại các phương tiện.
B. Anh Quang có quyền sử dụng các xe máy và xe ô tô trong bãi đỗ cho mục đích cá nhân nếu cần thiết, miễn là không làm hư hại tài sản.
C. Anh Quang có thể cho người khác mượn hoặc thuê các xe máy và xe ô tô trong bãi đỗ vì anh có quyền chiếm hữu các phương tiện đó trong thời gian trông giữ.
D. Anh Quang không có quyền định đoạt các phương tiện, tức là không thể bán, cho mượn, hoặc sử dụng xe cho mục đích cá nhân, dù đang trong nhiệm vụ trông giữ xe.
Đáp án:
Câu 4: Nhận xét in nghiêng nào dưới đây là đúng? Em hãy lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý A, B, C, D.
A. Bà O trồng cây ăn quả và chăn nuôi gia súc, gia cầm trên mảnh vườn mà gia đình bà đã thuê của gia đình ông H. Bà O đã thực hiện quyền định đoạt tài sản.
B. Vợ chồng ông A tặng con trai và con dâu một căn nhà để làm quà cưới. Vợ chồng ông A thực hiện quyền sử dụng tài sản.
C. Anh M mua lại ngôi nhà của bà D và cải tạo ngôi nhà thành một quán cà phê để kinh doanh. Anh M thực hiện quyền chiếm hữu tài sản.
D. Trong quá trình xây dựng lại ngôi nhà của gia đình, vợ chồng anh K luôn thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn và giữ gìn vệ sinh môi trường. Vợ chồng anh K thực hiện nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng và nghĩa vụ bảo vệ môi trường trong sở hữu tài sản.
Đáp án:
Câu 5: Đọc tình huống sau:
Theo hợp đồng thuê phòng ở kí kết giữa ông K và bà H thì bà H thuê phòng của ông K để ở. Thời gian đầu bà H chỉ ở phỏng này, không dùng vào mục đích nào khác. Sau một thời gian, thấy cần buôn bán để kiếm thêm tiền, bà H đã dùng căn phòng này làm địa chỉ giao dịch mua bán hàng hoá. Biết sự việc, ông K đã huỷ hợp đồng thuê đã kí với bà H và đòi lại phòng ở của mình.
Em hãy chọn đúng hoặc sai cho mỗi phát biểu A, B, C, D dưới đây.
A. Bà H có quyền sử dụng căn phòng để buôn bán mà không cần thông báo cho ông K, miễn là bà vẫn trả tiền thuê phòng đúng hạn.
B. Ông K không có quyền hủy hợp đồng thuê vì căn phòng đã được bà H thuê và sử dụng, bất kể mục đích sử dụng có thay đổi hay không.
C. Ông K có quyền hủy hợp đồng thuê phòng với bà H khi phát hiện bà H sử dụng phòng không đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng.
D. Bà H đã vi phạm nghĩa vụ tuân thủ các điều khoản trong hợp đồng thuê phòng khi tự ý sử dụng căn phòng để buôn bán mà không thông báo hoặc thỏa thuận lại với ông K.
Đáp án:
Câu 6: Chủ thể nào đã thực hiện đúng nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác? Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý A, B, C, D.
A. Chị Q thuê nhà bà V để ở. Trong quá trình sử dụng, chị Q vô ý làm hỏng một số đồ đạc trong nhà nên đã mua lại đồ mới cùng chủng loại để đền bù, thay thế.
B. Anh B vay tiền của chị H nhưng không trả nợ theo thoả thuận.
C. Anh Đ tặng bạn gái chiếc điện thoại đã mượn của chị S.
D. Anh U chuyên nhận ghi hình các video giới thiệu, đánh giá về các loại xe ô tô. Anh U muốn trải nghiệm lái thử chiếc xe ô tô đời mới của chị K nên đã xin phép và được chị đồng ý. Khi lái thử xe, anh U luôn giữ gìn cẩn thận.
Đáp án:
Câu 7: Đọc tình huống dưới đây:
C là hành khách đi xe taxi do D là tài xế. Sau khi rời được 3 phút, C phát hiện mình bỏ quên điện thoại trên xe taxi. C gọi điện cho D ngay lập tức, thông báo để quên điện thoại trên xe, nhưng D vẫn cố tình không dừng lại, mà đi tiếp nhằm chiếm đoạt điện thoại của C. Nhờ sự giúp đỡ của hãng taxi, C đã xác định được tài xế lái taxi hôm đó chiếm giữ, không trả lại điện thoại do C bỏ quên.
Em hãy chọn đúng hoặc sai cho các ý A, B, C, D.
A. D đã xâm phạm quyền sở hữu tài sản của C khi cố tình không trả lại điện thoại mà C đã bỏ quên, trái với quy định của pháp luật về việc trả lại tài sản bị bỏ quên.
B. D có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật nếu bị xác định cố tình chiếm đoạt tài sản của C, vì hành vi này được xem là xâm phạm quyền sở hữu tài sản của người khác.
C. D không cần phải báo cho cơ quan công an nếu phát hiện tài sản bị bỏ quên; D có quyền giữ tài sản đó mà không bị xử lý nếu không trả lại cho C.
D. D không vi phạm pháp luật vì C không thể chứng minh được rằng D đã cố tình chiếm đoạt tài sản, do đó không có hậu quả pháp lý nào đối với hành vi của D.
Đáp án: