Giáo án Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều bài 9: Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản, tôn trọng tài sản của người khác
Giáo án bài 9: Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản, tôn trọng tài sản của người khác sách Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Kinh tế pháp luật 12 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án kinh tế pháp luật 12 cánh diều đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 9: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ SỞ HỮU TÀI SẢN; TÔN TRỌNG TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC
(4 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Nêu được các quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản; tôn trọng tài sản của người khác.
Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản và tôn trọng tài sản của người khác bằng những hành vi phù hợp.
Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm đơn giản thường gặp xâm phạm quyền, nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản và tôn trọng tài sản của người khác; nhận biết được tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm quyền, nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản và tôn trọng tài sản của người khác.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao và bày tỏ được ý kiến.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được các thông tin, trường hợp trong bài học và thực tiễn cuộc sống liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản, tôn trọng tài sản của người khác.
Năng lực đặc thù:
Điều chỉnh hành vi: Phân tích được hành vi, việc làm của mình và của người khác trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân về sở hữu tài sản, tôn trọng tài sản của người khác. Tự điều chỉnh và nhắc nhở người khác điều chỉnh được hành vi của mình trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân về sở hữu tài sản, tôn trọng tài sản, tôn trọng tài sản của người khác.
Tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Vận dụng được các kiến thức về quyền, nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản, tôn trọng tài sản của người khác để phân tích, đánh giá, xử lí các tình huống có liên quan trong thực tiễn cuộc sống.
3. Phẩm chất:
Trung thực: Tự giác thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản; tôn trọng tài sản của người khác bằng những hành vi cụ thể.
Trách nhiệm: Tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ công dân về sở hữu tài sản; tôn trọng tài sản của người khác trong cộng đồng và trong xã hội.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Cánh diều, Kế hoạch dạy học.
Tranh/ảnh, clip, thông tin liên quan tới bài học.
Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,... (nếu có).
2. Đối với học sinh
SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Cánh diều.
Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi Mở đầu SGK tr.64 về quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản.
- GV dẫn dắt vào bài học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc câu hỏi phần Mở đầu SGK tr.64 và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy chia sẻ cùng các bạn về các quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản mà em biết.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng hiểu biết của bản thân để thực hiện nhiệm vụ.
- HS có thể thảo luận nhóm đôi với bạn bên cạnh.
- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện một số HS trả lời câu hỏi:
Gợi ý trả lời:
+ Quyền sở hữu của công dân bao gồm các quyền như:
Quyền chiếm hữu là quyền trực tiếp nắm giữ, quản lí tài sản.
Quyền sử dụng là quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản.
Quyền định đoạt là quyền quyết định đối với tài sản như mua, bán, tặng, cho,…
+ Nghĩa vụ của công dân: Tôn trọng quyền sở hữu tài sản của người khác, không được xâm phạm tài sản của cá nhân, tổ chức, tập thể và của Nhà nước. Khi vay, nợ phải trả đầy đủ, đúng hẹn; khi mượn phải giữ gìn cẩn thận, nếu hỏng phải sửa chữa hoặc bồi thường.
- Các cặp đôi khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét các ý kiến và đánh giá, kết luận.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Trong cuộc sống hàng ngày, công dân nắm giữa, quản lí, sử dụng những tài sản nhất định để phục vụ cho nhu cầu ăn ở, đi lại, lao động, học tập, công tác, sản xuất kinh doanh hoặc các hoạt động khác của mình. Những tài sản này có được từ các nguồn khác nhau, có thể là tài sản riêng của cá nhân hoặc tài sản do các giao dịch dân sự mà có. Việc quản lí, sử dụng, định đoạt những tài sản này được thực hiện theo quy định của pháp luật, đó là quyền, nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản và tôn trọng tài sản của người khác. Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 9: Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản, tôn trọng tài sản của người khác.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS làm rõ được quy định cơ bản về quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản.
b. Nội dung:
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin và trường hợp, tình huống trong SGK tr.65, 66 để thực hiện các yêu cầu.
