Trắc nghiệm đúng sai Lịch sử 12 kết nối Bài 12: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945)

Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Lịch sử 12 Bài 12: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945) sách kết nối tri thức. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.

Xem: => Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức

BÀI 12. HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM TRONG ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC (TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945)

Câu 1: Lựa chọn đáp án đúng, sai cho các ý a, b, c, d trong câu hỏi dưới đây:

Những hoạt động đối ngoại nào sau đây của Phan Bội Châu và Duy Tân hội trong giai đoạn đầu thế kỉ XX?

a. Tổ chức phong trào Đông Du, đưa gần 200 du học sinh Việt Nam sang Nhật Bản học khoa học-kĩ thuật và quân sự.

b. Hợp tác với chính phủ Nhật Bản để duy trì phong trào Đông Du lâu dài.

c. Sau khi bị trục xuất khỏi Nhật Bản, Phan Bội Châu và hội viên Duy Tân hội tìm kiếm sự giúp đỡ ở Quảng Đông (Trung Quốc), Lào và Xiêm.

d. Không tìm kiếm sự giúp đỡ của các nước khác sau khi bị trục xuất khỏi Nhật Bản.

Đáp án: 

a, Đúng

b, Sai

c, Đúng

d, Sai

Câu 2: Lựa chọn đáp án đúng, sai cho các ý a, b, c, d trong câu hỏi dưới đây:

Những hoạt động đối ngoại nào sau đây của Phan Châu Trinh trong giai đoạn đầu thế kỉ XX?

a. Sang Pháp và thành lập Nhóm những người Việt Nam yêu nước tại Pháp để tranh thủ sự ủng hộ cho cách mạng Việt Nam.

b. Tập trung toàn bộ hoạt động cách mạng trong nước mà không liên hệ với các lực lượng bên ngoài.

c. Liên hệ với một số thành viên trong Liên minh Nhân quyền và Đảng Xã hội Pháp để nhận sự hỗ trợ cho cách mạng Việt Nam.

d. Không có bất kỳ hoạt động nào ở Pháp trong thời gian này.

Đáp án: 

Câu 3: Lựa chọn đáp án đúng, sai cho các ý a, b, c, d trong câu hỏi dưới đây:

Những hoạt động đối ngoại nào sau đây của Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn từ năm 1911 đến năm 1920?

a. Nguyễn Ái Quốc trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên sau khi tiếp cận chủ nghĩa Mác-Lê-nin.

b. Chỉ tập trung hoạt động vào các phong trào quốc tế.

c. Tham gia và đóng góp tích cực vào phong trào cộng sản, công nhân, và phong trào đấu tranh của các dân tộc thuộc địa.

d. Chưa có nhiều hoạt động nổi bật ở giai đoạn này.

Đáp án: 

Câu 4: Lựa chọn đáp án đúng, sai cho các ý a, b, c, d trong câu hỏi dưới đây:

Những hoạt động đối ngoại nào sau đây của Đảng Cộng sản Đông Dương trong giai đoạn 1930-1945?

a. Lãnh đạo và tổ chức nhiều hoạt động ủng hộ Liên Xô, phối hợp với các tổ chức của người Pháp và người Hoa ở Đông Dương để giúp đỡ các nạn nhân chiến tranh ở Trung Quốc.

b. Chưa có liên hệ với các phong trào chống quân phiệt Nhật Bản ở Đông Nam Á.

c. Củng cố quan hệ với Đảng Cộng sản Trung Quốc và giúp đỡ người Hoa tổ chức hội cứu quốc.

d. Chỉ tập trung vào hoạt động đối nội.

Đáp án: 

Câu 5: Lựa chọn đáp án đúng, sai cho các ý a, b, c, d trong câu hỏi dưới đây:

Những hoạt động đối ngoại nào sau đây của Mặt trận Việt Minh trong giai đoạn 1930-1945?

a. Chủ động bắt liên lạc và hợp tác với phái bộ Mỹ ở phía nam Trung Quốc để chống quân phiệt Nhật Bản.

b. Đại diện của Mặt trận Việt Minh tiếp xúc với đại diện của Trung Hoa Dân quốc để phối hợp chống quân phiệt Nhật Bản.

c. Chưa thiết lập mối quan hệ nào với lực lượng Đồng minh trong cuộc chiến chống quân phiệt Nhật Bản.

d. Chưa có nhiều hoạt động nổi bật ở giai đoạn này.

Đáp án: 

Câu 6: Lựa chọn đáp án đúng, sai cho các ý a, b, c, d trong câu hỏi dưới đây:

Một trong những địa điểm diễn ra các hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu là

a, Ba Lan.

b, Trung Quốc.

c, Đức.

d, Nhật.

Đáp án: 

Câu 7: Lựa chọn đáp án đúng, sai cho các ý a, b, c, d trong câu hỏi dưới đây:

Đâu không phải là hình thức Mặt trận dân tộc thống nhất do Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập từ năm 1930 đến năm 1945?

a. Mặt trận Việt Minh.

b. Mặt trận Liên Việt.

c. Mặt trận Thống nhất dân chủ Đông Dương.

d. Hội phản đế đồng minh Cứu quốc.

Đáp án: 

=> Giáo án Lịch sử 12 Kết nối bài 12: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm đúng sai Lịch sử 12 kết nối tri thức cả năm - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay