Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 16: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 16: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 16: HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC Ở NƯỚC NGOÀI TRONG NHỮNG NĂM 1919 – 1925

(40 câu)

1. NHẬN BIẾT (15 CÂU)

Câu 1: Trong những năm 1923 – 1924, Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở đâu?

  1. Pháp
  2. Trung Quốc
  3. Liên Xô
  4. Việt Nam

Câu 2: Sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc là

  1. Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga (1917) đến tư tưởng cứu nước của Nguyễn Ái Quốc.
  2. Đưa yêu sách đến Hội nghị Véc xai (18/6/1919).
  3. Đọc sơ thảo luân cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin (7/1920)
  4. Bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12/1920).

Câu 3: Sự kiện nào đánh dấu việc Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường yêu nước đúng đắn?

  1. Gửi bản yêu sách đến hội nghị Véc-xai (18-6-1919).
  2. Đọc sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin.
  3. Viết bài và làm chủ nhiệm cho báo Người cùng khổ.
  4. Tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ năm (1924).

Câu 4: Cơ quan ngôn luận của Hội Liên hiệp thuộc địa là

  1. Báo Thanh niên.
  2. Báo Người cùng khổ.
  3. Báo Nhân đạo.
  4. Báo Đời sống công nhân.

Câu 5: Sau khi về Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc đã làm gì để đào tạo cán bộ?

  1. Thành lập Cộng Sản đoàn.
  2. Xuất bản Báo Thanh niên.
  3. Mở các lớp huấn luyện chính trị.
  4. Xuất bản cuốn “Đường Kách mệnh”.

Câu 6: Vạch trần chính sách đàn áp bóc lột dã man của chủ nghĩa đế quốc nói chung và đế quốc Pháp nói riêng, thức tỉnh các dân tộc bị áp bức nổi dậy đấu tranh tự giải phóng. Đó là nội dung của tờ báo nào?

  1.  Đời sống công nhân
  2. Nhân đạo
  3. Tạp chí thư tín quốc tế
  4.  Người cùng khổ

Câu 7: Cơ quan tuyên truyền của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên là gì?

  1. An Nam
  2. Báo Thanh niên
  3. Người cùng khổ
  4. Đường Kách Mệnh

Câu 8: Mục đích của chủ trương “vô sản hóa” của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là gì?

  1. Rèn luyện tính kỷ luật cho hội viên.
  2. Đưa hội viên vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền cùng sống lao động với công nhân để tự rèn luyện, đồng thời truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê nin.
  3. Hội viên sống gần gũi với quần chúng.
  4. Xây dựng phong trào cách mạng ở tận cơ sở.

Câu 9: Cuốn sách tập hợp các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp đào tạo cán bộ ở Quảng Châu là

  1. Bản án chế độ thực dân Pháp.
  2. Bản yêu sách của nhân dân An Nam.
  3. Đời sống công nhân.
  4. Đường Kách Mệnh.

Câu 10: Hội Việt Nam cách mạng thanh niên phát triển nhiều cơ sở trong nước vào năm nào?

  1. 1928
  2. 1925
  3. 1926
  4. 1924

Câu 11: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thực hiện chủ trương “vô sản hóa” vào thời gian nào?

  1. 1929
  2. 1925
  3. 1928
  4. 1930

Câu 12: Nòng cốt của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là tổ chức nào?

  1. Cộng Sản đoàn
  2. Tâm tâm xã
  3. Công hội
  4. Đảng Thanh niên

Câu 13: Từ 1920 đến 1925, Nguyễn Ái Quốc hoạt động chủ yếu ở các nước nào?

  1. Pháp, Liên Xô, Trung Quốc.
  2. Pháp, Thái Lan, Trung Quốc.
  3.  Pháp, Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan.
  4. Câu A và C đúng.

Câu 14: Năm 1919, bản Yêu sách của nhân dân An Nam đã được Nguyễn Ái Quốc gửi đến hội nghị quốc tế nào?  

  1. Hội nghị Véc- xai
  2. Hội nghị Oasinhtơn
  3. Hội nghị Pari
  4. Hội nghị Pốtxđam

Câu 15: Trong thời gian hoạt động ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc là chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ báo nào?  

  1. Đời sống công nhân
  2. Người cùng khổ
  3. Nhân đạo
  4. Sự thật

2. THÔNG HIỂU (20 CÂU)

Câu 1: Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1919-1924 có ý nghĩa gì?

  1. Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lê nin để truyền bá về trong nước.
  2. Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam.
  3. Xây dựng mối quan hệ liên minh giữa công nhân và nông dân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
  4. Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới.

Câu 2: Nguyễn Ái Quốc lại bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ ba vì tổ chức này

  1. Bảo vệ quyền lợi cho các nước thuộc địa.

B.Giúp nhân dân Việt Nam đấu tranh chống thực dân Pháp.

  1. Chỉ ra đường lối cho cách mạng Việt Nam.
  2. Chủ trương thành lập Mặt trận giải phóng dân tộc ở Việt Nam.

Câu 3: Công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc đối với lịch sử dân tộc Việt Nam là gì?

  1. Khẳng định con đường cứu nước mới theo khuynh hướng vô sản.
  2. Chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
  3. Chuẩn bị điều kiện về tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
  4. Thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 4: Sự kiện nào đã giúp Nguyễn Ái Quốc khẳng định “Muốn cứu nước giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản”?

  1. Lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925).
  2. Đưa yêu sách đến Hội nghị Véc xai (18-6-1919).
  3. Đọc sơ thảo luận cương của Lê nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920)
  4. Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12-1920)

Câu 5: Đâu không phải là những vấn đề được Nguyễn Ái Quốc trình bày tại Đại hội lần thứ V Quốc tế cộng sản (1924)?  

  1. D Vị trí, chiến lược của cách mạng ở các nước thuộc địa
  2. Quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với cách mạng ở thuộc địa
  3. Vai trò, sức mạnh của giai cấp nông dân ở thuộc địa
  4. Về vai trò của việc đoàn kết các lực lượng dân tộc ở thuộc địa

Câu 6: Việc Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12/1920) là mốc đánh dấu

  1. Sự thiết lập quan hệ giữa Việt Nam với các nước thuộc địa trên thế giới.
  2. Bước ngoặt quyết định trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc.
  3. Sự chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước ở Việt Nam.
  4. Bước ngoặt quyết định trong tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam

Câu 7: Nguyễn Ái Quốc đã bước đầu đặt cơ sở cho mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới khi Người

  1. Dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản.
  2. Gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Vécxai.
  3. Dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp.
  4. Tham dự thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa.

Câu 8: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những hoạt động yêu nước, cách mạng của Nguyễn Ái Quốc giai đoạn 1919 – 1925?

  1. Thành lập Hội Việt Nam cách mạg thanh niên
  2. Viết bài cho các báo Nhân đạo, Đời sống công nhân
  3. Gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam tới hội nghị Véc-xai
  4. Thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản Việt Nam.

Câu 9:  Việc xác định con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc chịu ảnh hưởng từ cuộc Cách mạng Tháng 10 Nga vì cuộc cách mạng này

  1. Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế ở Nga.
  2. Lật đổ sự thống trị của tư sản và phong kiến
  3. Giải phóng các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga
  4. Giải phóng hoàn toàn giai cấp công nhân và nông dân

Câu 10: Đâu không phải là những vấn đề được Nguyễn Ái Quốc trình bày tại Đại hội lần thứ V Quốc tế cộng sản (1924)?

  1. Vị trí, chiến lược của cách mạng ở các nước thuộc địa
  2. Về mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở thuộc địa
  3. Vai trò, sức mạnh của giai cấp nông dân ở thuộc địa
  4. Về vai trò của việc đoàn kết các lực lượng dân tộc ở thuộc địa

Câu 11: Con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc hình thành trong những năm 20 của thế kỉ XX khác biệt hoàn toàn với các con đường cứu nước trước đó về

  1. Đối tượng cách mạng. 
  2. Lực lượng cách mạng. 
  3. Mục tiêu trước mắt.
  4. Khuynh hướng chính trị. 

Câu 12: Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa nhằm mục đích gì?

  1. Đấu tranh loại trừ chủ nghĩa cơ hội.
  2. Đoàn kết các lực lượng cách mạng chống chủ nghĩa thực dân.
  3. Giúp cho việc thành lập Đảng vô sản ở các nước thuộc địa
  4. Truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin đến các dân tộc thuộc địa.

Câu 13: Quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm 1925 có đặc điểm là quá trình

  1.  Chuẩn bị thực hiện chủ trương "vô sản hóa" để truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam.
  2. Truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam.
  3. Thành lập ba tổ chức Cộng sản ở Việt Nam.
  4. Chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930).

Câu 14: Những sự kiện nào dưới đây thúc đẩy quá trình phổ biến chủ nghĩa Mác-Lê nin vào Việt Nam?

  1. Tác phẩm “Đường kách mệnh” và “Bản án chế độ thực dân” được đưa vào Việt Nam.
  2. Báo “Người cùng khổ”, báo “Thanh niên” được phổ biến ở Việt Nam.
  3. Chủ trương “Vô sản hóa” của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
  4. A, B và C đúng.

Câu 15: Việc thành lập Cộng sản đoàn làm nòng cốt cho Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên có ý nghĩa gì?

  1. Cho thấy đây là một tổ chức chính trị theo khuynh hướng vô sản
  2. Là bước quá độ, là hạt nhân chuẩn bị cho sự ra đời của một chính đảng cộng sản về sau
  3. Là bước ngoặt mang tính quyết định cho mọi chiến thắng của Cách mạng Việt Nam
  4. A và B đúng

Câu 16: Nội dung cốt lõi của "Yêu sách của nhân dân An Nam" được Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vecxai đòi chính phủ Pháp và các nước đồng minh là gì?

  1. Thừa nhận quyền tự do báo chí, tự do hội họp, tự do ngôn luận của dân tộc Việt Nam.
  2. Trao trả độc lập dân tộc, rút ra khỏi Việt Nam
  3. Thừa nhận quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và tự quyết của dân tộc Việt Nam.
  4. Tiến hành cải cách kinh tế - xã hội, nới lỏng ách cai trị thuộc địa.

Câu 17: Đâu không phải đất nước Bác từng đặt chân tới trong giai đoạn 1919 – 1925

  1. Liên Xô
  2. Trung Quốc
  3. Pháp
  4. Hàn Quốc

Câu 18: Con đường đi tìm chân lý cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì khác với lớp người đi trước?

  1. Đi sang phương Tây tìm đường cứu nước.
  2.  Đi sang Châu Mĩ tìm đường cứu nước.
  3.  Đi sang Châu Phi tìm đường cứu nước.
  4. Đi sang phương Đông tim đường cứu nước.

Câu 19: Vì sao Nguyễn Ái Quốc lại ra đi tìm đường cứu nước?

  1. Vì nhận thấy con đường do những người đi trước mở ra sẽ không giải phóng được dân tộc
  2. Vì có lòng yêu nước thương dân tha thiết
  3. Vì sự quyết tâm tìm bằng được con đường cứu nước, giải phóng dân tộc
  4. A, B, C đều đúng

Câu 20: Sự kiện nào dưới đây không tác động đến phong trào đấu tranh ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất?  

  1. Cách mạng tháng Mười Nga (1917) thành công
  2. Sự thành lập Quốc tế Cộng sản (1919)
  3. Sự ra đời của các Đảng Cộng sản trên thế giới
  4. Sự ra đời của trật tự hai cực Ianta.

3. VẬN DỤNG (2 CÂU)

Câu 1: Nguyễn Ái Quốc tham gia đại Hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V(1924) tại Liên Xô vào năm bao nhiêu tuổi?

  1. 33 tuổi
  2. 35 tuổi
  3. 34 tuổi
  4. 30 tuổi

Câu 2: Trước khi Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường giải phóng dân tộc đi theo khuynh hướng vô sản, lịch sử Việt Nam từng chứng kiến những khuynh hướng cứu nước nào diễn ra không thành công?

  1. Khuynh hướng phong kiến và khuynh hướng dân chủ tư sản (những năm đầu thế kỉ XX).
  2. Khuynh hướng phong kiến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
  3. Khuynh hướng dân chủ tư sản và khuynh hướng vô sản (hai thập kỉ đầu trong thế kỉ XX).
  4. Khuynh hướng phong kiến (cuối thế kỉ XIX) và khuynh hướng dân chủ tư sản (đầu thế kỉ XX).

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1: Tên tiếng Pháp của tờ báo “Người cùng khổ” là

  1. Le pera
  2. Le Paira
  3. Le peria
  4. Le praia

Câu 2: Câu thơ sau đây của nhà thơ Chế Lan Viên phù hợp với sự kiện nào trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc: “Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười”?

  1. Khi Người sáng lập ra Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari.
  2. Khi Người đọc luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa.
  3.  Khi Người viết bài và làm chủ nhiệm tờ báo “Người cùng khổ”.
  4. Khi Người dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V (1924).

Câu 3: Chúng ta học được gì từ tấm gương yêu nước, thương dân Nguyễn Ái Quốc?

  1. Bài học về lòng yêu nước, thương dân, khát vọng độc lập dân tộc và phát triển đất nước
  2. Bài học về sự liều lĩnh, táo bạo
  3. Bài học về nghị lực và ý chí quyết tâm, sự nỗ lực, phấn đấu không ngừng
  4. A và C đúng

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 9 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay