Giáo án Sinh học 11 cánh diều Bài 18: Sinh trưởng và phát triển ở động vật

Giáo án Bài 18: Sinh trưởng và phát triển ở động vật sách Sinh học 11 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Sinh học 11 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án Sinh học 11 cánh diều Bài 18: Sinh trưởng và phát triển ở động vật

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án sinh học 11 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../…

BÀI 18. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Thực hành quan sát được quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật.
  • Nêu được đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở động vật.
  • Dựa vào sơ đồ vòng đời, trình bày được các giai đoạn chính trong quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật.
  • Phân biệt các hình thức phát triển qua biến thái và không qua biến thái.
  • Phân tích được ý nghĩa của sự phát triển qua biến thái hoàn toàn ở động vật đối với đời sống của chúng.
  • Trình bày được các giai đoạn phát triển của con người từ hợp tử đến cơ thể trưởng thành. Vận dụng được hiểu biết về các giai đoạn phát triển để áp dụng chế độ ăn uống hợp lí.
  • Phân tích đặc điểm tuổi dậy thì ở người và ứng dụng hiểu biết về tuổi dậy thì để bảo vệ sức khỏe, chăm sóc bản thân và người khác.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết lựa chọn nội dung, ngôn ngữ và phương tiện giao tiếp khi thảo luận các nội dung về sinh trưởng và phát triển ở thực vật; biết sử dụng ngôn ngữ khoa học để trình bày các thông tin về tập tính ở động vật đã tìm hiểu được.
  • Năng lực tự chủ và tự học: Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót và hạn chế của bản thân trong quá trình nghiên cứu khoa học; rút kinh nghiệm để vận dụng các phương pháp học bằng nghiên cứu khoa học vào những tình huống khác; tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình thảo luận nhóm.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng xử lí các tình huống, mâu thuẫn kiến thức phát sinh trong quá trình thảo luận, báo cáo và tranh luận giữa các nhóm.

Năng lực riêng:

  • Năng lực nhận thức sinh học:
  • Nêu được đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở động vật.
  • Dựa vào sơ đồ vòng đời, trình bày được các giai đoạn chính trong quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật.
  • Phân biệt các hình thức phát triển qua biến thái và không qua biến thái.
  • Trình bày được các giai đoạn phát triển của con người từ hợp tử đến cơ thể trưởng thành.
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
  • Phân tích được ý nghĩa của sự phát triển qua biến thái hoàn toàn ở động vật đối với đời sống của chúng.
  • Vận dụng được hiểu biết về các giai đoạn phát triển để áp dụng chế độ ăn uống hợp lí.
  • Phân tích đặc điểm tuổi dậy thì ở người và ứng dụng hiểu biết về tuổi dậy thì để bảo vệ sức khỏe, chăm sóc bản thân và người khác.
  • Năng lực thực hành sinh học: Thực hành quan sát được quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật.
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực các hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận, trung thực và thực hiện yêu cầu bài học.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập môn sinh học.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT sinh học 11.
  • Máy tính, máy chiếu( nếu có).
  • Tranh ảnh phóng to các hình 18.2 – 18.3 SGK.
  • Video về quá trình sinh trưởng và phát triển của tằm: https://youtu.be/bp_R4edKjSc.
  • Video về quá trình sinh trưởng và phát triển của châu chấu: https://youtu.be/w11qM4msXTU.
  • Hình ảnh hoặc mẫu vật: nhộng trong kén, tằm, bướm tằm, châu chấu non và châu chấu trưởng thành (GV có thể thay bằng những loài có cùng hình thức phát triển kiểu (kiểu phát triển) ở những giai đoạn phát triển khác nhau).
  • Các thẻ, trên mỗi thẻ có ghi một sự thay đổi tâm lí, thể chất, sinh lí của nam hoặc nữ.
  • Sơ đồ tư duy (hoặc hình ảnh) để trồng về những thay đổi tâm sinh lí ở giai đoạn dậy thì.
  • Phiếu học tập số 1: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở động vật.
  • Phiếu học tập số 2: Các giai đoạn phát triển của con người.
  1. Đối với học sinh
  • SHS sinh học 11 Cánh diều.
  • Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.

     III.  TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: Đưa ra các câu hỏi thực tế gần gũi để khơi gợi hứng thú học tập; tạo mâu thuẫn nhận thực giữa các vấn đề đã biết trong thực tiễn (vòng đời của gà và muỗi), những kiến thức, kĩ năng đã học ở THCS (sinh trưởng và phát triển ở sinh vật) và nội dung học tập của bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm: Những ý kiến trao đổi, thảo luận và trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

-   GV yêu cầu HS quan sát hình 18.1, trả lời câu hỏi mở đầu tr.118 SGK: Dựa vào sơ đồ vòng đời của gà và muỗi (hình 18.1), so sánh sự thay đổi hình dạng của từng loài trong quá trình sinh trưởng và phát triển.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.
  • GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần).

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

  • Các học sinh xung phong phát biểu trả lời

+ Trong vòng đời của gà, giai đoạn con non nở ra từ trứng có hình dạng tương tự với gà trưởng thành.

+ Trong vòng đời của muỗi, ấu trùng nở ra từ trứng có hình dạng khác với con trưởng thành và phải trải qua thêm một giai đoạn nhộng để phát triển thành con trưởng thành.

  • HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

  • GV ghi nhận câu trả lời của HS.

➢ GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: Động vật sinh trưởng và phát triển như thế nào? Vì sao có sự khác biệt về hình thức phát triển giữa gà và muỗi nói riêng, và giữa các loài động vật nói chung. Để tìm ra câu trả cho câu hỏi này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu Bài 18. Sinh trưởng và phát triển ở động vật.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về sinh trưởng và phát triển ở động vật

  1. a) Mục tiêu:

- Thực hành quan sát được quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật.

- Nêu được đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở động vật.

- Dựa vào sơ đồ vòng đời, trình bày được các giai đoạn chính trong quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật.

- Phân biệt các hình thức phát triển qua biến thái và không qua biến thái.

- Phân tích được ý nghĩa của sự phát triển qua biến thái hoàn toàn ở động vật đối với đời sống của chúng.

  1. b) Nội dung:

- Nhiệm vụ 1. Thực hành quan sát quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật: HS quan sát mẫu vật, xem video và thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Nhiệm vụ 2. Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở động vật: HS hoạt động nhóm (3 - 4 HS) dựa trên kĩ thuật dạy học theo trạm, phối hợp quan sát video và hình ảnh và thực hiện nhiệm vụ được giao.

  1. c) Sản phẩm: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở động vật.
  2. d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1. Thực hành quan sát quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 - 4 HS) để tiến hành thực hành.

- GV dẫn dắt từ câu hỏi mở đầu đến câu hỏi nghiên cứu:

+ Một loài trải qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển nào?

+ Có phải tất cả các loài động vật đều trải qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển giống nhau không?

- GV hướng dẫn HS quan sát mẫu vật hoặc hình ảnh:

Nhộng trong kén

Tằm

Bướm tằm

Châu chấu non

Châu chấu trưởng thành

- GV kết hợp cho HS quan sát video và yêu cầu ghi lại các giai đoạn phát triển của từng loài:

+ Video về quá trình sinh trưởng và phát triển của tằm: https://youtu.be/bp_R4edKjSc.

+ Video về quá trình sinh trưởng và phát triển của châu chấu: https://youtu.be/w11qM4msXTU.

- GV yêu cầu HS viết báo cáo thực hành và thực hiện các yêu cầu sau:

+ Vẽ sơ đồ vòng đời của tằm và châu chấu.

+ Sự thay đổi hình dạng và sinh lí của các loài động vật này có ý nghĩa gì?

+ Nếu muốn hạn chế châu chấu hại mùa màng thì nên tác động vào giai đoạn nào trong vòng đời của châu chấu sẽ cho hiệu quả cao nhất? Vì sao?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hành theo nhóm, quan sát mẫu vật hoặc hình ảnh và video, ghi chép lại các giai đoạn phát triển của từng loài, trả lời câu hỏi và viết báo cáo thực hành.

- GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần).

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận của HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm.

- GV mở rộng về châu chấu phá hoại mùa màng: https://www.youtube.com/watch?v=H-YnBkPt2Tc

- GV tổng kết, chốt kiến thức và dẫn dắt HS sang nhiệm vụ mới.

I. Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở động vật

1. Thực hành quan sát quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật

BÁO CÁO THỰC HÀNH

- Tên bài thực hành: Thực hành quan sát quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật.

- Nhóm thực hiện:...

- Kết quả và thảo luận:

+ Kết quả:

Vòng đời của tằm

Vòng đời của châu chấu

+ Giải thích:

* Vòng đời của tằm gồm các giai đoạn:

Bướm tằm → trứng → tằm → nhộng → bướm tằm.

* Vòng đời của châu chấu gồm các giai đoạn:

Châu chấu trưởng thành → trứng → châu chấu non → châu chấu lột xác nhiều lần → châu chấu trưởng thành.

- Kết luận:

+ Quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật gồm nhiều giai đoạn nối tiếp nhau.

+ Mỗi loài động vật có đặc điểm sinh trưởng, phát triển khác nhau.

- Trả lời câu hỏi:

+ Sự thay đổi hình dạng và sinh lí của các loài động vật giúp cơ thể thích nghi với môi trường.

+ Nếu muốn hạn chế châu chấu hại mùa màng thì nên tác động vào giai đoạn trứng vì trứng sẽ nở ra thành ấu trùng, ở giai đoạn này thức ăn chủ yếu là lá cây. Để lột xác thành con trưởng thành, châu chấu cần phải ăn rất nhiều, dẫn đến năng suất sinh học của cây trồng bị giảm sút, gây phá hoại mùa màng.

 

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 2. Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở động vật

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV sử dụng kĩ thuật dạy học theo trạm, yêu cầu các nhóm tiếp tục hoạt động thực hiện nhiệm vụ như sau:

+ Trạm 1: Đặc điểm và ý nghĩa của sinh trưởng và phát triển ở động vật.

+ Trạm 2: Các giai đoạn chính trong quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật.

+ Trạm 3: Các hình thức phát triển ở động vật.

- GV yêu cầu tại mỗi trạm, HS có thể thực hiện nhiệm vụ cá nhân hoặc cặp đôi, đọc tài liệu, quan sát hình 18.2 và lần lượt hoàn thành Phiếu học tập số 1 theo chiều trạm 1 → trạm 2 → trạm 3.

- Đồng thời, GV yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi: Vì sao sâu bướm phá hoại cây cối, mùa màng rất ghê gớm, trong khi đó bướm trưởng thành thường không gây hại cho cây trồng?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Các nhóm thảo luận về các nhiệm vụ ở mỗi trạm, thống nhất sản phẩm chung của nhóm.

- GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần).

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Mỗi nhóm báo cáo một phần nội dung của Phiếu học tập - ĐÍNH KÈM DƯỚI HOẠT ĐỘNG.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi thảo luận mở rộng:

+ Sâu bướm có đủ các enzyme tiêu hóa protein, lipid, carbohydrate nhưng lại thiếu enzyme tiêu hóa cellulose. Do đó, việc tiêu hóa và hấp thụ thức ăn thấp khiến sâu bướm cần ăn nhiều lá cây để đáp ứng nhu cầu của cơ thể → cây cối, mùa màng bị phá hoại. Đồng thời, sâu bướm là giai đoạn tích lũy dinh dưỡng chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo.

 + Khi trưởng thành, bướm chỉ có enzyme tiêu hóa saccharose vì bướm cần năng lượng ít, thích nghi với chức năng sinh sản nên bướm trưởng thành chỉ cần hút mật hoa chứ không ăn lá cây.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- HS tự đánh giá sản phẩm của bản thân, của nhóm mình và các nhóm khác dựa trên đáp án GV đưa ra.

- GV nhận xét kết quả thảo luận của HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm.

- GV mở rộng video quá trình phát triển ở ếch: https://www.youtube.com/watch?v=uIBBNIVy6M8

+ Phát triển ở gián: https://www.youtube.com/watch?v=3xCpayo_Nws

+ Phát triển ở gà: https://www.youtube.com/watch?v=S61frxAiMtI&t=80s

- GV tổng kết hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

I. Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở động vật

2. Đặc điểm và ý nghĩa của sinh trưởng và phát triển ở động vật

- Quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật gồm nhiều giai đoạn nối tiếp nhau.

- Đặc điểm của mỗi giai đoạn phụ thuộc vào yếu tố di truyền và các yếu tố môi trường.

- Tốc độ sinh trưởng và phát triển của cơ thể không đồng đều ở các giai đoạn khác nhau.

- Tốc độ sinh trưởng và phát triển của các mô, cơ quan khác nhau là không giống nhau.

→ Sự phát triển diễn ra theo từng giai đoạn giúp cơ thể thích nghi tốt với môi trường, cơ thể có thể điều chỉnh khả năng hoạt động của các cơ quan một cách tối ưu.

3. Các giai đoạn chính trong quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật

Quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật gồm hai giai đoạn chính:

- Giai đoạn phôi: trứng được thụ tinh → hợp tử → phôi → các cơ quan → con nở ra (sinh ra).

- Giai đoạn hậu phôi: con non → con trưởng thành.

4. Các hình thức phát triển ở động vật

Động vật phát triển qua biến thái hoặc không qua biến thái

- Phát triển qua biến thái:

+ Biến thái hoàn toàn: Con non mới nở có hình dạng, cấu tạo và sinh lí rất khác so với con trưởng thành. Cơ thể con non phải trải qua nhiều biến đổi thành con trưởng thành.

+ Biến thái không hoàn toàn: Con non mới nở đã có hình dạng, cấu tạo và sinh lí gần giống con trưởng thành nhưng cần phải trải qua nhiều lần lột xác mới biến đổi thành con trưởng thành.

- Phát triển không qua biến thái: Con non mới nở hoặc mới sinh có hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự con trưởng thành.

→ Mỗi hình thức phát triển đều mang tính tích nghi, bảo đảm duy trì sự tồn tại của loài.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án sinh học 11 cánh diều đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CÁNH DIỀU

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 11 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD SINH HỌC 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2: CẢM ỨNG Ở SINH VẬT

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

II. GIÁO ÁN POWERPOINT SINH HỌC 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2: CẢM ỨNG Ở SINH VẬT

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4: SINH SẢN Ở SINH VẬT

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 5: CƠ THỂ LÀ MỘT THỂ THỐNG NHẤT VÀ NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN SINH HỌC CƠ THỂ

 

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ SINH HỌC 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1. DINH DƯỠNG KHOÁNG - TĂNG NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG VÀ NÔNG NGHIỆP SẠCH

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2. MỘT SỐ BỆNH DỊCH Ở NGƯỜI VÀ CÁCH PHÒNG, CHỐNG

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 3. VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Chat hỗ trợ
Chat ngay