Trắc nghiệm đúng sai Lịch sử 12 kết nối Bài 4: Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Lịch sử 12 Bài 4: Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sách kết nối tri thức. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức
BÀI 4. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (ASEAN)
Câu 1: Những thành tựu quan trọng của ASEAN trong giai đoạn 1999 - 2015 là
A. Cộng đồng ASEAN được xây dựng.
B. ASEAN phát triển số lượng thành viên từ 5 lên 10 nước.
C. Cộng đồng ASEAN chính thức thành
D. Hiến chương ASEAN được thông qua.
Đáp án:
A. Sai | B. Sai | C. Đúng | D. Đúng |
Câu 2: Nội dung nào sau đây là mục đích thành lập của ASEAN?
A. Thúc đẩy việc nghiên cứu Đông Nam Á.
B. Thúc đẩy hợp tác quân sự, tạo ra một liên minh quân sự trong khu vực.
C. Thúc đẩy hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau về kinh tế, xã hội, văn hoá.
D. Thúc đẩy sự cạnh tranh quân sự với Liên Xô và Mỹ
Đáp án:
Câu 3: Đọc đoạn tư liệu dưới đây, chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D.
“Thứ ba, để thực hiện các tôn chỉ và mục đích của ASEAN, sẽ thiết lập bộ máy dưới đây: a) Hội nghị hằng năm của các Ngoại trưởng sẽ được tiến hành trên cơ sở luân phiên và được gọi là Hội nghị cấp Bộ trưởng ASEAN...
Thứ tư, Hiệp hội này mở rộng cho tất cả các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á tán thành tôn chỉ, nguyên tắc và mục đích nói trên tham gia”.
(Tuyên bố Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (Tuyên bố Băng Cốc), ngày 8-8-1967)
A. ASEAN mở rộng cho tất cả các nước trong và ngoài khu vực Đông Nam Á.
B. Hội nghị Ngoại trưởng là cơ chế quyền lực hàng đầu giải quyết các vấn đề
của ASEAN.
C. Hội nghị Ngoại trưởng diễn ra không theo định kì.
D. Hiệp hội hoạt động trên cơ sở đồng thuận giữa các quốc gia.
Đáp án:
Câu 4: Cho biết bối cảnh lịch sử đưa đến xu hướng mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX?
A. Chiến tranh lạnh đã kết thúc.
B. Vấn đề Cam-pu-chia đã được giải quyết.
C. Chống lại sự hình thành trật tự đa cực.
D. Tình hình chính trị khu vực ngày càng phức tạp.
Đáp án:
Câu 5: Hãy lựa chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D cho câu hỏi sau:
Những thành tựu về an ninh, chính trị của ASEAN trong giai đoạn 1976 – 1999 là:
A. tham gia tiến trình chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Cam-pu-chia.
B. ra tuyên bố về Đông Nam Á là khu vực hoà bình, tự do và trung lập.
C. xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN.
D. ASEAN ký kết Hiệp ước về khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân (SEANWFZ).
Đáp án:
Câu 6: Ý nào dưới đây là cơ chế hợp tác của ASEAN?
A. Thông qua các diễn đàn, hội nghị.
B. Thông qua tài trợ tài chính của các nước.
C. Thông qua các dự án, chương trình phát triển.
D. Thông qua các chuyến thăm chính thức của các Nguyên thủ quốc gia.
Đáp án:
Câu 7: Đọc đoạn tư liệu dưới đây, chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A. B. C, D.
“Trong thập niên 1990, các nước ASEAN đã xúc tiến việc thực hiện những mục tiêu của Tuyên bố ZOPFAN nhằm biến Đông Nam Á thành khu vực tự do, hoà bình và trung lập. Từ tháng 12-1987, Hội nghị cấp cao ASEAN-3 lại Ma-ni-la, các nước ASEAN đã khẳng định quyết tâm biển Đông Nam Á thành khu vực phi vũ khí hạt nhân. Sau đó, tại Hội nghị cấp cao ASEAN-5 ở Băng Cốc (12-1995), các nhà lãnh đạo ASEAN đã kị kết Hiệp ước Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ)", (Lương Ninh (Chủ biên), Đông Nam Á. Lịch sử tử nguyên thủy đến nay, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2018, tr.839)
A. Tuyên bố 70PFAN có mục tiêu biến Đông Nam Á thành khu vực không có vũ khí hạt nhân.
B. SEANWFZ là tên viết tắt của Hiệp ước Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân.
C. SEANWFZ được kí kết vào tháng 12-1987 tại Ma-ni-la.
D. Nội dung đoạn tư liệu trên phản ánh quá trình hợp tác an ninh và ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân ở Đông Nam Á của ASEAN.
Đáp án: