Trắc nghiệm đúng sai Lịch sử 12 kết nối Bài 8: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975)
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Lịch sử 12 Bài 8: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975) sách kết nối tri thức. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức
BÀI 8. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954- 1975)
Câu 1: Lựa chọn đáp án đúng, sai cho các ý A, B, C, D trong câu hỏi dưới đây:
Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)?
A. Sự lãnh đạo với đường lối đúng đắn, sáng tạo của Đảng Lao động Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
B. Trung Quốc không đóng vai trò gì trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) của nhân dân Việt Nam.
C. Tinh thần đoàn kết, sự phối hợp chiến đấu, giúp đỡ lẫn nhau của ba nước Đông Dương.
D. Sự ủng hộ, giúp đỡ chủ yếu đến từ các nước tư bản phương Tây.
Đáp án:
A. Đúng | B. Sai | C. Đúng | D. Sai |
Câu 2: Đọc đoạn tư liệu dưới đây, chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D.
“... Con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân... Con đường đó là lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chú yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ chính quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân”, (Đảng Lao động Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1959), trích trong: Văn kiện Đảng, Toàn tập, Tập 36, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tr.82)
A. Nghị quyết phản ảnh sự chủ động, linh hoạt điều chỉnh sách lược của Đảng Lao động Việt Nam đối với cách mạng miền Nam.
B. Nghị quyết khẳng định sử dụng bạo lực cách mạng để giành chính quyền
về tay nhân dân.
C. Nghị quyết của Đảng Lao động Việt Nam (năm 1959) mở ra bước ngoặt của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Nam.
D. Con đường duy nhất lật đổ chính quyền Mỹ – Diệm ở miền Nam là sử dụng
lực lượng vũ trang.
Đáp án:
Câu 3: Dọc đoạn tư liệu dưới đây, chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A. B, C, D.
“Chúng ta đã đánh giá thấp sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc thúc đẩy một dân tộc (trong trường hợp này là Bắc Việt Nam và Việt Cộng) đấu tranh và hi sinh cho là tưởng và các giá trị của nó”.
(Rô-bớt Mắc-na-ma-ra. Nhìn lại quả khử — Tấn thảm kịch và bài học về Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.88)
A. Đoạn tư liệu là nhận định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ về một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại của Mỹ trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
B. Đoạn tư liệu thể hiện quan điểm đánh giá khách quan về sự thất bại của Mỹ và thắng lợi của Việt Nam trong cuộc chiến kéo dài 17 năm ở Việt Nam.
C. Đoạn tư liệu phản ánh sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh để giành và bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia.
D. Đoạn tư liệu nhấn mạnh nguyên nhân duy nhất dẫn đến thất bại của người Mỹ ở Việt Nam là do sức mạnh của miền Bắc xã hội chủ nghĩa.
Đáp án:
Câu 4: Lựa chọn đáp án đúng, sai cho các ý A, B, C, D trong câu hỏi dưới đây:
Những bối cảnh lịch sử nào sau đây đã dẫn đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)?
A. Chiến tranh lạnh và cục diện đối đầu Đông - Tây tiếp tục diễn ra ngày càng căng thẳng.
B. Mỹ tôn trọng Hiệp định Giơ-ne-vơ và không can thiệp vào miền Nam Việt Nam.
C. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, tạo điều kiện cho việc thực hiện các nhiệm vụ cách mạng của cả nước.
D. Quan hệ giữa các nước lớn đang ở xu thế hòa hoãn.
Đáp án:
Câu 5: Đọc đoạn tư liệu dưới đây, chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D.
“ Vào 2 giờ 45 sáng ngày 30-1-1968, một đơn vị đặc công Việt Cộng đã dùng min nổ sập một màng lớn tường bao quanh Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn và tấn công vào sân sau toà đại sứ. Trong sáu giờ tiếp theo, một trong những biểu tượng quan trọng nhất về sự hiện diện của người Mỹ tại Việt Nam đã trở thành sân khấu của một trong những màn trình diễn kịch tính nhất trong cuộc chiến tranh,... Trận đánh vào Đại sứ quán Mỹ chi là một phần nhỏ của cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968, một cuộc tấn công đồng loại cả hiệp đồng của Quân Giải phóng và các khu vực đô thị quan trọng của miền Nam Việt Nam.
(Gio-giơ Hơ-ring, Cuộc chiến dài ngày của nước Mỹ và Việt Nam (1950 – 1975). NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2004, tr.312)
A. Đoạn tư liệu phản ánh sự kiện Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tấn công Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn đêm 30-1-1968.
B. Đoạn tư liệu phản ảnh tổn thất to lớn của Mỹ khi bị Quân Giải phóng
tấn công vào Đại sứ quán tại Sài Gòn.
C. Đoạn tư liệu khẳng định thắng lợi hoàn toàn của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 của quân dân Việt Nam.
D. Đoạn tư liệu thể hiện nghệ thuật quân sự của quân dân miền Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1972.
Đáp án:
Câu 6: Đọc đoạn tư liệu dưới đây, chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D.
“Nhiều đồng chi Việt Nam đã hi sinh trên chiến trường Sầm Nưa, cảnh đồng Chum, .... Nhiều cán bộ Việt Nam sang Lào hoạt động từ khi cách mạng mới bắt đầu cho đến khi tác bạc, coi nhân dân Lào như nhân dân minh, coi sự nghiệp cách mạng Lào như sự nghiệp cách mạng Việt Nam".
(Cay-xỏn Phôm-vi-hản, về cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ ở Lao, NXB Sự thật. Hà Nội. 1985, tr.22)
A. Nhận định của Cay-xỏn Phôm-vi-hắn chứng tỏ Việt Nam đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của cách mạng Lào.
B. Đoạn tư liệu thể hiện tính đoàn kết chiến đấu của nhân dân Việt Nam – Lào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
C. Đoạn tư liệu phản ảnh đóng góp quan trọng của nhân dân Việt Nam đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân Lao,
D. Nhận định của Cay-xỏn Phôm-vi-hẳn thể hiện sự biết ơn đối với nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954).
Đáp án:
Câu 7: Lựa chọn đáp án đúng, sai cho các ý A, B, C, D trong câu hỏi dưới đây:
Những yếu tố nào dưới đây phản ánh bối cảnh lịch sử thế giới ảnh hưởng đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) của Việt Nam?
A. Chiến tranh lạnh và cục diện đối đầu Đông - Tây tiếp tục diễn ra căng thẳng, quan hệ quốc tế phức tạp.
B. Phong trào giải phóng dân tộc và phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân chủ phát triển mạnh.
C. Miền Bắc Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ vẫn chưa được hoàn toàn giải phóng.
D. Ở miền Nam, Mỹ dựng lên chính quyền Việt Nam Cộng hòa, phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ và chia cắt đất nước.
Đáp án:
=> Giáo án Lịch sử 12 Kết nối bài 8: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975)