Trắc nghiệm đúng sai Sinh học 12 chân trời Bài 21: Quần thể sinh vật
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Sinh học 12 Bài 21: Quần thể sinh vật sách chân trời sáng tạo. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo
BÀI 21: QUẦN THỂ SINH VẬT
Câu 1. Cho thông tin sau đây: “Các cây cùng loài mọc cạnh nhau, khi các cây còn nhỏ, mối quan hệ hỗ trợ là chủ yếu, các cây hỗ trợ nhau chống gió, bão và nóng. Tuy nhiên, khi cây lớn, tán cây rộng và giao nhau, rễ phát triển xen vào nhau, quần thể sẽ chuyển từ quan hệ hỗ trợ sang cạnh tranh. Các cây cạnh tranh nhau ánh sáng, nước và chất dinh dưỡng. Hậu quả là những cá thể cạnh tranh yếu bị đào thải”. Theo lý thuyết, phát biểu nào sau đây đúng hay sai?
a) Mô tả hai mối quan hệ hỗ trợ cùng loài trong suốt các giai đoạn.
b) Giai đoạn nhỏ các cây cạng tranh chủ yếu.
c) Giai đoạn trưởng thành do bị hạn chế nguồn sống, không gian,.. mỗi quan hệ giữa các cây chủ yếu là cạnh tranh.
d) Dựa trên thông tin trên giúp ta trồng trọt, chăn nuôi với mật độ thích hợp để mang lại năng suất cao nhất.
Đáp án:
- C, D đúng
- A, B sai
Câu 2. Ở một đồng ruộng có 2 loài sên biển X và Y là động vật ăn tảo. Một thí nghiệm được tiến hành để tìm hiểu tác động của mật độ sên biển lên khả năng sinh trưởng của chúng và mật độ của tảo. Số liệu được trình bày như hình, phát biểu nào sau đây đúng hay sai?
Theo lí thuyết, nhận định nào sau đây đúng hay sai?
a) Ở khoảng thời gian 1, loài X có khả năng sinh trưởng kém hơn loài Y.
b) Tốc độ sinh trưởng của loài Y giảm nhanh hơn so với loài X theo thời gian.
c) Loài Y có ưu thế cạnh tranh cao hơn loài X khi nguồn thức ăn trong môi trường suy giảm.
d) Khi nguồn sống càng giảm, loài X có khả năng sinh trưởng giảm nhưng ưu thế cạnh tranh lại tăng.
Câu 3. Tại đại học Michigan, Tiến sĩ Kerry Kriger và Giáo sư Tim James thực hiện nghiên cứu về những thánh thức mà động vật lưỡng cư phải đối mặt, tập trung vào loài nấm chytrid (Batrachochytrium dendrobatidis). Biết rằng loài nấm này khi đã bám vào được các động vật lưỡng cư sẽ tàn phá da các loài để tạo các nang để phát triển và hút chất dinh dưỡng. Thực hiện thí nghiệm ở hai khu vườn có số lượng ếch như nhau với độ tuổi và tỷ lệ sống như nhau. Ở một khu vườn 1, người ta thực hiện rải các bào tử nấm lên mặt đất, ở khu vườn 2 người ta để nguyên bình thường. Đồ thị sau thể hiện số lượng ếch ở hai khu vườn sau khi thực hiện thí nghiệm trong 6 tháng:
Xét các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng hay sai?
a) Ở khu vườn 1, loài nấm Batrachochytrium dendrobatidis khi xâm nhập được lên da ếch sẽ tàn phá da ếnh và cuối cùng gây suy tim làm ếch chết.
b) Ở khu vườn 1, loài ếch có thể bị xóa sổ.
c) Ở khu vườn 2, vào tháng thứ 4 – 5 số lượng ếch giảm là do cạnh tranh khi số lượng ếch tăng lên quá lớn gây thiếu về môi trường sống và thức ăn.
d) Nếu hai khu vườn đặt cạnh nhau, các nhà khoa học thực hiện mở hàng rào chắn giữa hai khu vườn và cho ếch ở khu vườn 1 và khu vườn 2 cùng chung sống với nhau thì số lượng ếch có thể tăng lên nhanh chóng.
----------------------------------
----------------------- Còn tiếp -------------------------
=> Giáo án Sinh học 12 chân trời Bài 21: Quần thể sinh vật