- GV rút ra kết luận về quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản theo chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập * Khai thác thông tin, trường hợp, tình huống SGK tr.65, 66 - GV chia lớp thành các nhóm 4-6 HS. - GV yêu cầu các nhóm đọc thông tin, trường hợp, tình huống trong SGK tr.65, 66 để trả lời câu hỏi: a. Trong các trường hợp và tình huống trên, ai là chủ sở hữu tài sản? Chủ sở hữu đã thực hiện quyền của mình như thế nào? Họ có thể được thực hiện quyền nào khác của chủ sở hữu? b. Những người nào không là chủ sở hữu trong các trường hợp và tình huống trên? Chủ sở hữu và người không phải chủ sở hữu đã thực hiện đúng hay sai quyền của mình? Vì sao? * Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản - GV trình chiếu cho HS xem ví dụ về quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản: Ví dụ: - GV trình chiếu cho HS xem video về quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản: https://www.youtube.com/watch?v=x90LdSGmFok&t=19s&ab_channel=SBLAWTube https://www.youtube.com/watch?v=X24ORrvqOEk&ab_channel=Truy%E1 %BB%81nh%C3%ACnhT%C3%A2yNinh - GV yêu cầu HS rút ra kết luận, trả lời câu hỏi: Theo em, quyền sở hữu của công dân bao gồm những quyền nào? Các quyền đó được hiểu như thế nào? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo cặp sau đó trao đổi, thảo luận với nhóm để trả lời câu hỏi. - HS rút ra kết luận về quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản theo hướng dẫn của GV. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. * Câu hỏi a. + Trường hợp. Anh Hải là chủ sở hữu. Anh đã thực hiện đúng các quyền của minh (của chủ sở hữu): Sử dụng xe để vận chuyển hàng hóa thuê, tự quyết định bán xe và mua xe khác khi có điều kiện. Ngoài ra, với tư cách là chủ sở hữu, anh Hải còn có quyền quản lý, bảo quản, giữ gìn xe của mình. + Tình huống 1. Ông C là chủ sở hữu ngôi nhà đang xây dựng, đã không thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu, cụ thể là không áp dụng các biện pháp cần thiết nên đã làm ảnh hưởng đến nhà của bà B (tường nhà bà B bị nứt), ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bà B. + Tình huống 2. Ông A là chủ sở hữu khách sạn đã xây khách sạn vượt diện tích cho phép, thực hiện hành vi trái pháp luật, làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước và lợi ích công cộng. * Câu hỏi b. + Tình huống 1: Bà B không phải là chủ sở hữu nhà đang xây của ông C, nhưng là chủ sở hữu nhà của bà bị ảnh hưởng. Ông C đã thực hiện không đúng quyền của chủ sở hữu. Bà B đã thực hiện đúng quyền của chủ sở hữu liền kề khi quyền lợi bị ảnh hưởng. + Tình huống 2: Ông A đã thực hiện không đúng quyền của mình. - GV mời HS nêu quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản. - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập - GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ. - GV kết luận về nội dung Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản * Quyền sở hữu tài sản bao gồm ba quyền: - Quyền chiếm hữu + Là quyền của chủ thể tự mình nắm giữ, quản lí, chi phối trực tiếp tài sản. + Có hai hình thức chiếm hữu là chiếm hữu có căn cứ pháp luật và chiếm hữu không có căn cứ pháp luật. - Quyền sử dụng Là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. - Quyền định đoạt Là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho người khác, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu huỷ tài sản. * Nghĩa vụ của công dân: - Tuân thủ quy định của pháp luật về sở hữu tài sản; - Không được thực hiện hành vi trái pháp luật, gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. - Tôn trọng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; - Tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, nếu làm ô nhiễm môi trường thì phải bồi thường thiệt hại. |
Hoạt động 2. Tìm hiểu về nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được các quy định cơ bản của pháp luật về nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác.
b. Nội dung:
- GV hướng dẫn HS đọc tình huống trong SGK tr.68, 69 để thực hiện các yêu cầu.
- GV rút ra kết luận về nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác theo chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập * Khai thác tình huống SGK tr.68, 69 - GV chia lớp thành 4 nhóm (2 nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ). - GV yêu cầu các nhóm đọc tình huống SGK tr.68, 69 để thảo luận, thực hiện nhiệm vụ: + Nhóm 1, 2: a. Các nhân vật trong hai tình huống trên đã thực hiện nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác hay không? Thực hiện như thế nào? + Nhóm 3, 4: b. Trong tình huống 2, anh T có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho anh H không? Vì sao? * Nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác - GV trình chiếu cho HS xem video về nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác: https://www.youtube.com/watch?v=jiV0-9dSrgc&ab_channel=VTC1-TINT%E1%BB%A8C - GV yêu cầu HS rút ra kết luận về nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo cặp sau đó trao đổi, thảo luận với nhóm để trả lời câu hỏi. - HS rút ra kết luận về nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác theo hướng dẫn của GV. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. a. + Tình huống 1, bà M đã thực hiện đúng nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác. Theo Điều 232 Bộ luật Dân sự năm 2015, Bà M phải thông báo công khai về việc gia cầm của người khác bị thất lạc, việc này bà đã hỏi và bảo với Uỷ ban nhân dân xã thông báo công khai để chủ sở hữu 12 con vịt là ông T biết và nhận lại, đồng thời, khi nhận lại vịt của mình, ông T phải thanh toán cho bà M tiền công nuôi giữ trong 8 ngày. + Tình huống 2, anh T không thực hiện nghĩa vụ tôn trọng tài sản của anh H, vì theo Điều 496 Bộ luật Dân sự năm 2015 bên mượn tài sản có nghĩa vụ sửa chữa nếu tài sản do minh mượn bị hư hỏng. b. Trong tình huống 2, xe máy bị rách yếm là thuộc trường hợp tài sản bị hư hỏng thông thường theo khoản 1 Điều 496 Bộ luật Dân sự năm 2015, nên anh T không phải bồi thường mà phải sửa chữa (thay yếm xe). Nhưng nếu anh T không sửa chữa thì phải bồi thường cho anh H đủ để mua chiếc yếm khác thay thế. - GV mời HS nêu nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác. - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập - GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ. - GV kết luận về nội dung Nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | 2. Tìm hiểu về nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác - Công dân có nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác, không được xâm phạm tài sản của cá nhân, tổ chức, tập thể và Nhà nước. + Nếu nhặt được của rơi phải trả lại cho người mất hoặc thông báo cho cơ quan có trách nhiệm để xử lí. + Khi vay, nợ phải trả đầy đủ, đúng hạn. + Nếu mượn hoặc thuê tài sản của người khác thì phải giữ gìn cẩn thận, trả lại cho chủ sở hữu đúng hạn, nếu hỏng thì phải sửa chữa, bồi thường. - Người nào xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm có thể bị xử lí kỉ luật, xử phạt hành chính hoặc xử lí hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. |
---------------------------------------
------------------ Còn tiếp ------------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án kinh tế pháp luật 12 cánh diều đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều
Giáo án Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều
Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều