Trắc nghiệm đúng sai Vật lí 12 kết nối Bài 14: Từ trường
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Vật lí 12 Bài 14: Từ trường sách kết nối tri thức. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án vật lí 12 kết nối tri thức
BÀI 14. TỪ TRƯỜNG
Câu 1: Cho các phát biểu dưới đây: Đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai.
a. Các đường mạt sắt của từ phổ cho biết dạng của đường sức từ
b. Các đường sức từ của từ trường đều là những đường thẳng song song, cách đều nhau.
c. Nói chung các đường sức điện thì kín, còn các đường sức từ là những đường cong kín.
d. Một hạt mang điện chuyển động theo quỹ đạo tròn trong từ trường thì quỹ đạo của nó là một đường sức từ của từ trường.
Đáp án:
a) Đúng | b) Đúng | c) Sai | d) Sai |
Câu 2: Hai dây dẫn thẳng dài vô hạn d1; d2 đặt song song trong không khí cách nhau khoảng 10 cm, có dòng điện cùng chiều I1 = I2 = 2,4A đi qua.
a) Cảm ứng từ tại M cách d1 và d2 khoảng r = 5cm là 0 T.
b) Cảm ứng từ tại N cách d1 20 cm và cách d2 10 cm là 7,2.10-5 T.
c) Cảm ứng từ tại P cách d1 8cm và cách d2 6cm là 10-4 T.
d) Cảm ứng từ tại Q cách d1 10cm và cách d2 10 cm là 0,48.10-5 T.
Đáp án:
Câu 3: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng, phát biểu nào là sai?
a) Đường sức điện là đường được vẽ trong điện trường sao cho tiếp tuyến tại một điểm bất kì trên đường trùng với phương của cường độ điện trường tại điểm đó.
b) Bên ngoài một thanh nam châm, các đường sức từ đi từ cực nam đến cực bắc.
c) Các đường sức từ của dòng điện tròn có chiều đi vào mặt bắc và đi ra mặt nam của dòng điện tròn ấy.
d) Đường sức từ là những đường vẽ trong không gian có từ trường, sao cho tiếp tuyến với nó tại mỗi điểm có phương trùng với phương của kim nam châm nhỏ nằm cân bằng tại điểm đó.
Đáp án:
Câu 4: Trong mỗi phát biểu sau, em hãy chọn đúng hoặc sai.
A. Cảm ứng từ là một đại lượng vô hướng.
B. Tiếp tuyến tại bất kì điểm nào trên đường sức từ đều có phương, chiều trùng với phương, chiều của vectơ cảm ứng từ tại điểm đó.
C. Từ trường ở vùng không gian giữa hai cực của nam châm chữ U được xem là từ trường đều.
D. Trong từ trường đều, các đường sức từ song song nhau nhưng vectơ cảm ứng từ tại các điểm khác nhau lại không bằng nhau về độ lớn.
Đáp án:
Câu 5: Hai dây dẫn thẳng, dài vô hạn trùng với hai trục toạ độ vuông góc xOy, có các dòng điện I1 = 2A, I2 = 5A lần lượt chạy qua và cùng chiều với chiều dương của các trục toạ độ Oy, Ox.
a) Cảm ứng từ B1 có giá trị là 2.10-5 T.
b) Cảm ứng từ B2 có giá trị là 2,5.10-5 T.
c) Cảm ứng từ tại điểm A có toạ độ x = 2cm, y = 4cm là 4,5.10-5 T.
d) Chiều của cảm ứng từ qua dây dẫn I2 là hướng từ trong ra ngoài.
Đáp án:
Câu 6: Các tương tác sau đây, tương tác nào là tương tác từ? Chọn đáp án đúng, sai.
A. Tương tác giữa hai nam châm
B. Tương tác giữa các điện tích đứng yên
C. Tương tác giữa hai dây dẫn mang dòng điện
D. Tương tác giữa dòng điện với các diện tích đứng yên
Đáp án:
Câu 7: Hai dây dẫn thẳng, rất dài, đặt song song, cách nhau 20cm trong không khí, có hai dòng điện ngược chiều, có cường độ I1 = I2 = 12A chạy qua.
a) Độ lớn cảm ứng từ B1 là 1,5.10-5 T.
b) Độ lớn cảm ứng từ B2 là 0,5.10-5 T.
c) cùng phương, cùng chiều với nếu độ lớn cảm ứng từ tổng hợp tại điểm A là 1.10-5.
d) Cảm ứng từ tổng hợp do hai dòng điện này gây ra tại điểm M cách dây dẫn mang dòng điện I1 một đoạn 16cm và cách dây dẫn mang dòng điện I2 một đoạn 12cm là 2,5.10-5 T.
Đáp án:
=> Giáo án Vật lí 12 kết nối Bài 14: Từ trường