Trắc nghiệm đúng sai Lịch sử 9 cánh diều bài 20: Việt Nam Từ Năm 1991 Đến Nay
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Lịch sử 9 cánh diều bài 20: Việt Nam Từ Năm 1991 Đến Nay. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: =>
Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau:
“Nhìn lại 38 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện so với những năm trước đổi mới. Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.”
(Trích từ bài viết của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, với tiêu đề: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ)
a) Công cuộc đổi mới của Đảng bắt đầu được đề ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI ( tháng 12 năm 1986) của Đảng.
b) Đoạn tư liệu trên cho thấy đường lối đổi mới của Đảng là hoàn toàn đúng đắn.
c) Đoạn tư liệu trên cho thấy công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta đã thành công.
d) Công cuộc đổi mới đã đưa nước ta lên tầm vị thế của một cường quốc trên trường quốc tế.
Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“… Chúng ta đã mở rộng hợp tác về chính trị, quốc phòng, an ninh và các lĩnh vực khác; từng bước khẳng định được hình ảnh và vị thế của một quốc ta tích cực và có trách nhiệm; tăng cường sự hiểu biết của cộng đồng quốc tế về văn hóa, con người và đất nước Việt Nam; đóng góp tích cực cho việc duy trì, bảo vệ nền hòa bình thông qua các cơ chế, diễn đàn an ninh quốc tế và khu vực. thông qua xây dựng các chuẩn mực, quy tắc ứng xử chung quốc tế và khu vực”.
(Vũ Văn Phúc, Hội nhập kinh tế quốc tế 30 năm nhìn lại, in trong: Hội nhập kinh tế quốc tế 30 năm nhìn lại, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2015, tr.16)
a) Việt Nam đã đạt được nhiều thành công trong lĩnh vực hội nhập kinh tế quốc tế.
b) Hình ảnh, vị thế của Việt Nam được nâng cao trong quá trình hội nhập.
c) Quá trình hội nhập quốc tế đã giúp cộng đồng thế giới hiểu đầy đủ về Việt Nam.
d) Muốn hội nhập quốc tế, Việt Nam cần tự xây dựng các chuẩn mực, quy tắc ứng xử.
Câu 3: Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Việt Nam là một câu chuyện phát triển thành công. Những cải cách kinh tế từ năm 1986 kết hợp với những xu hướng toàn cầu thuận lợi đã nhanh chóng giúp Việt Nam phát triển từ một những quốc gia nghèo nhất thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp chỉ trong vòng một thế hệ”.
(Ngân hàng Thế giới, Tổng quan về Việt Nam)
a) Việt Nam đã nhanh chóng trở thành một nước phát triển.
b) Công cuộc Đổi mới ở Việt Nam đã thành công trọn vẹn.
c) Việt Nam đã thoát nghèo, trở thành nước công nghiệp phát triển.
d) Việt Nam có sự phát triển nhanh chóng trong công cuộc Đổi mới.
Câu 4: Đọc đoạn tư liệu dưới đây:
“Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Đây là một hình thái kinh tế thị trường vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội".
(Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.204- 205)
a) Giai đoạn đầu công cuộc Đổi mới, Việt Nam phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.
b) Nền kinh tế Việt Nam hiện nay được gọi là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
c) Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, không có thành phần kinh tế tư nhân.
d) Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thành phần kinh tế tư nhân đóng vai trò chủ chốt.
Câu 5: Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh”.
(Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.80)
a) Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xây dựng cơ cấu kinh tế Việt Nam ngày càng hiện đại.
b) Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp.
c) Cơ cấu kinh tế hợp lí và hiện đại là điều kiện tiên quyết của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam.
d) Trình độ quan hệ sản xuất sẽ quyết định sự phát triển của lực lượng sản xuất và cơ sở vật chất- kỹ thuật.
=> Giáo án Lịch sử 9 cánh diều bài 20: Việt Nam từ năm 1991 đến nay